Tập tính nào sau đây là tập tính học được

Ví dụ nào sau đây là tập tính học được?

Ví dụ nào sau đây là tập tính học được?

A. Đàn ngỗng con mới nở đi theo ngỗng mẹ.

B. Vẹt nói được tiếng người.

C. Ve kêu vào mùa hè.

D. Ếch kêu vào mùa sinh sản.

Câu 1: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau: 

  • B. bẩm sinh, học được
  • C. bẩm sinh, hỗn hợp
  • D. học được, hỗn hợp

Câu 2: Cho các tập tính sau ở động vật:

  1. Sự di cư của cá hồi
  2. Báo săn mồi
  3. Nhện giăng tơ
  4. Vẹt nói được tiếng người
  5. Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
  6. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
  7. Xiếc chó làm toán
  8. Ve kêu vào mùa hè

Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?

  • B. Tập tính bẩm sinh: [1], [2], [6], [8] ; Tập tính học được: [3], [4], [5], [7]
  • C. Tập tính bẩm sinh: [1], [3], [5], [8] ; Tập tính học được: [2], [4], [6], [7]
  • D. Tập tính bẩm sinh: [1], [3], [6], [7] ; Tập tính học được: [2], [4], [5], [8]

Câu 3: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

  • A. Tập tính kiếm ăn
  • B. Tập tính di cư
  • D. Tập tính sinh sản

Câu 4: Xét các đặc điểm sau:

  1. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể
  2. Rất bền vững và không thay đổi
  3. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện
  4. Do kiểu gen quy định

Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:

  • A. [1] và [2]        
  • B. [2] và [3]
  • D. [1], [2] và [4]

Câu 5: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

  1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản
  2. Chúng có tuổi thọ ngắn
  3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron
  4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triền

Tổ hợp ý đúng là: 

  • A. 1, 2, 4
  • C. 1, 2, 3, 4
  • D. 2, 3, 4

Câu 6: Cho các trường hợp sau :

  1. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững
  2. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi
  3. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi
  4. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền

Điều không đúng với sự hình thành tập tính học được là

  • B. [2], [3] và [4]
  • C. [1], [2] và [3]       
  • D. [1], [2] và [4]

Câu 7: Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập: 

  • A. in vết
  • C. điều kiện hóa
  • D. học ngầm

Câu 8: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 9: Nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập:

  • A. in vết
  • B. quen nhờn
  • D. điều kiện hóa

Câu 10: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  • A. học được        
  • C. hỗn hợp        
  • D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 11: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Tập tính học được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm
  • B. Tập tính học được có thể thay đổi và rất đa dạng
  • D. Số lượng tập tính học được không hạn chế

Câu 12: Xét các trường hợp sau :

  1. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính
  2. Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính
  3. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính
  4. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

Câu 13:  Xét các phát biểu sau đây :

  1. Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên
  2. Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững
  3. hầu hết tập tính học được đều bền vững
  4. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh
  5. Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết
  6. Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định

Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính ?

Câu 14: Tập tính động vật là

  • A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường [bên trong hoặc bên ngoài cơ thể], nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
  • B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
  • C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường [bên trong hoặc bên ngoài cơ thể], nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

Câu 15: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là

  • A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
  • B. kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
  • C. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động

Câu 16: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

  • B. kích thích của môi trường kéo dài
  • C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
  • D. kích thích của môi trường mạnh mẽ

Câu 17: Khi nói về tập tính bẩm sinh của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Sinh ra đã có
  • B. Mang tính bản năng
  • D. Được quy định trong kiểu gen

Câu 18: Xét các tập tính sau :

  1. người thấy đèn đỏ thì dừng lại
  2. Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu
  3. Ve kêu vào mùa hè
  4. Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc
  5. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

  • A. [2] và [5]       
  • C. [3] và [4]       
  • D. [4] và [5]

Câu 19: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?

