Tham luận xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn

MỤC LỤCI.Mở đầu……………………………………………………………...... 11.Lý do chọn đề tài……………………………….……………………. 12.Mục đích nghiên cứu……………………………..………………….. 13.Đối tượng nghiên cứu……………………..………………………….. 14.Phương pháp nghiên cứu………………………………..……………. 1II.Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm…………………………………….. 21.Cơ sở lý luận…………………………………………………………... 22.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm …….….. 22.1. Những tồn tại, hạn chế của giáo dục gắn với thực tiễn và rèn luyện kỹnăng sống …………………………………………………………………… 22.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế …………..………………… 33.Nội dung và các giải pháp cơ bản xây dựng trường học: Giáo dục gắnvới thực tiễn và rèn kỹ năng sống …………………………………………... 33.1. Nội dung …………………..……….………………………………… 43.1.1. Bậc học mầm non …………………………………………………….. 43.1.2. Cấp tiểu học …………………..……………………………………… 43.1.3. Cấp THCS …..………………………………………………………… 53.1.3.1. Một số nội dung hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn …………… 53.1.3.1. Một số nội dung hoạt động giáo dục gắn với rèn kỹ năng sống ….… 63.2. Một số giải pháp cơ bản ………………………………..…………….. 63.2.1. Công tác tuyên truyền …………………………………..…………….. 63.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ………………………..63.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất ………………………..………………….. 73.2.4. Công tác quản lý, chỉ đạo …………………………………………….. 73.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp ………….. 93.2.6. Sự phối hợp, tham gia của các ban, ngành, đoàn thể ………..……….. 93.2.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa ……………………………….……….. 93.2.8. Kinh phí thực hiện …………………..……………………….……….. 94.Hiệu quả của Sáng kiến ……………………………………………… 9III. Kết luận, kiến nghị……….…………………………………………… 101.Kết luận…….…………………………………………………………. 102.Kiến nghị……………………………………………………………… 11Tài liệu tham khảoI. Mở đầu1. Lí do chọn đề tài.Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóaxã hội và an ninh-quốc phòng của huyện nhà, ngành Giáo dục Quảng Xương đãtích cực đổi mới, phát triển và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Quymô trường lớp ổn định, toàn huyện có 97 cơ sở giáo dục [trong đó có 30 trườngMầm non, 31 trường Tiểu học, 30 trường THCS, 5 trường THPT, 01 trung tâmGDTX]; công tác Phổ cập giáo dục được giữ vững; chất lượng giáo dục toàndiện được củng cố và phát huy; kết quả học sinh giỏi, các hội thi, kỳ thi cấp tỉnhđều đạt kết quả cao; công tác thi đua khen thưởng, đánh giá xếp loại nhà trườngđược cải tiến, đảm bảo công bằng, khách quan hơn; nền nếp kỷ cương trong giáodục tiếp tục được tăng cường; công tác xây dựng cơ sở vật chất được quan tâmđầu tư; số trường đạt chuẩn Quốc gia tăng nhanh, đến nay đạt tỉ lệ 75.8%. Hàngnăm tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học và tốt nghiệp THCS, THPTđều đạt trên 99%.Tuy nhiên, ở đa số các nhà trường hiện đang thiên về dạy văn hóa, giáodục đạo đức, lối sống mà chưa thực sự quan tâm giáo dục về giáo dục các kỹnăng lao động, kỹ năng sống. Do đó, đa số học sinh đang còn lúng túng khi thaotác, thực hành các hoạt động lao động thông thường; thiếu kỷ năng xử lý cáctình huống thông thường trong cuộc sống; thiếu hiểu biết về kiến thức xã hội,dẫn tới đa số học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp cũng như thiếu linh hoạt trongđời sống. Do vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ở các nhàtrường, cần phải bổ sung các nội dung và giải pháp khắc phục các hạn chế nêutrên. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài "Một số nội dung và giải pháp xây dựngtrường học: Giáo dục gắn với với thực tiễn và rèn kỹ năng sống"2. Mục đích nghiên cứu.Căn cứ vào kiến thức các môn học trong nội dung, chương trình chínhkhóa theo quy định của Bộ GD&ĐT ở từng cấp học, bậc học, đề tài lựa chọn,gợi ý một số nội dung giáo dục gắn với thực tiễn lao động và kỹ năng sống màhọc sinh thường gặp. Từ đó hình thành kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp, kỹnăng xử lý các tình huống thông thường…nhằm đào tạo học sinh phát triển toàndiện, có khả năng thích ứng với giai đoạn hội nhập Quốc tế hiện nay.3. Đối tượng nghiên cứu.Đề xuất các nội dung và giải pháp nhằm vận dụng các kiến thức đã họcvào các hoạt động lao động phổ thông, rèn các kỹ năng sống thông thường chohọc sinh các trường mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn huyện4. Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp tiếp cận vấn đề1- Phương pháp phân tích, tổng hợp- Phương pháp nghiên cứu tài liệu- Phương pháp thống kê, xử lí số liệuII. