Tên gọi các bộ phận xe máy

Hiện nay xe máy được xem là phương tiện giao thông được sử dụng rộng rãi nhất bởi độ nhỏ gọn cùng nhiều tính năng tiện lợi. Để có cái nhìn tổng quát về phương tiện này, đồng thời hiểu sâu hơn về cấu tạo xe máy, chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin sau đây.

Tóm tắt

  • Nhu cầu sử dụng xe máy của người Việt như thế nào?
  • Tìm hiểu về cấu tạo xe máy số
  • Cấu tạo xe máy điện

Nhu cầu sử dụng xe máy của người Việt như thế nào?

Theo số liệu thống kê, tổng số xe máy ở Việt Nam, bao gồm cả xe máy đã không sử dụng lên đến 42.818.527 chiếc xe máy. Một phép tính đã được đưa ra rằng nếu so sánh số lượng xe máy với tổng số 90,5 triệu người dân Việt Nam thì trung bình cứ 1000 người dân sẽ có khoảng 460 người sở hữu xe máy.

Lý do xe máy trở thành loại phương tiện thông dụng như vậy là vì có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ rất dễ di chuyển và sử dụng. Kết cấu của những chiếc xe máy rất phù hợp với địa hình giao thông tại Việt Nam, có thể di chuyển linh hoạt đến các ngõ hẻm, khi cất giữ không chiếm quá nhiều diện tích không gian.

Hiện nay, những chiếc xe máy ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống bởi phương tiện này có khả năng vận hành linh hoạt, tiện lợi.

Tìm hiểu về cấu tạo xe máy số

Nhìn chung, trên thị trường có rất nhiều loại xe và dòng xe khác nhau, mỗi mẫu xe sẽ có cấu tạo riêng nhưng đa phần các loại xe máy đều có chung các bộ phận chính như sau: Khung xe, hệ thống phanh, động cơ, ắc quy nổ, thanh truyền. Những bộ phận này đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong kết cấu của bất cứ loại xe máy nào. Ngoài ra, trên xe máy còn được bố trí rất nhiều bộ phận với nhiều chức năng khác như: hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống giảm xóc…

Để có thể hoạt động trong trạng thái tốt nhất, chiếc xe máy được cấu tạo bởi rất nhiều chi tiết, bộ phận khác nhau

Thông thường, một chiếc xe gắn máy sẽ bao gồm các bộ phận sau:

  • Hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển trên xe máy giúp người dùng quan sát, theo dõi trạng thái hoạt động của xe

Bộ phận này có chức năng thay đổi hướng di chuyển của chiếc xe, giữ cho xe chạy chậm ngắt chuyển động từ từ để giữ được độ an toàn khi di chuyển trên đường. Hệ thống điều khiển của xe máy bao gồm: tay lái, dây phanh và các cần điều khiển.

  • Động cơ
Động cơ được đánh giá là bộ phận quan trọng bậc nhất của một chiếc xe máy

Động cơ được xem là trái tim của chiếc xe, có chức năng tiếp nhiên liệu để chiếc xe có thể hoạt động được bình thường. Động cơ của một chiếc xe máy gồm rất nhiều chi tiết và hệ thống ghép lại, có liên hệ mật thiết với nhau. Hệ thống động cơ được lắp bên trong thân xe kèm các bộ phận: Bugi, xi lanh, xăng gió,… để thực hiện chức năng đánh lửa đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt thành cơ năng truyền sang hệ thống truyền động tạo lực cho xe di chuyển. Nhìn chung, trong động cơ của mỗi chiếc xe không thể thiếu các bộ phận sau:

+ Hệ thống phân phối khí

+ Các chi tiết cố định cùng các chi tiết di động

+ Hệ thống làm mát, bôi trơn động cơ

+ Hệ thống đánh lửa [bugi] cho động cơ

+ Hệ thống nhiên liệu [bình xăng]

+ Hệ thống truyền động của xe [bộ ly hợp].

  • Hệ thống di chuyển [hệ thống chuyển động]

Hệ thống truyền động có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến tốc độ và độ êm ái của xe khi vận hành

Hệ thống chuyển động của chiếc xe có nhiệm vụ biến chuyển động quay từ hệ thống truyền chuyển động sang thành chuyển động tịnh tiến để xe có lực vận hành. Ngoài ra, hệ thống chuyển động còn có tác dụng giữ độ êm ái khi chiếc xe di chuyển qua những cung đường kém bằng phẳng.  

  • Hệ thống báo hiệu

Hệ thống báo hiệu là yếu tố bắt buộc cần được trang bị trên xe máy để đảm bảo an toàn

Hệ thống báo hiệu của xe máy bao gồm: đèn pha [chiếu gần + chiếu xa], đèn chiếu sáng bảng điều khiển công tơ mét [trên đầu xe], đèn xi nhan, kèn xe,… Hệ thống này có tác dụng chiếu sáng, báo hiệu hoạt động của xe.

Tất cả những bộ phận trên đều là những bộ phận quan trọng không thể thiếu, được lắp đặt ở hầu hết tất cả các dòng xe số, tay tay ga hoặc xe tay côn.

Cấu tạo xe máy điện

Xe máy điện được biết đến là dòng xe có thiết kế và cấu tạo khác biệt khi sử dụng nguồn nhiên liệu điện để di chuyển. Dòng xe này có đặc điểm là khi di chuyển không phát ra tiếng kêu lớn, rất thân thiện với môi trường. Ngoài ra, những chiếc xe điện có trọng lượng rất nhẹ, dễ vận hành nên rất thích hợp để đối tượng học sinh – sinh viên sử dụng.

Cũng như những chiếc xe máy khác, xe máy điện cũng có cấu tạo bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau hợp thành

Cấu tạo của xe máy điện bao gồm các bộ phận chính sau:

Cấy tạo bên ngoài

  • Khung sườn xe: Phần khung sườn của những chiếc xe máy điện khá chắc chắn, bao gồm: Yếm xe, trục càng bánh trước và bánh sau… những bộ phận này nối liền với nhau cấu tạo thành một bộ khung rắn chắc có khả năng chịu lực, kết hợp với hệ thống giảm xóc tạo nên độ vận hành êm ái. 
  • Khung sườn của những chiếc xe máy điện có kiểu dáng khác nhau tùy từng mẫu xe khác nhau
  • Lốp và vành xe
  • Phanh thắng: Bao gồm phanh thắng điện và phanh thắng đĩa

Cấu tạo bên trong

  • Động cơ với 2 loại: Động cơ được bố trí chổi than và động cơ không có chổi than
  • Pin: Pin ắc quy hoặc pin lithium.

Đặc điểm của những chiếc xe máy điện là khi vận hành sử dụng nguồn nhiên liệu điện là chủ yếu, do đó những chiếc xe này được thiết kế cổng sạc, vị trí sạch pin có thể được lắp đặt tùy theo cấu tạo của từng mẫu xe riêng biệt. Ngoài ra, một số dòng xe máy điện được bố trí ắc quy dự phòng hoặc pin dự phòng để sử dụng trong trường hợp xe đang di chuyển thì hết điện cần nạp thêm nguồn nhiên liệu.

  • Bảng điều khiển điện tử được đặt tại đầu xe

Bài viết trên đã điểm mặt tất cả các bộ phận, chi tiết của một chiếc xe máy. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm về cấu tạo xe máy và có thêm kiến thức để sử dụng tốt chiếc xe của mình. Xin cảm ơn các bạn đã dõi theo bài viết của chúng tôi.

Chủ Đề