Teratoma buồng trứng phải là gì

U quái [tiếng Anh: teratoma] là một khối u được tạo thành từ nhiều loại mô khác nhau, chẳng hạn như tóc, cơ, răng hoặc xương.[1] Chúng thường hình thành ở buồng trứng, tinh hoàn hoặc xương đuôi và ít gặp hơn ở các khu vực khác. Các triệu chứng có thể là tối thiểu nếu khối u nhỏ.[2] Một khối u quái tinh hoàn có thể xuất hiện dưới dạng cục u không đau. Các biến chứng có thể bao gồm xoắn buồng trứng, xoắn tinh hoàn hoặc chảy nước thai nhi.[3][4]

Chúng là một loại u tế bào mầm [một khối u bắt đầu trong các tế bào làm phát sinh tinh trùng hoặc trứng].[1][5] Chúng được chia thành hai loại: trưởng thành và chưa trưởng thành. U quái trưởng thành bao gồm u nang da và thường lành tính. U quái chưa trưởng thành có thể là ung thư.[6] Hầu hết các u quái buồng trứng là dạng trưởng thành.[7] Ở người lớn, u quái tinh hoàn nói chung là ung thư.[8] Chẩn đoán xác định dựa trên sinh thiết mô.[2]

Điều trị u quái xương đuôi, tinh hoàn và buồng trứng nói chung bằng phẫu thuật.[9][10][11] U quái tinh hoàn buồng trứng và chưa trưởng thành cũng thường được điều trị bằng hóa trị.[7]

U quái xảy ra ở xương đuôi cột sống ở khoảng một trong 30.000 trẻ sơ sinh, khiến chúng trở thành một trong những khối u phổ biến nhất ở lứa tuổi này.[12] Nữ giới bị ảnh hưởng thường xuyên hơn nam giới.[9] U quái buồng trứng đại diện cho khoảng một phần tư u buồng trứng và thường được chú ý trong tuổi trung niên.[7] U quái tinh hoàn chiếm gần một nửa số bệnh ung thư tinh hoàn.[13] Chúng có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.[14] Thuật ngữ teratoma trong tiếng Anh xuất phát từ các từ Hy Lạp"quái vật"và"khối u".[15]

  1. ^ a b “NCI Dictionary of Cancer Terms”. National Cancer Institute. ngày 2 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ a b “Sacrococcygeal Teratoma”. NORD [National Organization for Rare Disorders]. 2007. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ Raja, Shahzad G. [2007]. Access to Surgery: 500 single best answer questions in general and systematic pathology [bằng tiếng Anh]. PasTest Ltd. tr. 508. ISBN 9781905635368.
  4. ^ Saba, Luca; Acharya, U. Rajendra; Guerriero, Stefano; Suri, Jasjit S. [2014]. Ovarian Neoplasm Imaging [bằng tiếng Anh]. Springer Science & Business Media. tr. 165. ISBN 9781461486336.
  5. ^ “Mature teratoma”. National Cancer Institute. ngày 2 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ Noor, Mohd Rushdan Md; Hseon, Tay Eng; Jeffrey, Low Jen Hui [2014]. Gynaecologic Cancer: A Handbook for Students and Practitioners [bằng tiếng Anh]. CRC Press. tr. 446. ISBN 9789814463065.
  7. ^ a b c Falcone, Tommaso; Hurd, William W. [2007]. Clinical Reproductive Medicine and Surgery [bằng tiếng Anh]. Elsevier Health Sciences. tr. 749. ISBN 978-0323033091.
  8. ^ Oyasu, Ryoichi; Yang, Ximing J; Yoshida, Osamu [2009]. Questions in Daily Urologic Practice: Updates for Urologists and Diagnostic Pathologists [bằng tiếng Anh]. Springer Science & Business Media. tr. 253. ISBN 9784431728191.
  9. ^ a b Davies, Mark; Inglis, Garry; Jardine, Luke; Koorts, Pieter [2012]. Antenatal Consults: A Guide for Neonatologists and Paediatricians - E-Book [bằng tiếng Anh]. Elsevier Health Sciences. tr. 298. ISBN 978-0729581080.
  10. ^ Price, Pat; Sikora, Karol; Illidge, Tim [2008]. Treatment of Cancer Fifth Edition [bằng tiếng Anh]. CRC Press. tr. 713. ISBN 9780340912218.
  11. ^ Hillard, Paula J Adams; Hillard, Paula Adams [2008]. The 5-minute Obstetrics and Gynecology Consult [bằng tiếng Anh]. Lippincott Williams & Wilkins. tr. 140. ISBN 9780781769426.
  12. ^ Corton, Marlene M; Leveno, Kenneth J; Bloom, Steven L; Hoffman, Barbara L [2014]. Williams Obstetrics 24/E [EBOOK] [bằng tiếng Anh]. McGraw Hill Professional. tr. Chapter 16. ISBN 9780071798945.
  13. ^ Hart, I; Newton, RW [2012]. Endocrinology [bằng tiếng Anh]. Springer Science & Business Media. tr. 157. ISBN 9789401092982.
  14. ^ McDougal, W Scott; Wein, Alan J; Kavoussi, Louis R; Novick, Andrew C; Partin, Alan W; Peters, Craig A.; Ramchandani, Parvati [2011]. Campbell-Walsh Urology 10th Edition Review E-Book [bằng tiếng Anh]. Elsevier Health Sciences. tr. 663. ISBN 978-1455723171.
  15. ^ Chang, Alfred E; Ganz, Patricia A; Hayes, Daniel F; Kinsella, Timothy; Pass, Harvey I; Schiller, Joan H; Stone, Richard M; Strecher, Victor [2007]. Oncology: An Evidence-Based Approach [bằng tiếng Anh]. Springer Science & Business Media. tr. 848. ISBN 9780387310565.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=U_quái&oldid=66722647”