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng[khóa XI] về "Đổi mới căn bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" [1].Căn cứ vào Nguyên lý giáo dục được quy định tại khoản 2 điều 3 Luậtgiáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005: Hoạt động giáo dục phải được thựchiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đìnhvà giáo dục xã hội [3].Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BGD&ĐT, ngày 28/12/2014 của BộGD&ĐT về việc ban hành quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngvà hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa [2].2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.1. Những tồn tại, hạn chế của giáo dục gắn với thực tiễn và rèn luyệnkỹ năng sốngBên cạnh những kết quả đã đạt được, việc giáo dục gắn với thực tiễn vàrèn luyện kỹ năng sống của ngành giáo dục huyện nhà vẫn còn bộc lộ những hạnchế, yếu kém cần khắc phục đó là:* Đối với giáo dục Mầm non:- Trong các hoạt động thực tiễn nhiều trẻ còn thụ động, nhút nhát, rụt rè;chưa tích cực suy nghĩ, tìm tòi, khám phá...- Về Kỹ năng giao tiếp: Hầu hết trẻ chưa tự tin trong giao tiếp với mọingười xung quanh; trẻ nói năng không mạch lạc, rõ ràng; một bộ phận trẻ chưachủ động trong việc chào hỏi người lớn, bạn bè…- Các kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng tự lập, hình thành kỹ năng làm việcnhóm còn hạn chế. Trẻ chưa được làm quen, chưa được thực hiện nhiều các thaotác tự chăm sóc mình, giúp đỡ người lớn, bạn bè...* Đối với dục phổ thông:- Một bộ phận còn học sinh còn thụ động trong giao tiếp; khả năng nói,thuyết trình trước tập thể, trước đám đông chưa tự tin, thiếu tính thuyết phục…- Nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào đời sống và laođộng; còn lúng túng trong các thao tác kỹ thuật; ít hiểu biết trồng và chăm sócmột số loại cây, chăm sóc vật nuôi thông thường ở địa phương; khả năng sắp2xếp, sửa chữa, bảo dưỡng các vật dụng thông thường trong gia đình còn hạnchế…- Việc vận dụng lý thuyết để phòng, tránh hậu quả xấu có thể xảy ra trongđời sống còn hạn chế, như: Đuối nước, cháy, nổ, ngộ độc, tham gia giao thông;cách phòng tránh một số tai nạn thương tích khi ở nhà, ở trường, ngoài xã hội;phòng chống bạo lực, phòng chống bị xâm hại …- Chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, ngay cảtại gia đình, nhà trường, thôn, phố…- Ngoài ra, nhiều học sinh còn thiếu một số kỹ năng hoặc chưa sâu, như:kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự ra quyết định, kỹ năng địnhhướng nghề nghiệp, lập nghiệp...2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế- Các cấp quản lý giáo dục từ huyện đến cơ sở chưa thực sự quan tâm tớiviệc giáo dục gắn với thực tiễn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.- Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chưa thực sự quan tâm chỉđạo, tạo điều kiện và phối hợp với ngành giáo dục trong việc giáo dục gắn vớithực tiễn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh- Các điều kiện để thực hiện việc giáo dục gắn với thực tiễn và rèn luyện kỹnăng sống còn nhiều hạn chế bất cập:+ Đội ngũ giáo viên, nhân viên ở nhiều trường còn thiếu về số lượng và cơcấu bộ môn. Nghiệp vụ, kỹ năng của giáo viên trong việc việc giáo dục gắn vớilao động và rèn luyện kỹ năng sống còn hạn chế. Việc dạy “chay” vẫn còn phổbiến ở nhiều tiết học, bài học; chưa lồng ghép, tích hợp việc dạy kiến thức cácmôn học gắn với rèn kỹ năng sống và thực tiễn.+ Cán bộ quản lý các nhà trường chưa có nhận thức đầy đủ về giáo dụctoàn diện trong nhà trường. Chưa chỉ đạo giáo viên dạy học gắn liền với thựctiễn, chưa kết hợp với lao động sản xuất. Tổ chức chưa hiệu quả các hoạt độngngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp dạy nghề…+ Điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí của các nhà trường chưa đáp ứngyêu cầu cho việc tổ chức thực hiện các mô hình lao động sản xuất, hoạt động trãinghiệm, rèn kỹ năng sống cho học sinh. Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ chohoạt động thực hành tại các đơn vị đều thiếu…- Các trường chưa thường xuyên phối hợp với gia đình, các tổ chức chínhtrị-xã hội địa phương về giáo dục đạo đức, lối sống cho các em; chưa tổ chứccho các em được tham gia các hoạt động trãi nghiệm; chưa tổ chức cho các emthực hành lao động, sản xuất …3. Nội dung và các giải pháp cơ bản xây dựng trường học: Giáo dụcgắn với thực tiễn và rèn kỹ năng sống.33.1. Nội dungMỗi trường sẽ tự lựa chọn một số nội dung hoạt động để xây dựng kếhoạch thực hiện. Sau đây, đề tài gợi ý một số nội dung giáo dục gắn với thựctiễn và rèn kỹ năng sống cho từng cấp học, bậc học:3.1.1. Bậc học Mầm nonGiáo dục gắn với rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thânGiáo dục trẻ kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể; kỹ năng ứng xử khi bị lạc;kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn; kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham giagiao thông…Giáo dục gắn với rèn Kỹ năng giao tiếpRèn cho trẻ kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông; kỹ năng nói rõràng, mạch lạc; kỹ năng giao tiếp thông thường; kỹ năng sử dụng lời nói để trìnhbày cảm xúc, nhu cầu của bản thân…Giáo dục gắn với rèn Kỹ năng tự lậpGiáo dục cho trẻ hiểu và biết thực hiện thành thạo một số kỹ năng tự phụcvụ trong ăn uống, sinh hoạt, học tập… hàng ngày. Biết giúp người lớn làm mộtsố công việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi. Biết nói lên nhu cầu, nguyện vọng,sở thích riêng của bản thân...Giáo dục gắn với rèn Kỹ năng hoạt động nhómRèn luyện cho trẻ biết thiết lập quan hệ, trao đổi trò chuyện giữa cácthành viên trong nhóm tổ chức các hoạt động hàng ngày, kết hợp hài hòa làmviệc theo nhóm: Biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, người thân; biết hợptác với người khác để hoàn thành những công việc chung đơn giản phù hợp vớilứa tuổi; biết nhận xét một số hành vi đúng sai của con người đối với môitrường, xã hội.3.1.2. Cấp tiểu học* Một số nội dung hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn- Giáo dục gắn với lao động và bảo vệ môi trường:+ Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động: chăm sóc cây, con vật; kỹthuật chế biến một số món ăn thông thường; kỹ thuật cắt, khâu vá, thêu...+ Giáo dục cho học sinh thói quen bảo vệ môi trường: giữ gìn vệ sinhtrường lớp, đường làng, ngõ xóm, bảo vệ nguồn nước, trồng và chăm sóc câyxanh, thu gom rác thải trong trường, khu dân cư; biết tiết kiệm điện nước; ứngphó với biến đổi khí hậu.* Một số nội dung hoạt động giáo dục gắn với rèn kỹ năng sống- Giáo dục gắn với rèn kỹ năng giao tiếp.4Rèn cho học sinh các kỹ năng giao tiếp thông thường; thuyết trình, hùngbiện và tự tin nói trước đám đông; diễn đạt cảm xúc và phản hồi; kỹ năng làmviệc nhóm…- Giáo dục gắn với rèn kỹ năng xử lý một số tình huống thường gặp trongcuộc sốngRèn cho học sinh kỹ năng xử lý một số tình huống thường gặp trong cuộcsống: Sơ cấp cứu ban đầu; kỹ năng xử lý đuối nước; kỹ năng thoát hiểm khi cóhỏa hoạn, động đất; kỹ năng tham gia giao thông an toàn...3.1.3. Cấp THCS3.1.3.1. Một số nội dung hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn* Giáo dục gắn với lao động sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái.- Giáo dục gắn với lao động sản xuất:+ Giáo dục kĩ năng trồng trọt: Thông qua việc xây dựng vườn thuốc nam,vườn sinh vật, xây dựng khu trồng rau sạch hoặc trồng hoa [trên đất hoặc trênchậu, thùng sốp…] hoặc trồng, chăm sóc cây cảnh, cây trong các bồn hoa, chậuhoa, các thảm cỏ trong khuôn viên nhà trường. …+ Giáo dục kĩ năng chăn nuôi thông qua các hoạt động: Nuôi cá [nếu cóao]; Nuôi chim bồ câu; Nuôi thỏ; Nuôi côn trùng có lợi ...+ Giáo dục nghề truyền thống địa phương hoặc sưu tầm nghề truyền thốngở nơi khác về địa phương mình: Mây tre đan, dệt chiếu, làm nón, may mặc, thêuren, nghề chế biến thủy sản ….+ Giáo dục kỹ năng lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các vật dụng thôngthường được sử dụng hàng ngày…+ Giáo dục kỹ năng chế biến, nấu các món ăn truyền thống; may vá, cắtdán, trang trí...- Giáo dục gắn với bảo vệ môi trường sinh thái:Giáo dục học sinh ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong nhàtrường, gia đình và khu dân cư; ý thức thu gom, cách xử lý rác thải; không vứtrác bừa bãi ra môi trường; không sử dụng hóa chất, thuốc thực vật độc hại trongchế biến thực phẩm, trong chăn nuôi, trồng trọt* Giáo dục gắn với văn hóa cộng đồngGiáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa cộng đồng, làng quênhư: các trò chơi dân gian; các làn điệu dân ca, hò vè; lưu giữ các hiện vật vănhóa đã được hình thành trong lao động sản xuất, hoạt động nghệ thuật, đặc biệtlà các hiện vật về lịch sử, cách mạng, trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc...* Giáo dục gắn với du lịch, kinh doanhGiáo dục cho học sinh kỹ năng, hiểu biết về việc các mô hình du lịch về ditích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với kinh doanh các mặt hàng là sản vật của5địa phương. Thông qua đó, rèn kỹ năng làm hướng dẫn viên du lịch, kỹ năngkinh doanh và định hướng nghề nghiệp.3.1.3.2. Một số nội dung hoạt động giáo dục gắn với rèn kỹ năng sống* Giáo dục gắn với rèn kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý.Rèn cho học sinh kỹ năng phân biệt hành vi dũng cảm và liều lĩnh; hànhvi yêu thương và lạm dụng tình dục…Qua đó, hình thành và rèn kỹ năng nhậndiện, biết, hiểu và điều chỉnh cảm xúc của bản thân một cách hợp lý nhằm duytrì trạng thái cân bằng của cơ thể để tránh những căng thẳng vốn không cần thiếttrong cuộc sống. Nâng cao nhận thức về giới tính, nhận thức về sức khỏe, nhậnthức về mối quan hệ xung quanh. Giúp các em học sinh chủ động quyết định vàgiải quyết vấn đề sáng tạo, phân biệt hành vi lạm dụng và hành vi yêu thương;biết vượt qua khó khăn, quản lý thời gian, tổ chức cuộc sống…* Ghi chú: Các nội nêu trên chỉ mang tính chất gợi ý. Khi thực hiện cácđơn vị có thể lựa chọn một số nội dung nêu trên hoặc có thể tự xây dựng nộidung khác phù hợp từng đơn vị. Mỗi một nội dung có phụ lục kèm theo, gợi ýcác nội dung: Yêu cầu cần đạt; các môn học cần bổ trợ; các hình thức tổ chứchoạt động, các bước tiến hành; các điều kiện cần hỗ trợ; dự kiến về thời gianthực hiện nội dung giáo dục trong khóa học; nêu các kết quả, sản phẩm [nếu có].3.2. Một số giải pháp cơ bản3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu của công tácxây dựng trường học "Giáo dục gắn với thực tiễn và rèn kỹ năng sống" trongcán bộ, đảng viên, các cấp các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và các tầnglớp nhân dân. Đặc biệt trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các bậc chamẹ học sinh.- Tạo được sự đồng thuận, phối hợp giáo dục gắn với thực tiễn và rèn kỹnăng sống trong toàn xã hội, trong đó ngành giáo dục là lực lượng nòng cốt đểmọi người tham gia thực hiện mô hình, bổ sung cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phícho các hoạt động của mô hình.- Thường xuyên đổi mới, đa dạng hơn về nội dung và hình thức tuyênchuyền; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong nhân dân, làm động lựcquan trọng để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và tham gia trong quátrình xây dựng mô hình trường học mới.3.2.2. Xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ Cán bộ quản lý giáo dụcvà giáo viên về việc thực hiện giáo dục gắn với thực tiễn và rèn luyện kỹ năngsống cho học sinh- Đối với cán bộ quản lý trường học:+ Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về khả năng, kỹ thuật xây dựngdựng kế hoạch, chương trình thực hiện đề án.6+ Bồi dưỡng ý thức đổi mới cách nghĩ, cách làm, phương pháp quản lý,phương pháp giáo dục; luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng về công tác quản lý,chỉ đạo chuyên môn trong đội ngũ cán bộ quản lý. Đặc biệt, tự bồi dưỡng về khảnăng điều hành, tổ chức thực hiện mô hình trường học mới.- Đối với giáo viên:+ Trước hết, bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực thiết kế giáo án, chươngtrình giáo dục gắn với thực tiễn; bồi dưỡng khả năng, kỹ thuật tổ chức các hoạtđộng rèn kỹ năng sống cho học sinh.+ Thực hiện nghiêm túc chương trình các môn học, nâng cao hiệu quả dạyhọc tích hợp liên môn và đổi mới phương pháp dạy học; căn cứ vào từng nộidung bài học cần lồng ghép, tích hợp các môn học liên hệ với thực tế để học sinhcó định hướng, vận dụng kiến thức vào xử lý các tình huống trong cuộc sống.Đồng thời tổ chức các hoạt động nội khóa, ngoại khóa; tham mưu cho BGH tổchức hoạt động trãi nghiệm thực tế để khắc sâu kiến thức và rèn kỹ năng chohọc sinh...- Lực lượng tham gia bồi dưỡng: Xây dựng lực lượng báo cáo viên, cộngtác viên gồm các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban, ngành chuyênmôn, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, cấp tỉnh; lãnh đạo các xã, thị trấn, các doanhnghiệp, thợ lành nghề, nông dân giỏi... tham gia giảng dạy, hướng dẫn về chuyênmôn, kỹ năng, kỹ thuật, về kiến thức khác phục vụ cho triển khai thực hiện đề áncho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất- Tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các địa phương, các trường họcquy hoạch lại các khối công trình giành quỹ đất xây dựng bồn hoa, cây cảnh;khu sản xuất [trồng trọt, chăn nuôi...], khu xây dựng các mô hình vườn trường.Huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất trường học,như xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng, khu giáo dục thể chất, góc vậnđộng...theo hướng đạt chuẩn Quốc gia.- Các nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa hỗ trợ thêm kinh phí để muasắm, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học và các vật dụng khác phục vụ chocác hoạt động lao động, các cuộc thi, hội thi, hội chợ, các hoạt động trãinghiệm...phục vụ cho việc giáo dục, rèn các kỹ năng theo yêu cầu của đề án3.2.4. Công tác quản lý, chỉ đạo.- Đối với phòng GD&ĐT: Triển khai, hướng dẫn các đơn vị trường họcxây dựng kế hoạch thực hiện đề tài; Phối hợp với các phòng, đơn vị chuyênmôn...tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên trongngành; phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện bổ sung, điều7tiết giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu bộ môn; tổ chức cho cácnhà trường đi học tập một số mô hình trong và ngoài tỉnh...- Ban giám hiệu các trường:- Đối với phòng GD&ĐT: Triển khai, hướng dẫn các đơn vị trường họcxây dựng kế hoạch thực hiện đề án; Phối hợp với các phòng, đơn vị chuyênmôn...tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên trongngành; thẩm định, phê duyệt nội dung chương trình rèn kỹ năng sống cho cáctrường; phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện bổ sung, điềutiết giáo viên đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu bộ môn; tổ chức cho cácnhà trường đi học tập một số mô hình trong và ngoài tỉnh...- Ban giám hiệu các trường:+ Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án: Căn cứ vào tình hình thực tế củađơn vị lựa chọn một số nội dung mô hình để xây dựng kế hoạch và tổ chức thựchiện. Nhà trường xây dựng kế hoạch theo các bước: BGH xây dựng dự thảo kếhoạch; tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp [thành phần hội nghị gồm: Toàn thểHội đồng trường; đại diện BTV đảng ủy, UBND, các tổ chức đoàn thể địaphương; đại diện cha mẹ học sinh; đại diện các doanh nghiệp, trang trại, thợ lànhnghề địa phương...]; bổ sung các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp vào kế hoạch;báo cáo UBND xã, thị trấn phê duyệt kế hoạch.Việc lựa chọn nội dung và các giải pháp thực hiện mô hình giáo dục gắnvới thực tiễn, các trường cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiệncụ thể của địa phương, nhà trường. Chẵng hạn, có thể lựa chọn các mô hìnhtrong nhà trường [xây dựng vườn sinh vật, vườn thuốc nam, vườn địa lý, trồngtrọt, chăn nuôi...], hoặc ngoài nhà trường [thực hành ở trang trại, gia trại, cánhđồng mẫu lớn, các công trình khác tại địa phương...].+ Xây dựng chương trình cho từng nội dung giáo dục gắn với thực tiễn vàrèn kỹ năng sống [Chương trình xây dựng cụ thể nội dung, số tiết lý thuyết, thờigian thực hành, vận dụng cho từng nội dung]; nội dung chương trình phải đượcphòng GD&ĐT thẩm định, phê duyệt trước khi triển khai.+ Khi xây dựng chương trình các đơn vị cần sử dụng tối đa thời gian đượcquy định của bộ GD&ĐT như thời gian sinh hoạt 15 phút đầy giờ, tiết chào cờ,tiết sinh hoạt lớp; các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướngnghiệp, lao động...+ Xây dựng phương án về kinh phí hỗ trợ cho giáo viên tham gia giảngdạy cho nội dung rèn kỹ năng sống [chỉ hỗ trợ các tiết thừa giờ...]. Kinh phí hỗtrợ được trích từ ngân sách của nhà trường, của cấp trên và các nguồn huy độnghợp pháp khác.+ Căn cứ thời lượng cần thiết nêu trên, các nhà trường sử dụng các tiếtchào cờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớptheo quy định của Bộ GD&ĐT để lồng ghép nội dung chương trình giáo dục. Số8tiết học còn lại bố trí học ngoài giờ và được tính theo thông tư 04/2014/TTBGD&ĐT, ngày 28/12/2014 của Bộ GD&ĐT.+ Chỉ đạo, tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cáchoạt động trãi nghiệm cho học sinh.+ Tổ chức các cuộc thi, hội thi, hội chợ...với các chủ đề gắn với thực tiễnvà rèn kỹ năng sống.+ Mời các đồng chí lãnh đạo địa phương, thợ, công nhân lành nghề, chủcác doanh nghiệp, trang trại, cán bộ chuyên môn... trên địa bàn tham gia giảngdạy, hướng dẫn thực hiện các quy trình lao động sản xuất, kinh doanh và rèn kỹnăng khác cho học sinh.- Về nội dung: Nếu các đơn vị đưa các nội dung về rèn kỹ năng sống chohọc sinh, thì các trường chủ động xây dựng chương trình và trình phòngGD&ĐT thẩm định, phê duyệt theo quy định tại thông tư 04/2014/TTBGD&ĐT, ngày 28/12/2014 của Bộ GD&ĐT.3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền cáccấp đối với công tác XD mô hình trường học "Giáo dục gắn với thực tiễn vàrèn kỹ năng sống"- Nhiệm vụ thực hiện đề án được đưa vào nghị quyết của cấp uỷ, HĐNDcác cấp. Đồng thời, hàng năm giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho ngành giáo dục, cácnhà trường phấn đấu, thực hiện.