Tâm trạng tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối Câu cá mùa thu

Tâm trạng tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối?


Câu 73402 Nhận biết

Tâm trạng tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối?


Đáp án đúng: d

Phương pháp giải

Phân tích Câu cá mùa thu [Thu điếu] --- Xem chi tiết
...

Tâm trạng tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối?

A. Tác giả thấy buồn vì ngồi lâu mà không câu được cá

B. Không gian tĩnh lặng khiến ta cảm nhận nỗi cô đơn man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.

C. Đất nước đang bị thực dân xâm lược, lòng ông không thể ung dung đi câu cá như một ẩn sĩ thực thụ.

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu

Dàn ý cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu

a] Mở bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu

- Khái quát nội dung 2 câu cuối bài : Những tâm sự thầm kín, cảm nhận sâu sắc trong cõi lòng thi nhân.

b] Thân bài:

- Khái quát nội dung của bài Thu điếu

- Dẫn dắt người đọc từ nội dung chung của tác phẩm tới nội dung riêng của 2 câu cuối bài thơ Thu điếu.

"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

- Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp với tư thế ngồi bó gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu cá mà chẳng chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Không gian phải yên tĩnh lắm, tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo lắm thì mới nghe rõ âm thanh nhỏ nhẹ như vậy.

- Từ“cá đâu” là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa gợi ra sự ngỡ ngàng của lòng người. Nhà thơ dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao rất nhỏ.

- Nhà thơ câu cá mà chẳng phải để bắt cá. Câu chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn. Trong lúc câu, thi nhân đã thâu tóm vào lòng những vẻ đẹp tinh diệu của đường nét, màu sắc, hình khối, sự vận động tinh tế, trong sáng của cảnh vật mùa thu. Cảnh thu tuy đẹp mà buồn, buồn vì quá quạnh quẽ, vắng lặng, buồn vì người ngắm cảnh cũng đang chất chứa nỗi niềm thế sự của kẻ sĩ trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã.

- Thu điếu nghĩa là mùa thu câu cá. Sáu câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc... Mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế nhàn: tựa gối ôm cần. Một sự đợi chờ: lâu chẳng được. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa. Âm thanh ấy hòa quyện với một tiếng trên không ngỗng nước nào, như đưa hồn ta về với mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn. Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng.

c] Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về bài thơ Câu cá mùa thu nói chung và 2 câu kết nói riêng.


I. Dàn ýCảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Câu cá mùa thu và hai câu thơ cuối của bài

2. Thân bài

- Khái quát chung nội dung 2 câu thơ cuối của bài: Mở ra bức tranh tâm trạng và những suy tư sâu lắng của nhà thơ.

- Cảm nhận chi tiết:
+ "Tựa gối ôm cần" tư thế ngồi câu cá đầy trầm mặc, suy tư của con người.
+ Nhà thơ ngồi câu cá nhưng dường như không chuyên tâm đến công việc mình đang làm mà đang thả mình theo dòng suy nghĩ nào đó.
+ Câu hỏi "cá đâu" vừa gợi ra sự bất ngờ của tình huống vừa gợi ra sự ngỡ ngàng, mơ hồ của lòng người.
→ Dù đắm chìm trong dòng suy tư nhưng nhà thơ vẫn rất tinh tế, nhạy cảm khi phát hiện âm thanh cá đớp mồi.
+ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: tiếng "cá đớp động" càng làm nổi bật lên vẻ yên tĩnh, vắng lặng của khung cảnh.
+ Nhà thơ đi câu cá như một cái cớ để giúp cho tâm hồn được thư thái.
=> Cảnh thu đẹp nhưng buồn, lòng người tĩnh lặng nhưng lại chất chứa những suy tư, những nỗi niềm về thời thế, cuộc đời.

3. Kết bài

Cảm nhận chung

Soạn bài Câu cá mùa thu [Thu điếu]

THPT Sóc Trăng Send an email
0 15 phút

Soạn bài Câu cá mùa thu [Thu điếu]chi tiết và đầy đủ nhất do THPT Sóc Trăng biên soạn với nội dung tóm tắt kiến thức cơ bản và gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập luyện tậptrang 21, 22 SGK.

Với nhữnghướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoadưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩmnày.

Cùng tham khảo…

Bạn đang xem: Soạn bài Câu cá mùa thu [Thu điếu]

Bài viết gần đây
  • Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

  • Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu [Thu điếu] của Nguyễn Khuyến

  • Bình giảng đoạn trích Tình yêu và thù hận

  • Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia

Với nội dungsoạn bài Câu cá mùa thu [Thu điếu] sau đây, hi vọng các em sẽ đạt được những mục tiêu sau:

  • Cảm nhận đượcvẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ.
  • Thấy được nghệ thuật tảcảnh, tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.

