Thanh lý hàng thấp hơn giá vốn không

Nhiều kế toán hiện nay vẫn đang loay hoay trong việc xử lý tình huống giá bán thấp hơn giá vốn. Thường thì các công ty sẽ bán giá rất cao sau đó sẽ giảm dần ở mức ½ lần giá vốn, bằng giá vốn và thậm chí thấp hơn so với giá vốn bởi hàng hóa bị hư hỏng theo thời gian không còn phù hợp với biến động cung cầu của thị trường.

Để xử lý tình trạng này các doanh nghiệp cần phải có giải pháp như thế nào khi thanh tra kiểm tra doanh nghiệp. Dưới đây là một số lý giải hợp pháp nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ nút thắt trong bài toán giá bán thấp hơn giá vốn.

I. Quy định pháp luật

Theo quy định Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, Khoản 1,2 Điều 21 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011, Theo điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 quy định về các vấn đề xung quanh việc giải quyết bài toán “giá bán thấp hơn giá vốn”. Khi bị cơ quan thuế kiểm tra nếu doanh nghiệp không giải trình được việc giá bán thấp hơn giá vốn thì nguy cơ sẽ bị cơ quan thuế ấn định thuế là rất cao.

Ấn định sẽ theo các yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp như sau:

a] Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng theo quy định, số liệu trên sổ kế toán không đủ điều kiện, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp trừ trường hợp bị ấn định số thuế phải nộp.

b] Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá trị thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.


Nếu chiếu theo các quy định, cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hóa, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có quy mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.

Nếu như doanh nghiệp không chứng minh được hồ sơ hợp lý về việc giá bán thấp hơn giá vốn thì sẽ bị cơ quan thuế truy lại thuế GTGT, truy lại thuế TNDN, phạt kê khai sai và vi phạm thủ tục hành chính về thuế.

II. Hồ sơ cần chuẩn bị

Để giải quyết bài toán về giá bán thấp hơn giá vốn doanh nghiệp cần chuẩn bị một số hồ sơ nhằm giải trình tại sao giá bán thấp hơn giá vốn:

– Hồ sơ chứng minh lý do giá bán thấp hơn giá thị trường hoặc giá niêm yết
– Hồ sơ về việc hàng hóa bị hư hỏng, kém phẩm chất theo sinh lý hóa của sản phẩm và các lý do khác…

Mấu chốt của vấn đề này là doanh nghiệp phải chứng minh giá bán tương đương với giá thị trường lúc đó hoặc sản phẩm bị lỗi thời, hỏng hóc… Ví dụ như doanh nghiệp công nghệ có nhiều sản phẩm nhanh lỗi thời thì giá bán lại càng giảm nhanh. Còn với hàng hư hỏng thì cần có biên bản kiểm kê, ghi nhận sự việc.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:

Bài viết này hữu ích chứ?

Không

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp phải có giá bán thấp hơn giá vốn trong kho như : do vật tư, hàng hóa bị hư hỏng, kém phẩm chất do quá trình sinh hóa tự nhiên,….Nhưng việc bán hàng thấp hơn giá vốn nếu không đủ chứng từ, căn cứ chính minh việc bán hàng là giao dịch thực tế phát sinh thì sẽ bị cơ quan thuế truy thu thuế. Vậy luật quy định việc bán hàng thấp hơn giá vốn như thế nào? Doanh nghiệp cần những thủ tục gì để không bị xử phạt? Mời các bạn cùng Ketoanviethung tìm hiểu vấn đề này.

Thanh toán mua hàng bằng thẻ ATM

 DOANH NGHIỆP BÁN HÀNG THẤP HƠN GIÁ VỐN THÌ XỬ LÝ THẾ NÀO?

