Theo tác giả người thực sự thất bại là người như thế nào

ĐỀ SỐ 03PHẦN I – ĐỌC HIỂUThành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôiluyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm đểvươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộcvào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, SirWinston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạcquan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúngbủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó,thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thểtránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thấtbại một cách tích cực.Câu 1: Xác định chủ đề chính của đoạn trích?Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộcsống”…Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”Câu 4: Điều anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?PHẦN II – LÀM VĂNCâu 1 [NLXH]Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 từ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Ngườithành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọicơ hội.Câu 2 [NLVH]Bàn về kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài [SGK Ngữ văn 12, tập 2], có ý kiến chorằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bấtngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tấtyếu.Bằng hiểu biết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên.GỢI ÝPHẦN I – ĐỌC HIỂUCâu 1: Xác định chủ đề chính của đoạn trích?Chủ đề chính của đoạn trích là nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộcsống của con người.Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu củacuộc sống”…- “Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người vàcon người không thể thay đổi.+ Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấybại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ.+ Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chản nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượtqua.Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”- Thất bại một cách tích cực được hiểu theo những ý nghĩa sau:+ nghĩa là thất bại nhưng không bi quan, chán nản+ nghĩa là thất bại nhưng hiểu được nguyên nhân vì sao mình thất bại+ thất bại nhưng biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động.Câu 4: Điều anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?Không nên sợ thất bại. Cần nhận ra mặt tích cực của sự thất bại để không tiếp tục phạmphải sai lầm.PHẦN II – LÀM VĂNCâu 1 [NLXH]* Giải thích:- Người thành công là người đạt được mục đích mà mình đặt ra sau một quá trình nỗ lực,cố gắng.- Kẻ thất bại là người không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra.- Cơ hội: hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì mình mong ước.* Về thực chất, câu nói khẳng định sự thành bại của mỗi người phụ thuộc vào cách ngườiấy đón nhận và xử thế trước những vấn đề của đời sống.* Bình luận- Thành và bại luôn song hành như một thực thể khách quan. Không ai không từng gặpthất bại, ngay cả những người thành công. [dẫn chứng]- Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở tháiđộ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống:+ Với những người giàu nghị lực, mỗi khó khăn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, kiểmchứng năng lực của bản thân. Và như thế, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội trong mỗi khó khăn đểthành công.+ Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìmthấy lí do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mấthết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Và chắc chắn họ sẽ luôn thất bại.- Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt.- Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cầncó cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ cóđược sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài.- Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thấtbại.Bài học nhận thức và hành động- Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống,để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn.- Không ngại đối mặt với khó khăn. Coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộcsống.- Luôn hành động mạnh mẽ, quyết đoán để khắc phục khó khăn…Câu 2 [NLVH]* Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm* Giải thích ý kiến- Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhânvật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng APhủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.- Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúccủa tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tấtyếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánhsáng cho mình.* Phân tích, chứng minh:- hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bấtngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhàthống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí là Mị đã gần như tê liệthoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa. Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gầnchết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ. Không ai có thể ngờ rằng,người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạytrốn theo anh. Đây là hành động hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước.- Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thìđây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ, Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khátkhao hạnh phúc. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụitắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy. Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàutình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Hành động của Mị là kết quả tất yếucủa sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi caoTây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản khángmãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc.* Bình luận, đánh giá chung:Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn vềtài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọnghơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.

Dưới đây là đề thi thử môn Ngữ Văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 mẫu số 9 để thí sinh tham khảo vận dụng trong quá trình ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.

Hãy cùng Tuyển sinh số cập nhật đề thi và đáp án tham khảo dưới đây!

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2020 môn Ngữ Văn mẫu số 9

I. ĐỌC HIỂU: [ 3.0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Trên đường đời của bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt. Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ sai lầm ngớ ngẩn của minh bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm.Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “ Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.”

[Trích “ Cuộc sống không giới hạn”, Nick Vujicic]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. [ 0.5 điểm]

Câu 2: Theo tác giả con người thực sự thất bại khi nào?  [ 0.5 điểm]

Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: “Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp” ?[ 1.0 điểm]

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “ cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt” không? Vì sao? [1.0 điểm]

II. LÀM VĂN: [ 7.0 điểm]

Câu 1: [ 2.0 điểm]

Hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến nêu ra ở phần Đọc hiểu “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.

Câu 2 [5,0 điểm]:

Trong cuộc chiến với người lái đò, Sông Đà hiện lên:

   Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã nghe thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng....

Nhưng khi đã qua những ghềnh thác, dòng sông lại hiện lên:

Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về...

[Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân - SGK Ngữ văn 12, trang 152]

Cảm nhận về vẻ đẹp của Sông Đà qua hai đoạn văn trên, từ đó thấy được những đặc sắc về giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Đáp án đề thi thử Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2020 mẫu số 9

I. Đọc - hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả con người thực sự thất bại khi: không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã

Câu 3: Tác giả lại cho rằng: “Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp” vì:

- Trong cuộc sống, sẽ có những điều vô cùng phức tạp và luôn tiềm ẩn nhiều thử thách

- Đứng trước những vấn đề phức tạp con người cần dấn thân, trải nghiệm bằng nhiều cách để có thể giải quyết được nó và tìm ra hướng đi đúng đắn hướng đến cuộc sống có ý nghĩa.

