Thuốc antacid uống trước hay sau ăn

Antacid là thuốc gì và sử dụng như thế nào được nhiều người quan tâm, bởi chắc hẳn đây là nhóm thuốc chữa bệnh dạ dày, tiêu hóa phổ biến không cần kê đơn, dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc. Tuy vậy, việc sử dụng thuốc Antacid vẫn cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trong một số trường hợp nhất định.

Antacid là nhóm thuốc kháng axit không cần kê đơn, có tác dụng trung hòa axit dạ dày để làm giảm các triệu chứng do dư thừa axit dạ dày gây ra như:

Thành phần phổ biến của thuốc Antacid là canxi cacbonat, magie cacbonat, natri bicarbonat,... có tác dụng nhanh và mạnh. Tuy nhiên chỉ giúp làm giảm các triệu chứng tạm thời chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, cách dùng thuốc an toàn và hiệu quả nhất là theo hướng dẫn sử dụng. Đối với nhóm thuốc Antacid, tốt nhất là nên dùng trong hoặc sau khi ăn, trước lúc ngủ, vì đây là thời điểm triệu chứng ợ nóng, khó tiêu thường xuất hiện và thuốc sẽ có tác dụng kéo dài hơn.

Lưu ý, nếu đang dùng các loại thuốc khác, để tránh làm giảm hiệu quả, không nên uống các loại thuốc này trong khoảng 2 - 4 giờ sau khi sử dụng Antacid. Ngoài ra, cũng không nên dùng rượu khi uống thuốc Antacid vì làm cho dạ dày bị kích ứng và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhóm thuốc Antacid có thể dùng được cho trẻ em, tuy nhiên liều dùng sẽ thấp hơn. Trong trường hợp phải dùng thuốc liên tục, nếu quên 1 liều, nên uống thuốc ngay khi nhớ ra, tránh tự ý uống gấp đôi liều dùng. Còn nếu đã đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều dùng đã quên.

Thành phần phổ biến của thuốc Antacid là canxi cacbonat, magie cacbonat, natri bicarbonat,...

Nhóm thuốc Antacid rất hiếm khi gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số triệu chứng vẫn có khả năng gặp phải trong trường hợp sử dụng thuốc đúng cách:

  • Táo bón;
  • Nhuận tràng;
  • Dị ứng;
  • Trở nên nhạy cảm và phản ứng với một số loại thức ăn, thực phẩm.

Cũng như nhiều loại thuốc khác, việc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn đều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Với nhóm thuốc Antacid, một số loại có chứa canxi, vì vậy dùng quá liều hoặc lạm dụng có thể gây:

  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Sỏi thận;
  • Tâm trạng thay đổi;
  • Nhiễm kiềm.

Các loại thuốc thuộc nhóm Antacid thường an toàn để sử dụng, nhưng đối với loại có thành phần là magie cacbonat và aluminium hydroxide, người có vấn đề về sức khỏe nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Mặc dù Antacid là thuốc không kê đơn nhưng những trường hợp sau cần có sự tư vấn của bác sĩ:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc nuôi con bằng cho bú sữa mẹ;
  • Trẻ dưới 12 tuổi hoặc mắc bệnh gan, thận hoặc suy tim;
  • Người trưởng thành bị xơ gan hoặc cao huyết áp, cần hạn chế lượng natri tiêu thụ, vì một số loại thuốc Antacid có thành phần là natri;
  • Đang uống thuốc chống đông máu hoặc chống tiểu cầu. Đây là những thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu nếu bạn dùng Antacid có thành phần là Aspirin.
  • Người cao tuổi [trên 60 tuổi], có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc rối loạn chảy máu, người có thói quen sử dụng đồ uống có cồn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Antacid có thành phần là aspirin.

Không nên dùng rượu khi uống thuốc Antacid vì làm cho dạ dày bị kích ứng

Việc sử dụng thuốc Antacid có thể giúp làm giảm các triệu chứng do dư thừa axit dạ dày gây ra. Nhưng trong một số trường hợp, những triệu chứng này lại là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. Khi đó, việc dùng thuốc Antacid chỉ làm giảm triệu chứng bệnh chứ không chữa được bệnh. Vì vậy, nếu dùng thuốc Antacid không giúp giảm đau, bạn cần đến thăm khám bác sĩ sớm.

Ngoài các vấn đề dạ dày, đau tim cũng có thể bị nhầm lẫn với đau dạ dày. Khi đau tức ngực kèm theo các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, đau ngực lan đến vai, cánh tay, hàm, đau cổ hoặc đau lưng, buồn nôn, nôn, người bệnh cần liên hệ cấp cứu ngay lập tức.

Chắc hẳn bạn đã biết “Antacid là thuốc chữa bệnh gì” sau khi đọc bài viết này. Tuy nhiên, bạn cần nhớ là thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu có dấu hiệu mắc bệnh, tốt nhất là bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán xác định và có phác đồ điều trị phù hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Việc lựa chọn thời điểm uống thuốc hợp lý là một yếu tố quan trọng giúp thuốc đạt được nồng độ cao trong máu, nâng cao hiệu quả điều trị cũng như giảm đi các tác dụng không mong muốn.

Để chọn được một thời điểm uống thuốc hợp lý phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố. Thứ nhất phải căn cứ vào mục đích dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc ngủ thì phải uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, thuốc hạ sốt, giảm đau uống khi có sốt hoặc đau. Thứ hai là yếu tố dược lý thời khắc, tức là ảnh hưởng của nhịp sinh học đối với tác dụng của thuốc. Ví dụ, thuốc giảm tiết dịch vị nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ vì HCl tiết nhiều vào ban đêm. Thứ ba, phải xem xét đến tương tác giữa thuốc với đồ ăn và nước uống để quyết định uống thuốc trong bữa ăn hay xa bữa ăn. Cuối cùng là phải căn cứ vào tương tác giữa các thuốc với nhau để xem có thể dùng thuốc cùng nhau hay phải dùng cách xa.