Nội dung

    • 0.1 A – Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm
  • 1 B – Hướng dẫn soạn bàiCâu cá mùa thu chi tiết
    • 1.1 I. Soạn bài Câu cá mùa thu ngắn nhất
    • 1.2 II. Soạn bài Câu cá mùa thu chi tiết
    • 1.3 Luyện tập Câu cá mùa thu
    • 1.4 III.Soạn bài Câu cá mùa thu chương trình nâng cao
    • 1.5 C – Tổng kết Câu cá mùa thu

A – Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Nguyễn Khuyến

– Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam và tên tuổi của ông gắn liền với chùm thơ thu. Chùm thơ thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ ở cả hai ph­ương diện thi pháp và tư­ tư­ởng.

–Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc

–Nguyễn Khuyến sáng tác cả thơ, văn, câu đối, nhưng thành công hơn cả là thơ cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.

– Thơ Nguyễn Khuyến vừa ghi lại tâm sự của ông trong những năm tháng nghỉ ở quê nhà vừa miêu tả đời sống và phong cảnh quê hương. Thơ thu của ông thể hiện một tâm hồn giàu cảm xúc, tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài hoa, giàu chất họa, thể hiện tình yêu quê hư­ơng tha thiết và tấm lòng không nguôi trăn trở về dân tộc, đất nước.

2. Tác phẩm: Bài thơ Câu cá mùa thu [Thu điếu]

Bài thơ Câu cá mùa thu

THU ĐIẾU

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Bài thơ “Câu cá mùa thu“ là một trong chùm ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

– Hoàn cảnh sáng tác Thu điếu:được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

Thể loại: thơ trữ tình phong cảnh.

Thể thơ: Câu cá mùa thu [Thu điếu] thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

– Bố cục

Câu cá mùa thu có bố cục như sau:

+ Phần 1 [hai câu đầu]: giới thiệu việc câu cá mùa thu

+ Phần 2 [bốn câu tiếp]: cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

+ Phần 3 [còn lại]: tâm trạng của tác giả

Nội dung chính: Bài thơ là một bức tranh đẹp về mùa thu ở làng quê Việt Nam, một không gian thu trong trẻo, thanh sạch và bình yên với những hình ảnh, đường nét xinh xẻo. Trong bài thơ xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình đầy tâm sự. Đó là một con ngư­ời có tâm hồn thanh cao, yêu cuộc sống thanh bạch nơi làng quê, dù sống cuộc sống nhàn tản của một ẩn sĩ nhưng trong lòng luôn chất chứa đầy suy t­ư. Tác giả mượn chuyện câu cá để bộc lộ tâm trạng. Bài thơ là một bức họa bằng ngôn từ thể hiện được tài năng và tấm lòng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

3. Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu

Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu cho các em học sinh dễ dàng ghi nhớ và phân tích bài thơ được dễ dàng nhất.


Xem chi tiết:Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu

I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm khi phân tích bài Câu cá mùa thu

1. Tác giả

Trước khi bước vào Phân tích bài Câu cá mùa thu, hẳn các bạn cũng biết, chúng ta cần có bước khái quát một vài nét chính của tác giả Nguyễn Khuyến.
Có thể giới thiệu như sau về Nguyễn Khuyến. Tác giả Nguyễn Khuyến [1835 - 1909] là người con sinh tại vùng đất Nam Định nhưng ông lại có khoảng thời gian lớn lên và gắn bó với xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tuy gia đình nhà nho của ông phải sống cuộc sống vất vả nhưng Nguyễn Khuyến đã vượt khó và bằng tố chất sẵn có của mình, ông vượt qua các kì thi khoa bảng một cách xuất sắc: cả ba kì thi đều đỗ đầu [từ năm 1864 đến năm 1871]. Đó là lí do mà người đời thường gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ. Dù có công danh nhưng Nguyễn Khuyến lại chọn sống một cuộc sống bình dị, chân phương nơi quê nhà với công việc dạy học chứ không chọn ra làm quan cả cuộc đời. Đó là con người có tài năng và phẩm chất thanh cao. Ở ông có những biểu hiện rất đặc biệt cho tấm lòng yêu nước sâu sắc thế nên suốt cuộc đời mình, ông đều thể hiện thái độ bất hợp tác với thực dân Pháp một cách kiên quyết.


Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Khuyến vào nền văn học dân tộc nước nhà chính là ở mảng thơ Nôm, dù ông có viết cả những tác phẩm chữ Hán. Tác phẩm của Nguyễn Khuyến dù được nhà thơ thể hiện dưới hình thức nào đi chăng nữa thì hiển hiện rõ ràng và nhất quán nhất là tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

2. Bài thơ Câu cá mùa thu

Một bước không thể thiếu trong Phân tích bài Câu cá mùa thu là giới thiệu đôi nét về tác phẩm. Câu cá mùa thu là bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật và nằm trong chùm thơ mùa thu gồm 3 bài. Cũng nằm trong hệ thống những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước của Nguyễn Khuyến và cụ thể hơn thì Câu cá mùa thu được tác giả thể hiện qua bằng chủ đề bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.

Video liên quan

Chủ Đề