Câu 4: "cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt" - Em đồng tình hay không đồng tình

- Đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, đồng thời đưa ra luận điểm để lý giải và thuyết phục

II. Làm văn

Câu 1: Suy nghĩ về câu “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”

Hướng dẫn làm bài

- Các em cần xác định được vấn đề cần nghị luận: Bài học về sự thành công

- Có thể dựa vào những ý dưới đây để làm bài:

Thành công: đạt được kết quả tốt đẹp như mình mong muốn

Thành công là đích đến mà con người hướng tới

Để có được thành công không dễ dàng mà có khi phải trải qua nhiều vấp ngã, thất bại.

Thành công là sự tìm kiếm, học hỏi từ những thất bại bằng nhiệt huyết và quyết tâm

Câu 2: Gợi ý làm bài

Cảm nhận về vẻ đẹp của Sông Đà qua hai đoạn văn:

*Khái quát về hình tượng sông Đà trong đoạn trích "Người lái đò sông Đà" - vẻ đẹp hung bạo trữ tình

- Nguyễn Tuân miêu tả, cảm nhận hình tượng sông và trong vẻ đẹp đối lập, đa tính cách của nó: vừa hung bạo nhưng cũng rất nên thơ trữ tình. Với vẻ đẹp hung bạo, Nguyễn Tuân đã dành những câu văn góc cạnh, sắc nhọn, những hình ảnh so sánh, nhân hóa gân guốc, mạnh mẽ làm nổi bật được sự hung bạo, dữ dội của con sông Đà. Với vẻ đẹp thơ mộng, Nguyễn Tuân lại ưu ái những câu văn như thơ, mềm mại, óng ả và những hình ảnh so sánh nhẹ nhàng, thi vị góp phần làm nổi bật được vẻ đẹp dòng sông.

- Với hình tượng sông Đà vừa hung bạo và trữ tình,những nét đẹp ấy đã cuốn hút tâm hồn người nghệ sĩ, để nhà văn làm sống dậy trên trang văn một dòng sông độc đáo, lạ thường. Ta không chỉ thấy ở đó tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước mà còn khơi gọi ở lòng người đọc lòng tự hào, tình yêu dành cho con sông quê hương miền Tây Bắc Tổ quốc.

* Cảm nhận vẻ đẹp sông Đà trong đoạn 1

- Nội dung: Đoạn văn miêu tả âm thanh nước thác, qua đó làm hiện lên vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của sông Đà.

- Nghệ thuật: chú ý bám sát và phân tích các yếu tố nghệ thuật [câu văn ngắn, nhịp nhanh; nghệ thuật nhân hóa cùng các từ réo gần, réo to, gằn, chế nhạo, khiêu khích, van xin, oán trách ... khiến nước thácvừa như một sinh thể có linh hồn sống động, tâm trạng phong phú, tính cách dữ dội vừa như một bản hùng ca tráng liệt của đại ngàn]

* Cảm nhận vẻ đẹp sông Đà trong đoạn 2

- Nội dung: Đoạn văn miêu tả dáng sông và màu nước sông Đà, qua đó tô đậm vẻ đẹp thơ mộng của con sông Tây Bắc.

- Nghệ thuật: chú ý làm rõ hiệu quả thẩm mỹ của các yếu tố nghệ thuật [câu văn dài, nhịp văn chậm rãi, thong thả; ngôn ngữ và hình ảnh gợi cảm tuôn dài tuôn dài, áng tóc trữ tình, xanh ngọc bích, lừ lừ chín đỏ; nghệ thuật nhân hóa làm nổi bật vẻ đẹp mềm mại trữ tình thơ mộng và gợi cảm của dòng sông]

* So sánh vẻ đẹp của Sông Đà qua hai đoạn văn:

- Giống nhau: hai đoạn văn đều nói đến vẻ đẹp sông Đà, đặc biệt là nước sông Đà, qua đó, làm hiện lên cái tôi độc đáo của Nguyễn Tuân [ngôn từ phong phú; khả năng tổ chức câu văn xuôi giàu giá trị tạo hình; trí tưởng tượng mãnh liệt; tiếp cận đối tượng ở phương diện văn hóa thẩm mỹ; không ưa những gì bằng phẳng, nhợt nhạt...] với cách sử dụng ngôn ngữ giàu có, nghệ thuật nhân hóa.

- Khác nhau:

+/ Nội dung: cùng tả nước sông Đà nhưng đoạn 1 tả âm thanh, đoạn 2 tả màu nước nên đoạn 1 như một bản nhạc, đoạn 2 như một bức họa; đoạn 1 tô đậm vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội; đoạn 2 tô đậm vẻ đẹp thơ mộng trữ tình.

+/ Nghệ thuật: câu văn [đoạn 1 câu ngắn, nhịp nhanh; đoạn 2 câu dài, nhịp chậm]; ngôn ngữ [đoạn 1 thiên về góc cạnh, nhiều động từ; đoạn 2 thiên về cái đẹp mềm mại, gợi hơn tả]; về giọng điệu [đoạn 1 giọng mạnh mẽ; đoạn 2 giọng tha thiết nhẹ nhàng.

* Nghệ thuật:

- Nguyễn Tuân có một vốn tri thức phong phú, nhiều mặt về lịch sử, địa lí, quân sự, điện ảnh. Qua việc miêu tả Sông Đà trong tác phẩm nói chung và trong đoạn trích nói riêng, ông đã cung cấp hiểu biếtmọi mặt về dòng sông này, mang lại cho người đọc những kiến thức lí thú.

- Vốn từ ngữ phong phú, đa dạng.

- Đậm chất trầm tư, mơ mộng.

Hy vọng trên đây là mẫu đề thi giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn luyện tại nhà. Chúng tôi còn rất nhiều những bộ đề thi thử khác nhau để học sinh có thể thử sức hãy tham khảo nhé!

Video liên quan

Chủ Đề