U quái là căn bệnh có tỷ lệ mắc không cao, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người bệnh là vô cùng nguy hiểm. Vậy đây là khối u gì, cách phát hiện ra sao và liệu có cách nào để ngăn chặn chúng hay không? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.

1. Tổng quan về bệnh

U quái có tên tiếng anh là Teratoma được biết đến như một khối u được tạo do quá trình đột biến hiếm gặp, bên trong chứa các mô khác nhau như tóc, cơ, răng,...

Xương cụt, buồng trứng, tinh hoàn là những nơi dễ tìm thấy chúng nhất, chúng cũng có thể xuất hiện ở những nơi khác trong cơ thể nhưng hiếm hơn. Không những xuất hiện nhiều ở nữ giới, loại u này có thể tồn tại trong cơ thể của bất kỳ đối tượng độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người trưởng thành, người cao tuổi.

Có hai loại u quái thường gặp:

  • Nhóm chưa trưởng thành: Những khối u này được liệt kê vào nhóm nguy hiểm, bởi chúng có khả năng phát triển thành các khối u ác tính gây ung thư.

  • Nhóm u trưởng thành: Nhóm này là những khối u lành tính. Được chia thành u nang, u đặc và u hỗn hợp. Nhóm này tuy không gây ung thư tuy nhiên chúng có khả năng tái phát cao sau mỗi lần điều trị.

U quái buồng trứng ở nữ giới

2. Nguyên nhân hình thành các khối u quái là gì

Cơ thể phát triển nhờ vào sự phân chia của các tế bào, tuy nhiên nếu trong suốt quá trình phân chia và biệt hóa có xảy ra hiện tượng đột biến thì các khối u quái sẽ dần được hình thành. Mà chủ yếu là từ các tế bào mầm, đây là loại tế bào có khả năng chuyển hóa thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể.

Chính lý do trên mà trong các khối u này thường được tìm thầy các mô khác như tóc, cơ, xương,... Do đó dựa vào vị trí xuất hiện của chúng, ta có thể biết được chúng được sinh ra từ những tế bào mầm nguyên thủy nào.

Đột biến gen là một trong những nguyên nhân gây ra các khối u này

3. Cách phát hiện những khối u

Những triệu chứng của các khối u này hầu như không mấy rõ rệt khi ở giai đoạn mới xuất hiện. Không những vậy, triệu chứng sau này của chúng cũng khác nhau tùy theo từng vị trí nơi mà chúng tồn tại:

U xuất hiện vùng cùng cụt [u quái xương cụt]:

Một trong những loại u hiếm gặp thường xuất hiện ở vùng xương cụt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng của loại u này đối người mắc bệnh cũng không cao.

