Thí sinh mặc váy ngắn đi thi bị đuổi về

Đúng hay sai?

Từ sáng sớm 11/6, một số thí sinh thi vào lớp 10 tại THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam không được vào trường thi vì mặc quần soóc, áo phông. Quy định trước đó của nhà trường, sĩ tử phải mặc đồng phục, quần áo dài.

Bạn đọc Việt Hưng cho rằng, học sinh đến trường phải mặc quần dài, nhưng không hiểu tại sao phụ huynh, học sinh không thực hiện. "Các em đã 9 năm ngồi trên ghế nhà trường, không phải lần đầu đi học, thi. Vì sao những thí sinh này lại để xảy ra sự cố đáng tiếc?".

“Bước vào phòng thi, các bạn đều là những con người có tri thức. Vì vậy, nhà trường không cần quy định từng học sinh phải ăn mặc như thế nào", độc giả Tâm Huỳnh nói.

Độc giả Nguyễn Tất Toại nói, phụ huynh cũng quá thờ ơ, không quan tâm, nhắc nhở, mà vẫn vô tư chở con đến trường thi với trang phục như vậy.

"Mỗi khi đến trường, học sinh phải mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, nghiêm túc... Đó là quy định từ khi các em bắt đầu cắp sách đến trường", anh Toại nêu quan điểm.

Theo bạn đọc này, các em thi vào lớp 10 không còn nhỏ nữa. Mọi lý do biện hộ cho việc mặc quần soóc tham gia kỳ thi quan trọng đều không thể chấp nhận.

Nhiều ý kiến khác cũng đồng tình việc nhà trường không cho thí sinh có trang phục không đúng quy định vào phòng thi, bởi "tiên học lễ, hậu học văn". Học sinh phải có thái độ lễ phép, chuẩn mực ngay từ những việc đơn giản nhất, rồi mới học những thứ khác.

"Tôi là giám thị, sẽ cấm thi đối với những học sinh có tác phong không nghiêm chỉnh. Các em đến trường dự thi chứ không phải đi chơi. Cách ăn mặc phần nào thể hiện ý thức của học sinh. Nếu muốn được bạn bè, thầy cô tôn trọng, các em phải biết tôn trọng chính mình trước”, ý kiến của độc giả Quang Tuyến.

Không nên quá cứng nhắc

Bên cạnh những ý kiến trên, nhiều bạn đọc cho rằng, nếu thí sinh mặc quần soóc, áo may ô dự thi, vẫn có thể chấp nhận. Nhà trường không nên khắt khe quá.

"Chúng ta không nên vì một bộ cánh trên người mà làm lỡ dở tương lai của các em. Mọi người nên thông cảm, vì trước kỳ thi mà áp lực quá cũng ảnh hưởng làm bài, nhiều khi trượt oan.Biết đâu trong số đó có em là nhân tài?”, độc giả có nickname Lão Đại viết.

Theo những ý kiến này, giám thị hãy nhắc nhở các em để những buổi thi sau mặc quần áo chỉnh tề, theo đúng quy định.

Nhìn dưới góc độ khác, bạn Dung Phạm cho rằng, học sinh phải mặc đồng phục quần dài với chất liệu đa phần là nilon giữa thời tiết nắng nóng 40 độ C, sẽ rất khó chịu. "Vì vậy, tôi nghĩ chỉ cần trang phục không quá ngắn hay hở hang, không khiến người xung quanh khó chịu, thì nhà trường nên cởi mở hơn".

7h sáng 11.6, Nguyễn Khắc Bình, học sinh trường THCS Cầu Giấy có mặt tại trường THPT Amsterdam tham dự kỳ thi vào lớp 10. Khi tới trường, lãnh đạo nhà trường yêu cầu Bình phải về nhà thay trang phục khác.

Bình cho biết, khi đi thi em mặc đồng phục của trường THCS Cầu Giầy, quần sooc, áo phông cổ màu trắng.

Thí sinh dự thi vào lớp 10 tại điểm thi trường THPT Hà Nội Amsterdam 

“Tuy nhiên, đến gần giờ thi, nhà trường thông báo qua loa phát thanh rằng học sinh phải mặc trang phục quần dài. Vào tới phòng thi, thầy cô cũng nói em phải về thay trang phục khác, không được mặc quần cộc. Hiện em đang chờ bố mẹ mang quần áo tới thay”, Bình than thở.

Bình cho biết thêm, 5 thí sinh khác cũng phải về nhà thay trang phục khác mới được vào thi. Một số thí sinh ở gần đã chạy về nhà thay quần áo khác. Còn một số bạn nhà ở xa đã gọi điện cho bố mẹ mang quần áo tới.

Phụ huynh mang quần đến cho Nguyễn Khắc Bình, học sinh trường THCS Cầu Giấy thay để được vào dự thi

Thí sinh Lê Khương Duy, học sinh trường THCS Cầu Giấy cũng chung hoàn cảnh như Bình. Duy cho hay, trường em có 10 học sinh dự thi tại địa điểm trường Hà Nội Amsterdam, trong đó có 6 thí sinh phải về nhà thay quần, hoặc gọi điện cho phụ huynh mang quần đến.