  1. Khi nào thì doanh nghiệp bán hàng thấp hơn giá vốn

– Do vật tư, hàng hóa bị mất phẩm chất do quá trình sinh hóa tự nhiên

– Do hàng hóa không bán được vì thị trường không có nhu cầu

– Vật tư, hàng hóa bị mất giá trị ban đầu do yếu tố chủ quan như: vận chuyển hoặc lưu trữ bị va đập,

– Do doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng

  1. Quy định của luật thuế về việc doanh nghiệp bán hàng thấp hơn giá vốn

*] Theo Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 quy định

Hình 1
  1. DN bán hàng < giá vốn thì bị xử phạt thế nào

*] Theo quy định ở trên thì khi doanh nghiệp bán hàng < giá vốn thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào một số mức giá sau để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường

+ Giá hàng hóa, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm

+ Giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng

+ Giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có quy mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương

*] Doanh nghiệp bán hàng < giá vốn bản chất của việc vi phạm pháp luật là khi bán hàng thấp hơn giá thị trường tại cùng thời điểm

Theo điểm b khoản 2 Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: “Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường”

→ Như vậy, doanh nghiệp bán hàng thấp hơn giá vốn thì chưa chắc đã bị phạt.

→ Doanh nghiệp bị xử phạt về thuế khi: Doanh nghiệp bán hàng thấp hơn giá vốn và giá bán này không tương đương với giá thị trường lúc đó do cơ quan thuế so sánh

*] Nếu doanh nghiệp không có đủ hồ sơ chứng minh việc bán hàng thấp hơn giá vốn thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt về thuế như sau:

– Truy thu lại thuế GTGT

– Truy thu lại thuế TNDN

– Phạt hành vi vi phạm thủ tục hành chính về thuế

Chú ý: Mức xử phạt về hành vi trốn thuế các bạn tham khảo tại khoản 1 Điều 13 thông tư 166/2013/TT-BTC

Hình 2
  1. Hồ sơ chứng từ giải trình khi DN bán hàng < giá thị trường

Khi doanh nghiệp bán hàng < giá vốn, nhưng khi cơ quan thuế so sánh với giá thị trường tại thời điểm đó là tương đương thì doanh nghiệp chỉ cần bổ sung hồ sơ để giải trình thì sẽ không bị ấn định thuế.

Trường hợp: Giảm giá hàng bán do hàng kém chất lượng, không đúng chủng loại, quy cách. Khi doanh nghiệp đã bán hàng cho khách hàng và đã xuất hóa đơn. Nhưng khách hàng phát hiện ra hàng bị lỗi, kém chất lượng và yêu cầu giảm giá. Hồ sơ bao gồm:

+ Lập biên bản giảm giá hàng bán có chữ ký và đóng dấu của 2 bên

+ Bên mua xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán

+ Chứng từ thanh toán tiền hàng

– Trường hợp: Giám giá hàng bán theo chương trình khuyến mại. Hồ sơ gồm:

+ Doanh nghiệp phải đăng ký chương trình khuyến mại với sở công thương với các chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng quà tặng từ 100 triệu đồng

– Trường hợp: Hàng để lâu bị mục nát, kém chất lượng, thì doanh nghiệp phải lập hồ sơ gồm

+ Biên bản kiểm kê hàng hóa bị hư hỏng

+ Bảng kê nhập xuất tồn kho hàng hóa

+ Biên bản xác nhận hàng kém chất lượng

Kết luận:

– Nếu doanh nghiệp bán hàng đến tận tay khách hàng với giá bán thấp hơn giá vốn thì doanh nghiệp không bị phạt [không cần công văn giải trình gì]

– Nếu doanh nghiệp bán hàng < giá vốn mà cơ quan thuế có đủ căn cứ chứng minh việc giá ghi trên hóa đơn thấp hơn giá thị trường thì sẽ bị cơ quan thuế truy thu và xử phạt về thuế

– Nếu doanh nghiệp bán hàng < giá vốn nhưng doanh nghiệp có đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh việc giá ghi trên hóa đơn là có thật thì sẽ không bị xử phạt về thuế.

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

Chủ Đề