- UBND cấp huyện, cấp xã chỉ đạo ngành giáo dục, các trường xây dựngkế hoạch thực hiện đề án; duyệt kế hoạch thực hiện hàng năm và đưa vào tiêuchí đánh giá thi đua hàng năm.- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện mô hình. Định kỳ và độtxuất tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, đồngthời bổ sung những giải pháp mới để thực hiện tốt đề án.- Có chính sách ưu tiên, hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng CSVC nhàtrường, tạo thêm quỹ đất cho các trường học [nếu có thể], tăng cường chỉ đạocông tác XH hoá giáo dục, huy động sức mạnh cộng đồng tham gia XD mô hìnhtrường học " Giáo dục gắn với thực tiễn và rèn kỹ năng sống".- Việc thực hiện đề án là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá xếp loại,thi đua-khen thưởng cho các trường học và các xã, thị trấn; có hình thức khenthưởng cho các đơn vị có mô hình tốt, hiệu quả cao.3.2.6. Sự phối hợp, tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, phòngchuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện, các địa phương, chủ cácdoanh nghiệp, trang trại... như làm giảng viên, trợ giảng, hướng dẫn các quytrình kỹ thuật cho học sinh thực hành, trãi nghiệm khi các nhà trường cần hoặctham gia làm giảng viên tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộgiáo viên ngành giáo dục.9Các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở phối hợp với các trường tổ chức cáchoạt động cho học sinh, như: chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, các di tích lịc sử-vănhóa; làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phố...3.2.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động kinh phí tạo nguồnlực cho công tác xây dựng mô hình trường học "Giáo dục gắn với thực tiễnvà rèn kỹ năng sống"- Từng bước tăng kinh phí xây dựng CSVC trường học từ nguồn ngânsách nhà nước, ngân sách địa phương, từ kinh phí sự nghiệp giáo dục và học phí.Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tỉnh, từ các chương trình mục tiêu...- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn đóng gópcủa nhân dân, cha mẹ học sinh, cá nhân, tổ chức trong và ngoài các địaphương... Đặc biệt, kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân trong và ngoài địa phương; con em Quảng Xương làm ăn xa quê quantâm, hỗ trợ cho các hoạt động trong nhà trường.- Đảng ủy, UBND cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể vận độngđoàn viên, hội viên, hội cha mẹ học sinh huy động các nguồn lực, vật lực hỗ trợnhà trường. Đồng thời tham gia cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động trãinghiệm thực tế, thực hiện mô hình.- Đẩy mạnh hoạt động của hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học...nhằmthực hiện tốt môi trường giáo dục giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội.3.2.8. Về kinh phí- Hàng năm, tham mưu cho UBND huyện hỗ trợ kinh phí [từ nguồn ngânsách huyện] cho các đơn vị thực hiện đề tài.- Kinh phí còn lại: Trích từ kinh phí nghiệp vụ của trường và huy động từcác tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm và phụ huynh học sinh.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmSau một năm thực hiện thí điểm ở 03 trường [Trường Mầm non Thị Trấn,Trường Tiểu học Quảng Phong, Trường THCS Nguyễn Du] Kết quả đạt đượcvề giáo dục gắn với thực tiễn và rèn luyện kỹ năng sống như sau:4.1. Đối với bậc học mầm non:Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã được các nhà trường thực hiệnlồng ghép vào tất cả các hoạt động. Thông qua các hoạt động, đa số trẻ biết phânbiệt được nơi chơi, đồ chơi an toàn và không an toàn; biết phân biệt được ngườilạ, người quen, không nhận quà hoặc đi theo người lạ khi chưa có ý kiến củangười lớn. Trẻ mẫu giáo từ 5 đến 6 tuổi hiểu được một số hành động xâm phạmtrẻ em, có thể biết gọi sự trợ giúp của người thân khi gặp nguy hiểm, nhớ tên bốmẹ, cô giáo, địa chỉ gia đình, tên trường; không ăn, uống các loại thức ăn chưađược nấu chín, nấu sôi... cụ thể:10Nội dung giáo dục gắn với rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân:- 100% Trẻ biết tránh xa những nơi gây nên tai họa [đuối nước, điện giật,dao kéo, bếp nấu, nước sôi, đồ dùng nước tẩy rửa nhà vệ sinh…], biết la to nhờngười xung quanh giúp đỡ hoặc gọi điện thoại cho người thân khi cần thiết [bịđau bụng, bị ngã, chảy máu cam, tai nạn, bắt cóc,…]- 100% Biết ứng xử khi có người lạ đến cho quà dụ dỗ, không tự ý mộtmình đi chơi hoặc đến nơi đông người.- 100% Không ăn thức ăn bị ôi thiu, thức ăn lạ, quá hạn sử dụng, biết nhắcnhở người lớn mua đồ cần xem nhãn mác, hạn sử dụng. Khi ốm biết uống thuốccho nhanh khỏi.