“Trước ngày thi, chúng em có nhận được thông báo của nhà trường là khi đi thi phải mặc quần dài. Trong buổi sáng nay, em có mặc đồng phục của trường THCS Cầu Giầy đến trường thi. Em cũng không hiểu sao thầy cô lại không chấp nhận bộ đồng phục của trường em”, Duy chia sẻ.


 Thí sinh trường THCS Cầu Giấy đến thi vào lớp 10 tại điểm thi trường Hà Nội Amsterdam mặc quần cộc. Hai thí sinh này đã phải gọi điện cho người thân mang quần tới thay mới được vào dự thi. 

Tại điểm thi trường THCS Chu Văn An, em Nguyễn Đức Thắng, học sinh trường THCS Phan Chu Trinh [Ba Đình, Hà Nội] cho biết, năm nay số lượng thí sinh thi đông hơn năm ngoái nên em rất lo lắng. Thắng đã phải học ngày học đêm, tập trung ôn nhiều hơn vào các tác phẩm có liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ như tác phẩm Tiểu đội xe không kính; Chiếc lược ngà.

“Ngoài các nội dung trọng tâm thầy cô cho ôn luyện, em còn chú trọng lưu ý đến những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự, chủ quyền biển đảo”, Thắng nói.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại điểm thi này, có một số thí sinh Nam đã mặc quần sooc đi thi. Nhà trường đã yêu cầu thí sinh phải quay về nhà thay trang phục mới. Một số phụ huynh nhà xa đã phải mua quần dài cho con để kịp dự kỳ thi.

“Trong ngày trường phổ biến quy chế thi, mẹ em đã đi dự thính. Sáng nay, không thấy mẹ nhắc nhở gì nên em mặc quần sooc đi thi. Em tới trường được thầy cô nhắc nhở là mặc trang phục không đúng, phải thay trang phục khác”, Nguyễn Văn Hải, thí sinh dự thi vào trường Chu Văn An chia sẻ.

Đến gần 8h, để giúp các em được thi, Trường THPT Chu Văn An đã linh động cho một số em mặc quần sooc vào thi.

Một số hình ảnh thí sinh tham dự Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội [ảnh chụp tại điểm thi trường Hà Nội Amsterdam]: 

 Thí sinh quên mang thẻ dự thi, phụ huynh đã kịp thời mang tới cho thí sinh


Thẻ dự thi của thí sinh thi vào lớp 10


Nhiều thí sinh mặc quần cộc đã phải quay về nhà thay trang phục khác mới được vào điểm thi


 Nhiều thí sinh nữ mặc quần cộc cũng phải gọi điện cho người thân mang quần dài tới để thay mới được vào dự thi


 Thí sinh gọi điện cho người thân mang quần tới để thay...


... và sau đó thay quần trong ô tô

Tại TP.HCM, sáng nay, hơn 77.000 thí sinh tại TP.HCM cũng đã bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2015 – 2016.

Ghi nhận tại hội đồng thi trường THCS Hồng Bàng, do đây là buổi thi đầu tiên, nên ngay từ hơn 6h sáng, nhiều phụ huynh đã đưa con em mình đến địa điểm thi để làm lễ chào cờ trước khi bắt đầu vào làm bài.

Theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, năm nay, toàn TP có 77.726 thí sinh dự thi, tăng hơn 9.000 thí sinh so với năm trước. Các thí sinh sẽ chia làm 135 hội đồng thi, trong đó, có 124 hội đồng thi lớp 10 THPT và 11 hội đồng thi lớp 10 chuyên. Để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, gần 12.000 cán bộ, giáo viên đã được huy động để phục vụ trong hai ngày diễn ra kỳ thi.

Ông Sơn cũng cho biết, để công tác ra đề được đảm bảo bí mật, ngày từ 7.6, Sở đã cho cách ly hội đồng ra đề thi và in sao đề. Về nội dung, đề thi sẽ bám sát các kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9, trong đó tập trung nhiều vào lớp 9. Đề thi sẽ bao gồm nhiều câu hỏi với những mức kiến thức khác nhau, đảm bảo 60 – 80% thí sinh sẽ làm được. Bên cạnh đó là 20 – 30% câu hỏi có tính phân loại để tạo tính cạnh tranh cho các em trong việc xét tuyển vào các trường công lập.

Một số hình ảnh trong buổi sáng nay tại TP.HCM [ảnh chụp tại hội đồng thi trường THCS Hồng Bàng]:

Ngay từ 6h sáng, nhiều phụ huynh đã đưa con em đến địa điểm thi để kịp giờ làm lễ chào cờ

Tranh thủ ôn bài trong khi chờ đợi


 Các em học sinh hát quốc ca trong lễ chào cờ buổi sáng


 Hai em học sinh kiểm tra đề thi trước giờ mở đề


Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM động viên tinh thần các thí sinh trước khi vào phòng thi


 Kiểm tra thẻ dự thi trước khi vào phòng thi


Nhiều thí sinh tỏ ra khá tâm lý trước giờ thi.

Video liên quan

Chủ Đề