Thông tư hướng dẫn cải cách tiền lương 2022

Theo tin từ Bộ Nội vụ, cơ quan này vừa ban hành Công văn số 3538/BNV-TCBC về việc tính hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế.

Theo đó, căn cứ Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 hướng dẫn một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP [có hiệu lực đến hết 31/12/2021]. Tuy nhiên, các nội dung này tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 và Nghị định 143/2020/NĐ ngày 10/12/2020 của Chính phủ [trong đó đã cụ thể hóa một số nội dung hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC]. Vì vậy kể từ ngày 1/1/2022, các nội dung hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC được thực hiện như sau:

Về quản lý và sử dụng biên chế đã thực hiện tinh giản, thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018. Về đối tượng tinh giản biên chế do sức khỏe không bảo đảm, thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ ngày 10/12/2020.

Về tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế, thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Riêng về cách tính tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế được thực hiện: Với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh; phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu lương được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2019/TT-BNV ngày 25/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị SNCL của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH và hội.

Cán bộ, công chức bộ phận ''một cửa'' UBND huyện Thanh Trì [Hà Nội]
trong giờ làm việc

Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, trước ngày 1/5/2013, hệ số mức lương được tính theo bảng lương của thành viên chuyên trách HĐQT, bảng lương của Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc kế toán trưởng ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định hệ số thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty nhà nước. Từ ngày 1/5/2013 trở đi, hệ số mức lương được tính theo quy định tại bảng hệ số mức lương của viên chức quản lý chuyên trách ban hành kèm theo Nghị định 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chế độ tiền lương; thù lao, tiền thưởng đối với thành viên HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Thời gian để tính chế độ tinh giản biên chế, thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP.

Về chính sách nghỉ hưu trước tuổi, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP và Văn bản 4126/BNV-TCBC ngày 24/8/2021 của Bộ Nội vụ về xác định tuổi hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Nghị định 143/2020/NĐ-CP. Về chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương từ NSNN, thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Về chính sách thôi việc ngay, thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP. Về chính sách với người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức, thực hiện theo Điều 11 Nghị định 108/2014/NĐ-CP...

Về nguồn kinh phí, chấp hành kinh phí và quyết toán, thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 31/2019/TT-BTC ngày 5/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế [được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 117/2021/TT-BTC ngày 21/12/2021].

Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ Công văn này để tính hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế từ ngày 1/1/2022 đối với các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP [được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 113/2018/NĐ-CP và 143/2020/NĐ-CP].

Cải cách tiền lương từ tiết kiệm chi thường xuyên và một phần thu sự nghiệp

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2022/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước [NSNN] năm 2023, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2023 – 2025, có hiệu lực thi hành từ 12/9/2022.

Thông tư hướng dẫn cụ thể về dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng [phần NSNN đảm bảo], trợ cấp ưu đãi người có công.

Cụ thể, các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ tiết kiệm chi thường xuyên và một phần thu sự nghiệp theo quy định của Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Các cơ quan, đơn vị hành chính ở trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù, dự kiến quỹ lương mới theo cơ chế được cấp thẩm quyền phê duyệt [nếu có], hoặc theo quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 1/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời báo cáo cụ thể các tác động tăng, giảm so với quỹ lương hiện hành và khả năng cân đối từ các nguồn được để lại.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, trong đó, phải tự đảm bảo phần tiền lương tăng thêm phù hợp với mức tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.

Các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương.

Đối với kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng [phần NSNN đảm bảo], trợ cấp ưu đãi người có công, các bộ, cơ quan căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng được giao thực hiện lập dự toán chi theo chế độ nhà nước quy định.

Khánh Linh


TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Ảnh minh họa [Nguồn: Internet]


Theo đó, Thông tư nêu rõ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định để dành nguồn điều chỉnh mức lương cơ sở lên mức 1,6 triệuđồng/tháng từ ngày 01/07/2020.

Các Bộ, cơ quan Trung ương khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc;Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2020 [trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ] theo quy định để tạo nguồn cải cách tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 của các địa phương

Theo Thông tư, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 của các địa phương bao gồm: 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2019 thực hiện so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% tăng thu ngân sách địa phương [không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết] dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% tăng thu ngân sách địa phương [không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết] dự toán năm 2019 so với dự toán năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% tăng thu ngân sách địa phương; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước] dự toán năm 2020 so với dự toán năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% kinh phí ngân sách địa phương giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập; Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2019 chưa sử dụng hết chuyển sang;10% tiết kiệm chi thường xuyên [trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ] dự toán năm 2017 đã được cấp có thẩm quyền giao; 10% tiết kiệm chi thường xuyên [trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ] tăng thêm năm 2020 so với năm 2017 theo Quyết định giao dự toán năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2020. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020...

Ngân sách Trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương ngân sách khó khăn sau khi đã cân đối nguồn điều chỉnh tiền lương mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.

Sau khi cân đối nguồn để thực hiện cải cách tiền lương nêu tại khoản 3 Điều này, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội do trung ương ban hành. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.

Các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương, trường hợp xác định bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho cả lộ trình đến năm 2025, không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ, thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng nguồn làm lương còn dư để đầu tư các dự án đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật…

Thông tư này áp dụng đối với năm ngân sách 2020./.


Anh Cao

Video liên quan

Chủ Đề