Thịt gà nấu canh với rau gì

Thịt gà là loại thịt phổ biến, nhiều chất dinh dưỡng được các mẹ sử dụng để nấu đồ ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, mẹ có biết thịt gà nấu với rau gì cho bé ăn dặm thì sẽ giữ nguyên được chất dinh dưỡng hay những nguyên liệu nào tuyệt đối không được phép kết hợp với gà không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cũng như một số món ăn dặm với thịt gà bổ dưỡng cho bé yêu. 

Thịt gà nấu canh với rau gì

Thịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều mẹ lựa chọn để cho bé ăn dặm

Lợi ích của thịt gà đối với sức khỏe của bé

Thịt gà là một trong những loại thực phẩm gia cầm phổ biến nhất trên thế giới. Không chỉ dễ kiếm, dễ ăn, thịt gà còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bé yêu nhà bạn. 

Thịt gà nấu canh với rau gì

Thịt gà có hàm lượng protein cao cùng với các khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Tăng cơ

Các nghiên cứu đã chỉ ra, protein giúp tăng cơ, cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong khi đó, thịt gà lại là loại thực phẩm chứa rất nhiều protein và ít chất béo. Trong 100g thịt gà có chứa tới 18,6g protein. Ngoài ra, protein có trong thịt gà cũng được xếp vào nhóm protein dễ tiêu hóa và hấp thụ, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Nhờ vậy mà khi bổ sung thịt gà vào bữa ăn dặm, hệ cơ của trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Cải thiện hệ thống tuần hoàn 

Không chỉ chứa nhiều protein, trong thịt gà còn tồn tại nhiều dưỡng chất khác như sắt, một khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của hồng cầu trong máu, từ đó góp phần cải thiện hệ tuần hoàn ở trẻ. Ngoài ra thịt gà cũng giàu kali, giúp thành mạch máu được thư giãn, không bị căng cứng. 

Thịt gà nấu với gì để tốt cho sự phát triển của trẻ

Thịt gà là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có thể kết hợp với rất nhiều loại rau củ như hạt sen, nấm, bông cải xanh, cà rốt,... để cho bé ăn dặm. 

Cháo gà nấm

Nấm là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như vitamin D, vitamin B, vitamin C cùng các khoáng chất kẽm, selen. Kết hợp gà với nấm không chỉ giúp bé yêu ăn ngon miệng hơn mà còn giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể của trẻ. 

Thịt gà nấu canh với rau gì

Cháo thịt gà nấm chứa nhiều khoáng chất, giúp tăng sức đề kháng ở trẻ

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

  • Sơ chế tất cả các nguyên liệu thô như thịt gà, nấm, gạo rồi đem đi xay nhuyễn.

  • Đổ gạo đã xay vào trong nồi cùng với nước, đun lửa nhỏ để thành cháo.

  • Đổ hỗn hợp gà, nấm đã xay nhuyễn vào nồi cháo, cho thêm dầu ăn, gia vị khuấy đều.

Cháo thịt gà hạt sen

Để đa dạng bữa ăn và kích thích tiêu hóa ở trẻ, mẹ có thể kết hợp thịt gà với hạt sen. Hạt sen không những cung cấp năng lượng mà còn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin nhóm B (vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6). Cháo thịt gà hạt sen giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện giấc ngủ của trẻ nhỏ. Cách nấu món ăn dặm bổ dưỡng này cũng vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu:

  • Hạt sen khô hoặc hạt sen tươi

Cách chế biến:

  • Gạo tẻ xay nhuyễn, rồi cho vào nồi cùng với nước, khuấy đều ở lửa nhỏ để thành cháo.

  • Thịt gà làm sạch, xay nhỏ. Hạt sen ngâm mềm rồi xay mịn.

  • Khi cháo đã chín, cho thịt gà, hạt sen đã chế biến cùng các loại gia vị ăn dặm của bé vào nồi. Ninh thêm một lúc cho tất cả các nguyên liệu chín nhừ là bé đã có một bữa ăn dặm bổ dưỡng, ngon miệng.

Thịt gà nấu bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những loại rau rất giàu dinh dưỡng. Trong bông cải xanh có đầy đủ các loại vitamin (vitamin C, A, K, B9), khoáng chất (K, P, Selen), chất xơ và các chất chống oxy hóa. Chất dinh dưỡng có trong cải xanh giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong loại rau này sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, các loại khoáng chất và vitamin trong bông cải xanh còn giúp bé phát triển chiều cao và duy trì xương chắc khỏe.

Thịt gà nấu canh với rau gì

Thịt gà nấu với bông cải xanh là một món ăn dặm dinh dưỡng cho bé

Nguyên liệu:

  • Bông cải xanh/súp lơ xanh

Cách chế biến:

  • Sơ chế: thịt gà rửa sạch, xay nhỏ. Súp lơ xanh rửa sạch, hấp mềm rồi đem xay nhuyễn. 

  • Cho gạo tẻ đã xay nhỏ vào nước, ninh nhừ để thành cháo. Khi cháo chín thì mẹ cho súp lơ, cũng thịt gà đã chế biến vào nấu chín mềm. 

  • Tắt bếp, nêm thêm chút dầu ăn cùng gia vị. 

Vậy là mẹ đã có một món cháo ăn dặm từ thịt gà cho bé yêu thưởng thức!

Thịt gà nấu canh với rau gì

Súp lơ xanh nấu với gì cho bé ăn dặm

Cháo thịt gà kết hợp với cà rốt

Nhiều bà mẹ vẫn còn phân vân khi không biết kết hợp thịt gà với rau gì cho bé ăn dặm thì cà rốt chắc là là một nguyên liệu mà mẹ không nên bỏ qua. Trong cà rốt có chứa nhiều vitamin A, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. Một điểm cộng cho món cháo gà cà rốt đó là thời gian chế biến vô cùng nhanh chóng, phụ huynh dù bận rộn cũng có thể làm cho bé ăn dặm. 

Thịt gà nấu canh với rau gì

Thịt gà kết hợp với cà rốt giúp bữa ăn của trẻ được đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

Nguyên liệu:

Chế biến:

  • Sơ chế nguyên liệu: Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Thịt gà làm sạch rồi đem xay nhuyễn. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xay nhỏ.

  • Phi thơm hành tím với một chút dầu ăn rồi cho thịt gà vào xào cùng đến khi chín hẳn. 

  • Cho thịt gà, cà rốt vào ninh cùng nồi cháo trắng ở lửa nhỏ. Nêm nếm gia vị vừa ăn cho bé. Mẹ lưu ý chỉ nên thêm một chút gia vị, không nên để bé ăn quá mặn.

Bánh khoai tây thịt gà

Thịt gà nấu canh với rau gì

* Món thích hợp với các bé từ 8 tháng tuổi, nguyên liệu đủ cho khẩu phần ăn 3 bé.

Nguyên liệu:

  • ~400g Khoai tây
  • 200g thịt gà (phần ức gà)
  • 1 củ cà rốt nhỏ
  • 1 ít bơ và nửa thìa canh sữa
  • Tương cà

Chế biến:

  • Sơ chế:
    Thịt gà băm nhỏ
    Khoai tây gọt vỏ và cắt thành khúc
    Cà rốt xắt nhỏ
  • Pha chút muối vào nước, nấu khoai tây cho đến khi chín mềm. Tán nhuyễn với sữa và bơ. Nêm nếm cho vừa ăn.
  • Cho thịt gà băm, cà rốt vào nấu khoảng 7 phút
  • Cho tất cả vào máy xay thực phẩm trong vài giây để có hỗn hợp mịn hơn, phù hợp cho bé ăn dặm.
  • Cho hỗn hợp vào lại chảo, thêm nước sôi, tương cà. Đậy vung nấu thêm 5 phút.
  • Làm nóng lò nướng trước. Chia hỗn hợp thành 3 phần và phủ khoai tây nghiền lên trên. Quết thêm bơ và nướng đến khi chín vàng.
  • Trang trí thêm nếu muốn và cho bé thưởng thức.

Lưu ý khi cho bé ăn thịt gà

Trẻ nên và không nên ăn bộ phận nào của con gà?

Mặc dù thịt gà bổ dưỡng và giàu chất dinh dưỡng, thường được cha mẹ lựa chọn làm bữa ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của gà cũng tốt cho sức khỏe của bé. Một vài bộ phận như cổ gà, da gà và nội tạng có tồn đọng chất độc hại do cơ chế bài tiết của cơ thể gà. Chính vì vậy mẹ không nên cho bé ăn những phần này. 

  • Cổ gà: là nơi tập trung của nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết giải độc. Do đó mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ ăn hay ngậm cổ gà vì chất độc tồn dư có thể ảnh hưởng tới con yêu.

  • Da gà: trong da gà chứa hàm lượng cholesterol cao, không thích hợp cho hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện của trẻ. Bên cạnh đó, theo quan điểm của Đông Y, ăn da gà dễ sinh phong và dẫn tới ho, dị ứng, ngứa ngáy. 