Mặc dù vậy vẫn có một số nguyên tắc chung trong chọn thời điểm uống thuốc:

Mỗi loại thuốc lại có thời điểm uống khác nhau.

Thuốc nên uống vào bữa ăn

Đó là các loại thuốc kích thích tiêu hóa [như rượu khai vị kích thích bài tiết dịch vị, hay các enzym tiêu hóa pepsin, pancreatin] nên uống trước bữa ăn 10 - 15 phút. Thuốc điều trị đái tháo đường loại ức chế men gluconidase cũng nên uống vào thời điểm này để ngăn chặn việc hấp thu glucose từ bữa ăn.

Những thuốc kích ứng mạnh đường tiêu hóa như doxycyclin, kháng sinh quinolon, muối kali... nên uống vào lúc ăn để giảm kích ứng mà không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc vì thức ăn không làm giảm hấp thu các thuốc này. Còn với thuốc kích ứng tiêu hóa mạnh nhưng lại bị thức ăn làm giảm hấp thu thì cần phải có những biện pháp khắc phục nhất định. Ví dụ như với trường hợp aspirin, kích ứng niêm mạc tiêu hóa mạnh nhưng sự hấp thu thuốc lại giảm khi ăn no, thì cần phải sử dụng cùng thuốc bao che niêm mạc dạ dày để có thể uống thuốc trước khi ăn; còn nếu muốn uống sau khi ăn thì phải dùng dạng lỏng hoặc dạng sủi bọt [vì dạng bào chế này không bị thức ăn cản trở hấp thu, trong khi aspirin dạng viên nén uống khi ăn bị thức ăn làm giảm sinh khả dụng 50%].

Những thuốc được thức ăn làm tăng hấp thu cũng nên uống cùng bữa ăn. Chẳng hạn như thức ăn giàu chất béo kích thích sự tiết mật nên tạo điều kiện cho việc hấp thu các chất tan nhiều trong mỡ như các vitamin, griseofulvin... Hay các muối khoáng cũng được hấp thu nhiều trong bữa ăn do thức ăn hoạt hóa hệ thống enzym vận chuyển các chất qua thành ruột.

Ngoài ra, các thuốc hấp thu quá nhanh lúc đói dễ gây tác dụng phụ do tăng nồng độ đột ngột trong máu như levodopa, diazepam... nên uống vào lúc no.

Thuốc nên uống xa bữa ăn [30 phút - 1 giờ trước khi ăn, 1 - 2 giờ sau khi ăn].

Thứ nhất là những thuốc bị giảm hấp thu do thức ăn như isoniazid, atenolol, sắt sulfat...

Thứ hai là những thuốc cần giảm thời gian lưu trong dạ dày vì nếu uống lúc đói, thuốc chỉ lưu lại dạ dày từ 10 - 30 phút, nhưng uống vào bữa ăn, thuốc có thể lưu lại dạ dày từ 1 - 4 giờ. Trường hợp này là những thuốc kém bền trong môi trường acid [ampicilin, erythromycin...] hay viên bao tan trong ruột, viên bao kiểm soát giải phóng khi bị lưu giữ lâu ở dạ dày màng bao có thể bị vỡ, gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Bên cạnh đó, có một số thuốc do cơ chế tác dụng cũng cần uống xa bữa ăn. Như thuốc "bọc" dạ dày sulcrafat nên uống trước bữa ăn 1 giờ để kịp thời tạo màng bảo vệ dạ dày trước khi thức ăn có mặt. Hay antacid phải uống sau ăn 1 giờ để trung hòa acid thừa sau khi đã tiêu hóa, nếu uống trước khi ăn sẽ gây hiện tượng giảm toan trong bữa ăn, cản trở sự tiêu hóa thức ăn.

Thuốc có thể uống vào thời điểm tùy ý: augmentin, digoxin...

Thuốc nên uống vào buổi sáng, ban ngày: Các thuốc corticoid nên uống 1 liều vào buổi sáng khoảng 6 - 8 giờ để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, đồng thời khiến cho tác dụng phụ [nếu có] sẽ nhẹ đi rất nhiều. Vì đây là thời điểm nồng độ hydrocortison cao nhất trong ngày, uống thuốc lúc này sẽ không phá vỡ nhịp sinh lý hoạt động của tuyến thượng thận.

Thuốc chống tăng huyết áp nên uống vào buổi sáng vì hiện tượng tăng huyết áp hay xảy ra vào buổi trưa và buổi chiều.

Thuốc kích thích thần kinh trung ương [caffein...], thuốc lợi tiểu nên uống vào ban ngày để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Thuốc nên uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ

Các loại thuốc ngủ, thuốc an thần cần uống vào thời điểm này để phát huy tác dụng của chúng.

Thuốc kháng acid, điều trị loét dạ dày nên uống trước khi đi ngủ với nguyên nhân đã nói ở trên.

Thuốc chống hen nên uống vào buổi tối vì từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng là thời gian người bệnh mẫn cảm nhất với achetyl cholin và histamin dẫn đến co thắt phế quản. Uống thuốc vào thời điểm đó sẽ giúp đề phòng và giảm nhẹ cơn hen xảy ra.

Như vậy có được sự hợp tác của người bệnh trong việc dùng đúng loại thuốc, đủ liều và dùng thuốc vào thời điểm hợp lý trong ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ là nhân tố vô cùng quan trọng giúp điều trị thành công.

                                                                               Theo Báo SKĐS

Video liên quan

Chủ Đề