  1. thức ăn
  2. hoạt động sinh sản
  3. hướng nước chảy
  4. thời tiết không thuận lợi

Câu 20: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  • A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
  • B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
  • C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể


Xem đáp án


Đề bài

Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được:

- Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay di bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ [dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ].

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm [ca dao].

- Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sáng màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Lời giải chi tiết

- Tập tính của tò vò, chuồn chuồn là tập tính bẩm sinh.

- Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại là tập tính học được.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Tập tính học được là một nội dung kiến thức trong bộ môn sinh học, dùng để chỉ tập tính của động vật. Vậy tập tính học được là gì, ví dụ về tập tính học được như thế nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua nội dung bài viết Ví dụ về tập tính học được.

Tập tính là gì?

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể của chúng.

Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển. Cụ thể các tập tính của động vật giúp chúng có thể tìm kiếm thức ăn từ bên ngoài môi trường, giúp chúng chạy thoát khỏi những kẻ thù nguy hiểm, giúp chúng thích nghi với môi trường sống dưới nước hoặc trên cạn của mình.

Các loại tập tính của động vật:

Dựa vào thời gian hình thành tập tính có thể phân biệt 2 loại tập tính chính là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: Nhện chăng tơ, thú con bú sữa mẹ

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

Cơ sở của tập tính là các phản xạ. Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen quy định, bền vững, không thay đổi. Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi.

Tập tính học được là gì?

Tập tính học được là một loại tập tính của động vật được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: Động vật thường chạy trốn khi bị con người đuổi bắt, mèo bắt chuột để làm thức ăn, chó tiết nước bọt khi thấy mùi thức ăn ngon, khỉ biết bắc ghế lấy thức ăn trên cao…

Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi.

Một số loại tập tính ở động vật

– Tập tính kiếm ăn

Thứ ăn là yếu tố để nuôi sống động vật, do đó, chúng cần có những cách thức khác nhau để tìm kiếm thức ăn. Tác nhân kích thích động vật tìm kiếm thức ăn là: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.

Động vật khi sinh ra và trong quá trình lớn lên chúng có tập tính học được, tức là học tập cách kiếm thức ăn từ bố mẹ chúng. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.

Các hoạt động tìm kiếm thức ăn của động vật bao gồm: rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn.

Ví dụ: Hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình đuổi bắt chuột.

– Tập tính bảo vệ lãnh thổ

Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.

Ví dụ: cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu; chó, mèo, hổ … đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.

– Tập tính sinh sản

Tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài [nhiệt độ] hoặc bên trong [hoocmon] gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non, … Tập tính sinh sản giúp cho động vật duy trì và phát triển nòi giống của mình.

Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài [thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra …] và môi trường trong [hoocmon sinh dục]

Ví dụ: chim trống tạo ra chiếc tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim mái

– Tập tính di cư

Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản. Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy. Tập tính di cư của động vật giúp chúng tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.

Ví dụ: Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản.

– Tập tính xã hội

Tập tính xã hội là tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc [hươi, nai, voi, khỉ, sư tử, … có con đầu đàn,] có tập tính vị tha [ong thợ trong đàn ong, kiến lính trong đàn kiến], …

Một số hình thức học tập ở động vật

– Quen nhờn

Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm.

Ví dụ: Khi có bóng đen trên cao lặp lại nhiều lần mà không nguy hiểm gì thì gà con không chạy đi ẩn nấp nữa.

– In vết

In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim.

Ví dụ: Ngỗng xám con đã in vết nhà tập tính học Konrad Lorenz và đi theo ông.

– Điều kiện hóa đáp ứng

Điều kiện hóa đáp ứng: là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.

– Học ngầm

Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự.

– Học khôn

Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới.

Ví dụ: Tinh tinh biết xếp thùng gỗ chồng lên nhau để lấy thức ăn

Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.

Cá voi con sẽ học cách ép mỏ vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa.

Trước kì ngủ đông, các con gấu thường cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng chuẩn bị cho việc không ăn trong suốt mùa đông.

Chim non học tập để có thể bay.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Ví dụ về tập tính học được. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề