Thế nào là xe quá tải

Xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ? Cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ?

Đối với phương tiện khi lưu thông chắc hẳn chúng ta ít người phân biệt được đúng các loại xe được tham gia trong tuyến đường theo quy định bởi lẽ, hằng ngày chúng ta thấy rất nhiều các loại xe cùng đi trên tuyến đường như xe bus, xe khách, xe ô tô hộ gia đình, xe máy,. ngoài trục đường nằm trong khu trung tâm ra thì còn có những loại xe cỡ lớn như xe bán tải, xe ben vận chuyển vật liệu xây dựng, Vậy theo đúng quy định thì các loại xe nào đáp ứng điều kiện tham gia lưu hành trên đường bộ. Việc nhận biết đúng loại phương tiện giao thông còn giúp chúng ta tránh được bị xử phạt khi tham gia giao thông.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ

Theo quy định tại Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì:

Điều 9. Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ

1. Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

2. Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hànghóaxếp trên xe [nếu có] vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ,cụ thểnhư sau:

a] Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;

b] Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

c] Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét [trừ xe chở container].

Xem thêm: Thời điểm áp dụng xử phạt xe taxi không có thiết bị in hóa đơn

3. Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ hoặc kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều này khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn.

Tại thông tư quy định về khổ giới hạn của đường bộ là:

Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe, kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống.

Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe, phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.

Do bạn không trình bày cụ thể về diện tích, chiều dài, chiều cao và chiều rộng nên chưa xác định bạn có vi phạm không. Nếu trong trường hợp bạn vi phạm những quy định trên thì bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu sau khi kiểm tra đo đạc mà bạn chưa vượt mức quy định thì bạn sẽ không bị xử phạt hành chính.

Theo đó người lưu hành xe quá tải, quá khổ phải có giấy phép

Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

Xem thêm: Xe quá khổ là gì? Mức xử phạt mới nhất đối với xe chở hàng quá khổ?

Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe [nếu có] vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau: a- Chiều dài lớn hơn 20 m hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe; b- Chiều rộng lớn hơn 2,5 m; c- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 m [trừ xe chở container].

Xe bánh xích tham gia giao thông trên đường bộ phải thực hiện các biện pháp bắt buộc như lắp guốc xích, rải tấm đan, ghi thép hoặc biện pháp khác để bảo vệ mặt đường bộ. Trường hợp không thực hiện các biện pháp bắt buộc nêu trên, xe bánh xích phải được chở trên các phương tiện vận tải khác.

Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp; tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

2. Cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ

Trình tự thực hiện

Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, đơn vị nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ đến cơ quan chấp thuận như sau:

Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.

Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Giải quyết TTHC:

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp: sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

Đối với trường hợp nộp gián tiếp [qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác], cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.

Trường hợp phải khảo sát đường bộ để quy định điều kiện tham gia giao thông hoặc gia cường đường bộ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe trên đường bộ tiến hành khảo sát hoặc gia cường đường bộ.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ gồm:

Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT ;

Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;

Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận [do nhà sản xuất gửi kèm theo xe];

Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ [nếu có], gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao [D x R x C] mét; khối lượng, hình ảnh [nếu có]; hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển.

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện:Cá nhân, tổ chức xin đề nghị cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ

Cơ quan thực hiện:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục quản lý đường bộ hoặc Sở GTVT;

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục quản lý đường bộ hoặc Sở GTVT;

Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý quốc lộ

Kết quả thực hiện:Giấy phép lưu hành

Lệ phí: 30.000đ/phương tiện

Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ [theo mẫu quy định tại Phụ lục 1của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT].

Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành xe bánh xích tự hành trên đường bộ [Phụ lục 2 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT]

Yêu cầu

Chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng [sau đây gọi là Giấy phép lưu hành xe] trên đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ.

Như vậy, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành để dử dụng khi lưu hành bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ

Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân, Lao động, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

Tổng số bài viết: 11.473 bài viết

Gọi luật sư ngay
Tư vấn luật qua Email
Báo giá trọn gói vụ việc
Đặt lịch hẹn luật sư
Đặt câu hỏi tại đây

Video liên quan

Chủ Đề