U quái vùng xương cụt là sự hiện diện của khối u nơi vùng xương cụt ở trẻ, cùng với những triệu chứng đi kèm như:

  • Táo bón.

  • Đau bụng.

  • Tiểu buốt hay đau rát khi tiểu tiện.

  • Chi suy yếu dần.

  • Vùng mu sưng lên.

U quái buồng trứng:

Một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở nữ giới làm đau quằn quại ở vùng bụng hoặc vùng khung chậu. Không những vậy, khi u quái đi kèm với những căn bệnh khác như: viêm não tự miễn NMDA, khi đó ngoài những triệu chứng vùng dưới, bệnh nhân còn bị ảnh hưởng nặng vùng đầu như: Đau đầu dữ dội, thỉnh thoảng lú lẫn, nặng hơn nữa có thể dẫn đến loạn thần.

U quái tinh hoàn:

Tinh hoàn của nam giới bị sưng lên rõ rệt nếu các khối u này xuất hiện. Kèm với đó là những cơn đau buốt, khó chịu, đôi khi là chảy máu. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp tinh hoàn không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết đa số nam giới đều có khả năng mắc phải bệnh này, tuy nhiên dễ xuất hiện nhất thuộc nhóm từ 20 - 30 tuổi.

U quái tinh hoàn ở nam giới

4. Phương pháp nào điều trị hiệu quả

Cũng như những triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh này cũng phụ thuộc vào từng loại u khác nhau. Mỗi u ở một vị trí, có một kích thước khác nhau sẽ có một phương pháp hiệu quả phù hợp riêng cho nó.

Phương pháp điều trị u quái xương cụt ở trẻ nhỏ:

Tùy theo sức khỏe thai nhi và tình trạng của khối u mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Nếu u nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, thì thai nhi sẽ được sinh ra bình thường. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển mạnh, thai nhi có nguy cơ bị đe dọa, hoặc mẹ có quá nhiều nước ối, lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ sớm hơn dự định.

Nếu u chỉ được phát hiện ngay sau khi sinh, phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ được các bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, những trường hợp phẫu thuật này rất dễ bị tái phát sau 3 năm do đó sau khi phẫu thuật trẻ sẽ được theo dõi kỹ càng hơn.

Ngoài phẫu thuật, trẻ sẽ được điều trị hóa trị bổ sung nếu các khối u là ác tính. Do đó thời gian điều trị sẽ lâu hơn và phức tạp hơn.

Điều trị u quái buồng trứng ở nữ giới:

Thường hiện diện dưới dạng những u nang nhỏ nên những teratoma này dễ dàng được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên phương pháp này cũng khó tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật như: viêm nhiễm phúc mạc. Lúc đấy quá trình điều trị sẽ càng phức tạp hơn.

Đối với những trường hợp u phát triển mạnh hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc cả buồng trứng có u. Việc cắt bỏ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt bởi chúng ta vẫn còn buồng trứng còn lại.

Nhưng đáng lo ngại hơn việc u quái xuất hiện ở cả hai buồng trứng cao hơn là chỉ có ở một bên. Do đó, đối với những bệnh nhân chẳng may mắc bệnh thì rủi ro mất khả năng sinh sản sẽ cao hơn.

U quái tinh hoàn ở nam và phương pháp điều trị:

Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn là phương pháp hiệu quả nhất dành cho điều trị khối u ở tinh hoàn bởi trong trường hợp này hóa trị không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên nếu có trường hợp lây lan và biến chứng thêm nhiều u khác, điều trị bằng hóa trị lúc này vẫn sẽ được áp dụng.

Tuy nhiên, những phẫu thuật này không hoàn toàn mang lại hiệu quả cao, bởi những ảnh hưởng của nó ít nhiều đến số lượng tinh trùng, sức khỏe tình dục từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định hàng đầu

U quái một căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng đa số lại gây ảnh hưởng mạnh đến người bệnh như vô sinh ở nam và nữ. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn có thể điều trị được. Vì vậy thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh và tự nâng cao ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm hai lần tại các cơ sở y tế uy tín!

Video liên quan

Chủ Đề