  • Nội tạng: hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đồng thời, nội tạng cũng là bộ phận dễ nhiễm virus, ký sinh trùng và vi khuẩn. Vì vậy, nội tạng không thích hợp để cho bé ăn dặm. 

Chế biến thịt gà cho bé

  • Đối với những bé ăn dặm còn chưa mọc răng, mẹ nên xay nhuyễn thịt gà cho bé và lọc xương kỹ càng, tránh để bé bị hóc. 

  • Mẹ cần chọn thịt gà tươi mới. Thịt khi mua về chưa dùng ngay cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, có đậy nắp kín để tránh nhiễm khuẩn chéo ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. 

Một số loại rau không nên nấu với thịt gà mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm

Trên thực tế, thịt gà là một thực phẩm dinh dưỡng, có thể kết hợp với rất nhiều loại rau khác nhau để tạo ra những bữa ăn dặm phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, vẫn có một số loại rau được chuyên gia khuyên không nên kết hợp cùng thịt gà mà mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn dặm

  • Rau răm: một số nghiên cứu đã chỉ ra, rau răm kết hợp với thịt gà sẽ sinh độc tố, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.

  • Rau cải: theo Đông Y, rau cải có tính hàn, xung đột với tính ngọt, ấm của thịt gà. Kết hợp hai loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể sinh nhiệt, dẫn đến nóng trong người, sốt, mệt mỏi. 

  • Rau kinh giới: Kinh giới được sử dụng như một loại rau sống, ăn kèm với rất nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, kinh giới và thịt gà lại là hai món đại kỵ. Nếu cố tình nấu chung với nhau có thể dẫn tới hiện tượng chóng mặt, khó chịu, buồn nôn.

Trẻ mọc răng có được ăn thịt gà không?

Trẻ trong giai đoạn ăn dặm cũng là thời điểm mọc răng, nhiều mẹ băn khoăn không biết trẻ mọc răng có ăn được thịt gà không. Câu trả lời là Có. Thịt gà không khiến bé bị đau răng nhưng lo ngại của người, trái lại, sợi gà có thể khiến bé giảm bớt cơn đau nhức ở nướu. Một lưu ý nhỏ là cần vệ sinh răng miệng kỹ càng, tránh thịt gà giắt lại làm sâu răng bé.

Thịt gà nấu canh với rau gì

Làm gì khi trẻ mọc răng

Trên đây là một số công thức trả lời cho câu hỏi: “Thịt gà nấu với rau gì cho bé ăn dặm vừa ngon lại vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng?” mà mẹ có thể tham khảo để đa dạng thực đơn cho con mỗi ngày, đồng thời nắm được những lưu ý khi chế biến thịt gà cho bé yêu nhà mình. 

Canh thịt gà nấu với gì?

Canh gà nấm. ... .
Canh gà hạt sen. ... .
Canh gà nấu măng. ... .
Canh gà bí đao. ... .
Canh gà nấu tỏi. ... .
Canh gà nấu gừng. ... .
Canh gà lá quế ... .
Canh gà khoai sọ.

Thịt gà luộc ăn kèm với rau gì?

Vì thế, khi bạn kết hợp thịt cùng với các loại rau củ ngũ cốc trên có thể giảm khả năng tiêu hóa thức ăn và gây nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bạn chỉ nên ăn thức ăn nhiều đạm hay thịt gà với rau củ ít tinh bột như bông cải xanh, bắp cải, cần tây, dưa chuột, tỏi, đậu xanh, rau lá xanh, hành, tảo và bí ngòi.

Thịt gà kỵ với rau cái gì?

Thịt gà kỵ nấu cùng rau cải xanh Trong Đông Y, cải xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng làm ấm tỳ vị, giải chứng cảm hàn, kích thích tiêu hóa, thông đờm,... Thịt gà cũng có tính ôn. Vì vậy khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể gây tăng nhiệt nhiều cho cơ thể.

Thịt gà nấu cháo với rau gì?

Các loại rau: Súp lơ xanh, súp lơ trắng, rau ngót, rau dền, rau lang....
Các loại củ: Cà rốt, khoai tây, bí đỏ, bí đao, khoai lang....
Các loại quả: Táo tây, nho, xoài, lê....
Các loại hạt: Đậu đỗ, đậu đen, đậu xanh, hạt sen....
Một số loại nấm: Nấm rơm, nấm hương....