Thị phần laptop tại Việt Nam

[PLO]- Theo số liệu GfK, FPT Shop hiện đang dẫn đầu thị trường bán lẻ laptop với 31% thị phần.

Trong năm 2020, FPT Shop ghi nhận sự tăng trưởng về doanh số laptop thuộc 3 thương hiệu lớn là Dell, HP và Lenovo so với năm 2019.

Cụ thể, doanh số Laptop Dell tăng 23%, HP tăng 93% và Lenovo tăng 245%, điều này đã giúp FPT Shop trở thành nhà bán lẻ tăng trưởng tốt nhất Việt Nam.

“Thành quả này có được là nhờ vào việc đẩy mạnh chiến lược xây dựng điểm đến, đa dạng hàng hóa, nâng cao trải nghiệm và dịch vụ, đẩy mạnh chương trình ưu đãi dành cho mọi khách hàng”, ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc khối Viễn thông Di động của FPT Shop chia sẻ.

Theo số liệu của GfK tháng 5-2021, FPT Shop đã vươn lên dẫn đầu thị phần bán lẻ laptop với 31% thị phần. Doanh thu laptop của hệ thống cũng có bước tiến mới, đạt 1.329 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm 2020.

iPhone 8 Plus giảm giá chỉ còn 6,7 triệu đồng

[PLO]- Đầu tháng 8-2021, iPhone 8 Plus 64 GB đã được một số cửa hàng giảm giá chỉ còn 6,7 triệu đồng để thu hút người tiêu dùng.


FPT Shop hiện đang chiếm 31% thị trường bán lẻ laptop.

"Doanh số laptop vẫn có khả năng tăng trưởng thêm 10-20% trong quý III vì đây là thời gian tựu trường, các bạn học sinh, sinh viên sẽ có nhu cầu nâng cấp máy tính để chuẩn bị cho hành trình học tập sắp tới”, ông Kha cho biết thêm.

Bắt đầu từ tháng 7-2021, FPT Shop đã đẩy mạnh chương trình “Back to school” với nhiều ưu đãi hấp dẫn như bảo hành laptop đến 3 năm, giảm giá đến 15%, trả góp 0%... đi kèm theo đó là hàng loạt quà tặng thiết thực. Lưu ý, chương trình chỉ áp dụng cho những mẫu laptop có giá từ 10 triệu trở lên. 

Nhiều mẫu laptop giảm giá 15% trong thời gian ngắn

[PLO]- Mới đây, FPT Shop đã triển khai chương trình "Tiếp sức mùa thi" với ưu đãi giảm giá lên đến 15% hoặc hoàn tiền 1 triệu đồng khi mua laptop.

TIỂU MINH

laptop giảm giá, fpt shop, dell

Như vậy, cứ 10 laptop bất kỳ thì có hơn 3 máy được mua tại FPT Shop. Số liệu GfK còn cho biết thêm, laptop gaming [dành cho game thủ] đạt mức tăng trưởng kỷ lục: tăng 217% [tức gần gấp 3 lần so với 5 tháng cùng kỳ năm 2020], chiếm đến 20% trong doanh thu của laptop chung.

“Để đạt được thành quả này, chúng tôi đã luôn tiên phong trong mọi hoạt động, đổi mới phương thức kinh doanh, thích nghi với mọi biến động của thị trường. FPT Shop cũng là nơi bày bán đa dạng sản phẩm bậc nhất hiện nay, có đầy đủ tất cả các dòng laptop với mức giá từ 8 đến 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, chỉ trong 3 tháng, chúng tôi đã hoàn tất khai trương hơn 70 trung tâm laptop” - ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc khối viễn thông di động của FPT Shop chia sẻ.

Nối tiếp những thành tích ấn tượng trên, FPT Shop đã và đang thực hiện nhiều chương trình ưu đãi để đẩy mạnh thêm mảng laptop trong nửa cuối năm 2021. Mở đầu là chuỗi hoạt động mang tên “Tiếp sức mùa thi”, được tổ chức vào mùa tựu trường hằng năm với những ưu đãi thiết thực, giúp học sinh - sinh viên có thể dễ dàng sở hữu cho mình chiếc laptop để phục vụ nhu cầu học tập ở hiện tại và làm việc trong tương lai.

Ngoài ra, chính sách bảo hành đến 3 năm là ưu đãi độc quyền chỉ có tại FPT Shop, cũng là một trong những ưu đãi hấp dẫn nhất từ trước đến nay. Ngoài thời gian bảo hành chính hãng từ 1 - 2 năm, FPT Shop sẽ tặng thêm 1 năm bảo hành, nâng tổng thời gian bảo hành của máy lên đến 3 năm.