- 88% Trẻ biết được một số biển báo, đường đi cơ bản, cách sang đường,đội mũ bảo hiểm khi ngồi mô tô, xe máy.- 92% Trẻ nhớ được số điện thoại của bố mẹ, cô giáo, một số người thân,tên trường, lớp, tên cô giáo chủ nhiệm, tên cô HT, PHT, địa chỉ gi đình, têntrường MN,...- 86% Hiểu được hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, không lại gần ngườiđang hút thuốc, thể hiện được thái độ không đồng tình với người hút thuốc lá vànói được một số tác hại thông thường của thuốc lá.Nội dung giáo dục gắn với rèn kỹ năng giao tiếp:78% số trẻ mạnh dạn, tự tin trước đám đông; nói rõ ràng, mạch lạc; kỹ nănggiao tiếp thông thường; sử dụng lời nói để bày cảm xúc, nhu cầu của bản thân…Nội dung giáo dục gắn với rèn kỹ năng tự lập:72% số trẻ hiểu và biết thực hiện thành thạo một số kỹ năng tự phục vụtrong ăn uống, sinh hoạt, học tập… hàng ngày. Biết giúp người lớn làm một sốcông việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi. Biết nói lên nhu cầu, nguyện vọng, sởthích riêng của bản thân...Nội dung giáo dục gắn với rèn kỹ năng làm việc nhóm:76% trẻ biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ bàn bè, người thân, nói được sởthích của mọi người gần gũi xung quanh trẻ như: bạn bè, người thân, cô giáo…Nhận biết và chia sẻ với người thân và bạn bè khi vui, buồn, ốm đau…81% trẻ có ý thức cư xử và đối xử công bằng với bạn bè trong nhóm chơi,thể hiện sự thân thiện, vui vẻ đoàn kết, biết cùng nhau giải quyết mâu thuẫn giữacác bạn.73% trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau cùng với bạn bè, cô giáo,người lớn …để làm một sản phẩm, hay công việc phù hợp.4.2. Đối với cấp Tiểu học:Đa số học sinh đã có được những kĩ năng cơ bản về giao tiếp ứng xử, kỹnăng về lao động tự phục vụ cho bản thân, gia đình; kỹ năng xử lý một số tìnhhuống thông thường trong cuộc sống như phòng tránh tai nạn khi tham gia giaothông, khi lao động, hoạt động theo nhóm… cụ thể:Nội dung giáo dục gắn với rèn kỹ năng lao động:- 100% học sinh lớp 4, 5 biết trồng, chăm sóc một số loại rau theo mùatrong gia đình và vườn trường; biết chăm sóc một số vật nuôi trong gia đình.11- 72% học sinh lớp 5 biết chế biến một số món ăn thông thường.- 76% học sinh lớp 5 có những kĩ năng cơ bản về cắt, dán, khâu vá; thêuthùa; đan một số một số vật dụng thông thường trong gia đình.Nội dung giáo dục gắn với bảo vệ môi trường:100% học sinh có thói quen bảo vệ môi trường: giữ gìn vệ sinh trườnglớp, đường làng, ngõ xóm, bảo vệ nguồn nước, trồng và chăm sóc cây xanh, thugom rác thải trong trường, khu dân cư; biết tiết kiệm điện nước.Nội dung giáo dục gắn với kỹ năng giao tiếp:92% học sinh lớp 5 có kĩ năng cơ bản về giao tiếp với bạn bè, người xungquanh; khả năng hùng biện, nói một cách tự tin trước đám đông; diễn đạt ý kiến,cảm xúc của cá nhân một cách logic, khoa học và thuyết phục người nghe; trongquá trình giao tiếp học sinh thể hiện được sự lắng Rèn cho học sinh các kĩ nănggiao tiếp thông thường; thuyết trình, hùng biện và tự tin nói trước đám đông;diễn đạt cảm xúc và phản hồi; làm việc nhóm [làm việc đồng đội], nghe, phảnhồi một cách tích cực và lịch sự; chủ động tương tác khi làm việc nhóm.Nội dung giáo dục gắn với rèn kỹ năng xử lý tình huống:96% học sinh lớp 5 có thể vận dụng kiến thức và hành vi đã học vào việcxử lí một số tình huống gặp trong cuộc sống [sơ cấp cứu ban đầu; xử lý đuốinước; thoát hiểm khi có hỏa hoạn, động đất; tham gia giao thông an toàn...] đúngcách, an toàn.4.3. Đối với cấp THCS:Nội dung giáo dục gắn với lao động sản xuất [trồng trọt và chăn nuôi]:- 95% học sinh có một số kỹ năng cơ bản về nuôi, trồng và chăm sóc cácloại cây trồng, vật nuôi.- 100% học sinh yêu lao động và bảo vệ thành quả lao động, có tráchnhiệm với bản thân, cộng đồng.Nội dung giáo dục gắn với xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái:100% học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tại gia đình, nhà trường, cộngđồng; tự thực hiện cũng như tham gia cùng tập thể làm vệ sinh, thu gom rác thải,đổ rác đúng nơi quy định, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tiết kiệm điện, nước…- 100% học sinh biết giũ gìn sách vở đồ dùng học tập...bảo quản sử dụnghợp lí.Nội dung giáo dục gắn với văn hóa cộng đồng:- 100% học sinh có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng phân tích,tổng hợp, kỹ năng giải quyết các tình huống trong hoạt động sưu tầm, giới thiệu.- 100% học sinh biết cách sưu tầm và bảo vệ hiện vật; viết các bài giớithiệu phong tục tập quán văn hóa, các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca...;12Hiểu và tham gia các hoạt động văn hóa trên quê hương; bảo tồn, gìn giữ, pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống.- 100% học sinh có kỹ năng và ý thức trong việc tham gia các hoạt độngmang tính cộng đồng, phòng chống các biểu hiện xâm hại di tích …; kỹ nănghoạt động làm việc theo nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, thuyếttrình, kĩ năng viết báo cáo, viết thu hoạch cho một hoạt động, kỹ năng tổ chứctrưng bày và giới thiệu sản phẩm…III. Kết luận, kiến nghị1. Kết luậnThông qua kết quả của các nhà trường đã áp dụng một trong các nội dungvà giải pháp trong đề tài" giáo dục gắn với thực tiễn và rèn kỹ năng sống" thựctế cho thấy việc sử dụng các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh quacác hoạt động trong nhà trường là điều cần thiết, có tác động tốt đến việc rèn kĩnăng sống cho HS, tác động tốt đến việc hình thành nhân cách của học sinh,mang tính nhân văn, giúp học sinh phát triển toàn diện trở thành những ngườicông dân tốt phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện nay.Thông qua khảo sát cho thấy kĩ năng học sinh những trường đã áp dụngcó những thay đổi tích cực như kỹ năng thuyết trình, xử lí thông tin, tương trợ,thích ứng với môi trường xung quanh…Tình trạng học sinh nói tục,chửi bậy,đánh nhau, xả rác đã chấm dứt hoàn toàn.Việc áp dụng đề tài đã đáp ứng một phần trong Nghị quyết số 29- NQ/TW"Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức tổ chức học tập đa dạng,chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học"[1].Tuy nhiên khi thực hiện cụ thể tại các đơn vị vẫn gặp những khó khănnhư: tài liệu tham khảo còn thiếu. Mỗi một hoạt động có tính đặc thù riêng nêncơ sở vật chất hiện có mới chỉ đáp ứng phần nào theo yêu cầu. Song với nhữngthành công tại các nhà trường đã áp dụng thì việc mở rộng áp dụng đề tài choquy mô toàn huyện chắc chắn mang lại hiệu quả cao hơn; giúp cho học sinhhoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nềntảng các giá trị sống.Do phạm vi đề tài và thời gian kiểm định chưa nhiều nên các giải pháptrong đề tài còn thiếu những giải pháp mang tính vùng miền. Trong thời gian tớitôi tiếp tục nghiên cứu, mở rộng để đề tài "Một số nội dung và giải pháp xâydựng trường học: Giáo dục gắn với với thực tiễn và rèn kỹ năng sống"đượcáp dụng đại trà góp phần đáp ứng mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cánhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã13hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinhtiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổquốc.2. Kiến nghịĐối với Sở GD&ĐT: Khuyến khích các nhà trường áp dụng mô hình"Giáo dục gắn với với thực tiễn và rèn kỹ năng sống" thông qua việc ưu tiên cácchương trình, dự án bổ sung CSVC, trang thiết bị dạy học; tạo cơ chế đề các nhàtrường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục phục vụ cho các hoạt động lao động,trải nghiệm, tổ chức các cuộc thi, hội thi rèn kỹ năng sống theo yêu cầu và xuthế phát triển của xã hội.XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2017Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.14TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII BanChấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.2. Thông tư số 04/2014/TT-BGD&ĐT, ngày 28/12/2014 của Bộ GD&ĐTvề việc ban hành quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạtđộng giáo dục ngoài giờ chính khóa.3. Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005.DANH MỤCSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁCCẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊNHọ và tên tác giả: Nguyễn Huy NamChức vụ và đơn vị công tác: Trưởng Phòng GD&ĐT Quảng XươngTT1.2.3.4.5....Tên đề tài SKKNMột số phương pháp giải cácbài toán bất đẳng thức tronghình học phẳngMột số phương pháp giải cácbài toán về bất đẳng thức vàcực trị trong hình học phẳngNâng cao chất lượng bồidưỡng đội ngũ giáo viênthông qua chỉ đạo Đổi mớiphương pháp dạy học ở cáctrường THCSCác phương án tháo dỡ côngtrình xây dựng trái phép chùaThiên Hộ tại thôn 4, xã QuảngHùng, huyện Quảng Xương,tỉnh Thanh HóaMột số nội dung và giải phápxây dựng trường học: Giáo dụcgắn với với thực tiễn và rèn kỹnăng sốngCấp đánh giá xếp Kết quảloạiđánh giá[Ngành GD cấpxếp loạihuyện/tỉnh;[A, B, hoặcTỉnh...]C]Năm họcđánh giáxếp loạiNgành GD huyệnQuảng XươngB2005-2006Ngành GD tỉnhThanh HóaB2007-2008Ngành GD tỉnhThanh HóaB2008-2009HĐKH tỉnhThanh HóaB2013Ngành GD huyệnQuảng XươngA2016-2017

Video liên quan

Chủ Đề