Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tính chung giai đoạn 2016-2020, bội chi NSNN đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội.

Bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 đảm bảo mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội

Hoa Sơn

10:25 08/01/2021

Tính chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) bình quân khoảng 3,6%GDP, đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - NSNN năm 2020 và triển khai nhiệm vụ tài chính NSNN năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, bội chi NSNN năm 2020 ước khoảng 248,5 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 14 nghìn tỷ đồng so với dự toán, bằng khoảng 10,5% mức Quốc hội cho phép điều chỉnh (tăng tối đa 133,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,15% GDP).

“Tính chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, bội chi NSNN bình quân khoảng 3,6%GDP, đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định.

Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, trong năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước, chủ yếu là huy động vốn trung và dài hạn và không vay thêm từ các tổ chức tài chính quốc tế, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Cụ thể, ngày 08/4/2020, Fitch đã quyết định giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia ở mức BB và điều chỉnh triển vọng từ tích cực sang ổn định. Tiếp đó, ngày 21/5/2020, S&P tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB, triển vọng ổn định. Cũng trong tháng 5/2020, Moody’s cũng giữ nguyên hệ số tín nhiệm của Việt Nam.

Kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 đã dài gấp trên 3,5 lần so với năm 2011 (từ mức 3,9 năm năm 2011 lên bình quân 13,94 năm 2020), nâng kỳ hạn nợ bình quân danh mục trái phiếu Chính phủ thời điểm cuối năm 2020 lên 8,42 năm, dài gấp gần 5 lần so với thời điểm cuối năm 2011 (1,84 năm). Trong khi đó, lãi suất huy động bình quân cũng giảm mạnh, từ mức 12,01% bình quân năm 2011, xuống còn khoảng 2,86% năm 2020.

Bên cạnh đó, thực hiện các quy định của Luật quản lý nợ công, bám sát các mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện việc tổ chức tái cơ cấu danh mục nợ, hoán đổi trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài, qua đó kéo dài kỳ hạn còn lại, giảm áp lực trả nợ, cắt đỉnh nợ cho NSNN.

Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, từ năm 2016 đến nay, đã thực hiện hoán đổi gần 6 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đang lưu hành, trong đó 50% được kéo dài thời hạn từ 5,9 năm lên 25,4 năm (tăng 4,3 lần), 50% còn lại từ 1,17 năm lên 13,09 năm (tăng 11,2 lần).

Trong năm 2020, công tác trả nợ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết. Đồng thời, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, quản lý chặt chẽ bảo lãnh Chính phủ và vay về cho vay lại; tăng cường giám sát, kiểm soát bội chi và vay nợ của ngân sách địa phương, qua đó, góp phần giảm nợ công. Đến cuối năm 2020, dư nợ công khoảng 55,8% GDP, nợ Chính phủ khoảng 49,6% GDP, trong phạm vi giới hạn cho phép.

In bài viết

bộ tài chính tín nhiệm quốc gia bội chi ngân sách nhà nước

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

    Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo các biện pháp chống thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản

  • Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

    Siết chặt thanh tra, kiểm soát kê khai hải quan gian dối để trốn thuế

  • Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

    Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tin nổi bật

Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo các biện pháp chống thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản

Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Siết chặt thanh tra, kiểm soát kê khai hải quan gian dối để trốn thuế

Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Bộ Tài chính liên tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc Phiên họp thứ 10