Tin liên quan

Báo cáo của IDC về lĩnh vực máy tính cho thấy thị trường này đã tăng trưởng 14,8% năm 2021. Sản lượng máy tính để bàn, laptop và máy trạm đạt khoảng 349 triệu chiếc, bằng với doanh số giai đoạn cao điểm năm 2012, và tăng 34% so với năm thấp điểm nhất [2017].

Tại Việt Nam, 2021 cũng được đánh giá là năm thành công của thị trường máy tính. Theo báo cáo 5 tháng đầu năm 2021 của một đơn vị nghiên cứu độc lập, thị trường laptop gaming trong nước tăng trưởng kỷ lục 217%, chiếm 20% doanh thu mảng máy tính xách tay nói chung.

Doanh số thị trường PC 10 năm gần nhất. Ảnh: CNBC

Tại lễ khai trương Trung tâm laptop và PC tại Hà Nội hồi tháng 12/2021, ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc khối Viễn thông Di động FPT Shop, cho biết quy mô thị trường máy tính để bàn Việt Nam hiện ước tính khoảng 5.000-6.000 tỷ đồng, trong khi thị trường laptop vào khoảng 15.000 tỷ đồng, chưa tính đến các thiết bị máy trạm, thiết bị doanh nghiệp.

Đức Tiến, đại diện một hệ thống bán lẻ thiết bị vi tính tại Hà Nội, cũng cho biết cửa hàng từng lập kỷ lục doanh số vào năm 2020 do nhu cầu sử dụng máy tính tăng vọt trong đại dịch. Sang năm 2021, doanh số tiếp tục tăng cao hơn 20% và là mức lớn nhất trong 5 năm qua.

"Đại dịch khiến cửa hàng phải hạn chế hoạt động trong khoảng 3 tháng của năm ngoái, nhưng nhu cầu máy tính quá lớn nên doanh số vẫn tăng mạnh", anh Tiến nói. Ngoài máy tính phục vụ học và làm việc từ xa, các dòng máy tính phục vụ nhu cầu chơi game rất được người dùng quan tâm.

Người dùng mua máy tính tại một cửa hàng ở Hà Nội hồi tháng 3/2020. Ảnh: Lưu Quý

Theo CNBC, sự phục hồi của thị trường máy tính khá đặc biệt, bởi đây là lĩnh vực được các nhà đầu tư đánh giá là không còn hấp dẫn. Doanh số máy tính suy giảm liên tục mười năm qua, trong bối cảnh điện thoại thông minh dần trở thành thiết bị điện tử quan trọng nhất với người dùng. Sự tăng trưởng của smartphone đã ăn vào thị phần của máy tính cá nhân.

Tuy nhiên, Covid-19 đã thúc đẩy lĩnh vực này "sống" trở lại. "Các gia đình phải mua thêm máy tính để con học từ xa. Người làm việc tại nhà cũng cần trang bị thiết bị mới", CNBC nhận định.

Còn theo Jitesh Ubrani, Giám đốc nghiên cứu của IDC, ngoài việc phục vụ nhu cầu giáo dục, máy tính chơi game cũng trở thành sản phẩm tăng trưởng mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Hiện có hai luồng dự đoán về sự phát triển của máy tính sau Covid-19. Một bên tin thị trường sẽ tiếp tục phát triển, nhưng số khác cho rằng thị trường sắp quay trở lại chu kỳ suy giảm trước đây, khi đại dịch đã được kiểm soát.

IDC cho rằng thị trường có thể đã đạt đỉnh vào năm 2021 và nhu cầu sẽ giảm dần vào năm 2022. "Sau hai năm tăng trưởng ở mức hai con số, thị trường PC sẽ bắt đầu chậm lại vào năm nay. Xét trong giai đoạn 5 năm, đến 2025, thị trường có thể vẫn tăng trung bình 3,3% mỗi năm, nhưng nhiều khả năng tập trung vào phân khúc máy tính xách tay", IDC dự báo. Sự hạn chế của nguồn cung, khủng hoảng bán dẫn sau giai đoạn bùng nổ vừa qua cũng sẽ kìm hãm đà phát triển của mảng sản phẩm này.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Rahul Tikoo của Dell, nói dù đại dịch được kiểm soát, nó đã thay đổi hành vi sử dụng thiết bị của người dùng. "Mỗi người đều cần một chiếc PC của riêng mình. Chúng tôi đang chuyển từ chiến lược PC cho mỗi gia đình sang PC cho mỗi người trong gia đình, giống như điện thoại thông minh vậy", Rahul Tikoo nói.

Tại Việt Nam, nhiều cửa hàng máy tính cũng dự báo nhu cầu sắp tới có thể sẽ không còn cao như hai năm qua, khi nhiều hoạt động offline trở lại bình thường. "Nhu cầu lớn của thị trường đã được giải quyết cơ bản. Doanh số năm nay có thể vẫn cao, nhưng không thể bằng giai đoạn vừa qua, mà sẽ tập trung vào một số mảng nhất định, chẳng hạn máy tính chơi game. Ngoài ra, người dùng có xu hướng nâng cấp thêm phụ kiện cho PC như chuột, phím cao cấp, bàn ghế công thái học... có thể sẽ phát triển mạnh", ông Tiến nhận định.

Lưu Quý

Hiện nay, mảng máy tính xách tay tại thị trường Việt Nam đang được chia thị phần theo những nhóm chính bao gồm chuỗi bán lẻ TCR [như FPT Shop, Thế giới di động, Viễn Thông A, Viettel Store …], nhóm cửa hàng nhỏ lẻ bên ngoài [IND], nhóm các chuỗi điện máy [CES], nhóm các cửa hàng máy tính độc lập [CS].

Theo số liệu thống kê gần nhất của Gfk, trong tháng 9/2016, cứ 100 máy tính xách tay bán ra thì có đến 23 sản phẩm thuộc về FPT Shop và 10 máy của các nhà bán lẻ khác.

Còn nhớ cùng kỳ năm trước, tuy vẫn giữ vị trí cao nhất nhưng tỉ lệ này của FPT Shop chỉ là 15/100, như vậy chỉ trong vòng 1 năm FPT Shop đã tăng trưởng hơn 50%.

Cụ thể theo số liệu tháng 9/2016 của GfK, tháng được đánh giá là thời điểm mua sắm laptop mạnh nhất trong năm do mùa tựu trường, trong thị phần laptop Việt Nam, FPT Shop chiếm 23%, những chuỗi bán lẻ còn lại là 10%, các chuỗi điện máy là 22%, các cửa hàng bán máy tính độc lập là 36%, bán online là 9% và các cửa hàng nhỏ lẻ khác là 0,2%.

Với máy tính Apple, chuỗi bán lẻ này cũng chiếm 30% tổng thị phần sản phẩm chính hãng bán ra tại Việt Nam và đồng thời là nhà bán lẻ đứng đầu về thị phần máy tính Apple chính hãng [gồm 5 nhóm sản phẩm Macbook Pro, Macbook Air, Macbook 12 inch, iMac, Mac Mini].

Thị phần laptop Việt Nam theo thống kê của Gfk vào tháng 9/2016, tháng được đánh giá là “mùa của laptop”

Năm 2015, thị trường máy tính xách tay Việt Nam chỉ tăng trưởng 2,4% về số lượng và gần như không tăng về giá trị so với năm 2014.

Sau 9 tháng đầu năm 2016, thị trường máy tính xách tay đã giảm 11% về số lượng và 7% giá trị doanh thu. Thực tế này đã khiến năm 2016 được đánh giá là khó khăn do thị trường đã ở ngưỡng bão hòa.

Tuy nhiên, trong thực tế trái ngược tại FPT Shop, mảng máy tính xách tay đã đạt tăng trưởng 37,8% về số lượng và 36% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng Giám đốc FPT Shop, bà Nguyễn Bạch Điệp

Bà Nguyễn Bạch Điệp, Tổng Giám đốc FPT Shop lý giải cho thành công trên thị trường laptop đó là luôn lấy khách hàng làm nhân tố trọng tâm.

“Chúng tôi luôn có những cuộc gọi Happy Call sau mua hàng để tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của họ, từ đó đưa ra giải pháp thỏa mãn cao nhất cho cả những khách hàng khó tính nhất.”

Theo thông tin được công bố, trong bảng xếp hạng top 10 laptop bán chạy nhất tháng 11/2016 tại hệ thống bán lẻ này thì hai thương hiệu lớn nhất vẫn là Asus và Dell.

Cụ thể, Asus chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng với lần lượt 6/10 sản phẩm [Asus X540SC, Asus X540LJ, Asus X455LA, Asus A556UR, Asus E200HA, Asus X540LA]. Tiếp đó là Dell với 4 /10 vị trí [gồm Dell N3558G, Dell N3558, Dell N3552 P, Dell V5459].

Trong đó, Dell N3558G là dòng laptop được ưu chuộng nhất trong tháng 12/2016. Với máy tính MacBook, dòng sản phẩm bán chạy nhất, chiếm gần một nửa doanh số bán Macbook là Macbook Air 13 inch với giá từ 23,999 triệu đồng.

Theo Thế Trung

Tuổi Trẻ

Video liên quan

Chủ Đề