Thu nhập bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân

Nhiều người băn khoăn, không biết hiện nay "Mức lương từ bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân?". Trong bài viết này, công ty kế toán thuế TinLaw sẽ phân tích chi tiết vấn đề này để quý độc giả có thể hiểu rõ hơn.

Thu nhập từ bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn liên quan, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn xác định cá nhân cư trú hay không cư trú

Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

"Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập”

Theo khoản 2, điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thì tiền lương tiền công là 1 trong các khoản thu nhập chịu thuế.

“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

...."

⇒ Như vậy: Dù là cá nhân cư trú hay không cư trú, khi phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam đều được tính là đối tượng có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ. Còn thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản được miễn thuế.

Cụ thể:

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế: Mức giảm trừ 11 triệu đồng/tháng,
  • Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
  • Bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện: Bảo hiểm xã hội 8%, bảo hiểm y tế 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%.
  • Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

>> Xem chi tiết: Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

>> Xem thêm: Các khoản thu nhập miễn thuế, không tính thuế thu nhập cá nhân

Từ quy định nêu trên, nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công người lao động nhận được trừ (-) đi các khoản miễn thuế và các khoản giảm trừ (11 triệu đồng/tháng giảm trừ cho bản thân, 4.4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc, bhxh,...) mà vẫn dương (>0) thì mới phải tính thuế thu nhập cá nhân. Tức là thu nhập tính thuế > 0 thì mới cần xác định số tiền thuế phải nộp.

⇒ Như vậy, ít nhất thu nhập từ tiền lương, tiền công phải trên 11 triệu đồng/ tháng (và không có người phụ thuộc) thì mới có khả năng nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải trên 15,4 triệu đồng.

Ví dụ: Ngày 31/01/2022, ông Nguyễn Văn A được thanh toán tiền lương tháng 1 là 18.300.000 vnđ.

Trong đó:

  • Lương cơ bản (Lương tham gia BH: 6.000.000),
  • Tiền ăn ca: 700.000.
  • Tiền hỗ trợ điện thoại: 1.000.000,
  • Tiền hỗ trợ xăng xe đi lại: 3.000.000.
  • Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ: 3.600.000,
  • Tiền thưởng: 4.000.000
  • Các khoản BH phải đóng là: 10,5% (BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%) trên mức lương tham gia BH là: 6.000.000 = 630.000
  • Ông A có nuôi 1 con nhỏ (Đã Đăng ký giảm trừ gia cảnh)

Để xác định mức lương có đóng thuế thu nhập cá nhân hay không, các bạn thực hiện như sau: 

  • Thu nhập chịu thuế = 18.300.000 - (700.000 + 1.000.000) = 16.600.000
  • Thu nhập tính thuế TNCN = 16.600.000 - (11.000.000 + 4.400.000 + 630.000) = 570.000 (>0, nên ông A phải nộp thuế) 
  • Thuế TNCN Ông A phải nộp là:

Cách 1: (Theo phụ lục 01/PL-TNCN bên trên)

Thu nhập tính thuế = 570.000 (Thuộc bậc 1: "Đến 5 triệu đồng (trđ)")

-> Thuế TNCN phải nộp = 0 trđ + 5% TNTT (Thu nhập tính thuế)

= 0 + (5% x 570.000) = 28.500

Cách 2: (Theo phụ lục 01/PL-TNCN bên trên) (Cách này sẽ nhanh hơn rất nhiều khi tính thuế cho những người có nhiều bậc)

Thu nhập tính thuế = 570.000 (Thuộc bậc 1: "Đến 5 triệu đồng (trđ)")

-> Thuế TNCN phải nộp = 5% TNTT (Thu nhập tính thuế)

= 5% X 570.000 = 28.500

Như vậy, tháng 1 ông A phải nộp 28.500 đồng thuế TNCN.

Đặc biệt, Theo Luật Quản lý thuế 2019 vừa được Quốc hội Khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 13/6/2019, từ 01/7/2020 cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống sẽ được miễn nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Bảng mức lương phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Để các bạn tự xác định được mức thu nhập từ bao nhiêu mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân, TinLaw đã tính một số mức thu nhập phổ biến phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong bản bên dưới:

STT

Số người phụ thuộc

Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng

Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm

1

Không có người phụ thuộc

> 11 triệu đồng

> 132 triệu đồng

2

Có 01 người phụ thuộc

> 15,4 triệu đồng

> 184,8 triệu đồng

3

Có 02 người phụ thuộc

> 19,8 triệu đồng

> 237,6 triệu đồng

4

Có 03 người phụ thuộc

> 24,2 triệu đồng

> 290,4 triệu đồng

5

Có 04 người phụ thuộc

> 28,6 triệu đồng

> 343,2 triệu đồng

Lưu ý: Thu nhập trong bảng ở trên là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:

  • Các đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
  • Thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.
  • Các khoản không tính thuế thu nhập cá nhân như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…

>> Xem chi tiết: Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Trên đây TinLaw vừa giải đáp xong thắc mắc mức lương phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu vẫn còn vấn đề không rõ hoặc có câu hỏi liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, quý độc giả vui liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn, giải đáp.

Gọi ngay!!!

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw