Thuốc kháng sinh răng cho bà bầu

Khi mang thai, cơ thể của người mẹ có rất nhiều thay đổi về nội tiết tố hay các hoocmon khiến mẹ bầu rất dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.

Những bệnh lý này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy cực kỳ khó chịu và đau nhức vùng răng miệng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống cũng như cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Khi đó nhiều mẹ bầu băn khoăn có nên uống thuốc giảm đau răng không? Uống thuốc giảm đau răng khi mang thai có hại không?

Uống thuốc giảm đau răng khi mang thai có hại không?

1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau răng khi mang thai

Trước khi tìm hiểu vấn đề uống thuốc giảm đau răng khi mang thai có hại không thì chúng ta sẽ xác định nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp tình trạng đau răng.

  • Ốm nghén: Các cơn ốm nghén khi mang thai có thể là nguyên nhân gây đau nhức răng nướu. Bởi khi mẹ bầu bị nghén sẽ có một lượng dịch vị axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng. Chính chất axit này sẽ khiến răng miệng mẹ bầu bị ảnh hưởng, dẫn đến các bệnh lý sâu răng gây đau nhức răng.
  • Chế độ ăn uống: Mẹ bầu thường ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn uống nhiều các thực phẩm nhiều đường, tinh bột để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Lúc này, nếu không vệ sinh răng miệng thì rất dễ hình thành vi khuẩn gây hại trong khoang miệng gây ra các bệnh lý răng miệng gây đau răng.
  • Thiếu hụt canxi: Canxi là thành phần rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Nếu bà bầu không hấp thụ đầu đủ lượng canxi cần thiết trong suốt thai kỳ thì sẽ khiến răng thiếu hụt canxi do cơ thể tự động lấy đi lượng canxi để lấp vào. Lúc này, răng sẽ yếu dần dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra những cơn đau nhức răng miệng.

Đau răng khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Nội tiết tố: Do thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai nên mẹ bầu dễ bị viêm nướu hơn bình thường. Viêm nhiễm vùng chân răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm phát sinh vấn đề về răng, gây đau răng.
  • Mọc răng khôn: Mẹ bầu cũng có thể gặp vấn đề đau nhức răng do mọc răng khôn, đặc biệt là các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm rất nguy hiểm.

Xem thêm: Biến chứng răng khôn bạn cần đặc biệt lưu ý

2. Uống thuốc giảm đau răng khi mang thai có hại không?

Giai đoạn mang thai khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn bình thường, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Ở giai đoạn này, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều cần có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý uống thuốc giảm đau răng khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:

  • Ibuprofen: Tuyệt đối không sử dụng trong giai đoạn thai kỳ tuần thứ 30 trở đi bởi nó có thể gây tai biến là cho trẻ bị tim bẩm sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
  • Naproxen: Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu sử dụng thuốc có chứa Naproxen sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cao gấp 3 lần, dễ sinh non và trẻ sinh ra bị dị tật. Loại thuốc này cũng không được sử dụng trong 3 tháng cuối vì nó có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Aspirin: Loại thuốc có chứa thành phần này không nên sử dụng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì. Ở giai đoạn đầu dễ gây sinh non và thai nhi có nguy cơ dị tật cao, ở giai đoạn cuối thì có thể làm chậm quá trình chuyển dạ. Thậm chí còn khiến động mạch của thai nhi đóng sớm gây dị tật ở tim và phổi.
  • Paracetamol: Uống thuốc giảm đau răng khi mang thai có thành phần Paracetamol vẫn có thể được sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý đến liều lượng vì nếu sử dụng quá liều sẽ gây ngộ độc gan, sinh non, băng huyết khi sinh, có trường hợp trẻ sinh ra mắc hội chứng rối loạn tăng động.

Nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn mang thai nên uống thuốc gì để giảm đau răng

Nếu gặp phải vấn đề đau răng khi mang thai thì tốt nhất mẹ bầu nên đến gặp nha sĩ để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Nếu có sử dụng thuốc giảm đau răng theo chỉ định của bác sĩ thì cũng được đảm bảo đúng loại, đúng liều lượng để không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và bé.

3. Đau răng khi mang thai nên làm gì?

Như vậy, uống thuốc giảm đau răng khi mang thai cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ nha khoa. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện một số cách giảm đau an toàn ngay tại nhà như sau:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày: Việc này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, chống viêm nhiễm và làm sạch răng miệng rất hiệu quả.
  • Chườm đá lạnh có thể tạm thời gây tê tại vị trí đau răng giúp bà bầu thoải mái hơn rất nhiều.
  • Chườm ấm cũng là một cách giảm đau răng an toàn giúp mẹ bầu xoa dịu sự khó chịu ở răng miệng.

Một số lưu ý khi vệ sinh răng miệng ở mẹ bầu:

  • Đánh răng đúng cách sẽ hạn chế được các bệnh lý răng miệng phát sinh ở mẹ bầu. Thực hiện chải răng đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, chải răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu lợi.
  • Lựa chọn loại bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ để thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng.
  • Mặc dù mẹ bầu có thể thấy buồn nôn khi chải răng nhưng đừng nên ngừng đánh răng mà hãy tập trung suy nghĩ sang một việc khác để vượt qua cảm giác này.

Xem thêm: 7 sai lầm thường gặp khi vệ sinh răng miệng mà bạn cần bỏ ngay lập tức

Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng khi mang thai để hạn chế bệnh răng miệng

Bên cạnh đó, việc bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai là rất quan trọng, đặc biệt là các thành phần canxi cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy đảm bảo rằng mẹ bầu đang được chăm sóc đúng cách để có quá trình mang thai và sinh đẻ thuận lợi nhất.

Đau răng trong khi có bầu được gây ra bởi sự gia tăng các cấp độ nội tiết tố trong cơ thể làm cho răng và nướu răng dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu tình trạng này không được chữa trị, khối u có thể phát triển trên nướu răng.

Kết quả, bạn sẽ dễ bị sưng và chảy máu nướu răng khiến việc ăn uống hoặc nói của bạn bị đau đớn, khiến bạn chỉ muốn uống thuốc giảm đau để nhanh chóng dứt khỏi những cơn đau dai dẳng. Nhưng liệu có loại thuốc nào không ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Có nên uống thuốc đau răng khi mang bầu không?

Khi đau răng có thể sử dụng loại thuốc giảm đau chứa acetaminophen [paracetamol] giúp giảm đau nhức. Acetaminophen hoạt động bằng cách làm mê các thụ thể cảm giác đau trong cơ thể của bạn vì vậy bạn sẽ không có cảm giác đau và được giảm đau tạm thời. Tránh sử dụng thuốc giảm đau có chứa ibuprofen và aspirin, vì chúng ảnh hưởng đến thai nhi và không thích hợp cho phụ nữ mang thai.


Khi đau răng có thể sử dụng loại thuốc giảm đau chứa acetaminophen

Bên cạnh đó, bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau bừa bãi khi bị đau răng vì thuốc có thể ảnh hưởng đến bé yêu, chẳng hạn như Tetracycline làm răng bé có màu nâu hoặc đen… Nhiều loại thuốc bị chống chỉ định cho phụ nữ mang thai như: Ibuprofène, Aspirine hay Piroxicam. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cho bạn dùng Doliprane hay Amoxiciline để giảm đau, chống viêm.


Không được sử dụng loại thuốc bị chống chỉ định cho phụ nữ mang thai như: Ibuprofène

Gọi điện cho bác sĩ trước khi sử dụng một loại gel hoặc kem chứa Benzocain - một tác nhân gây tê trong miệng của bạn. Dùng các loại thuốc tê trong miệng này hiệu quả giảm đau rất tốt nhưng cần kiểm tra đảm bảo rằng nồng độ thuốc này là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Nếu bác sĩ của bạn đồng ý cho sử dụng, thì dùng thuốc tê mỡ để lên ngón tay của bạn, sau đó chà trên răng đau và nướu răng của bạn. Lặp lại khi cần thiết, tuy nhiên nước bọt của bạn sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tê theo thời gian.


Gọi điện cho nha sĩ trước khi sử dụng một loại gel hoặc kem chứa Benzocain

Ngoài ra, trong khi mang bầu, bạn nên đặc biệt chăm sóc nha khoa để ngăn ngừa nhiễm trùng và nướu răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa florua để đánh răng hàng ngày và xỉa răng 1lần/ngày. Ăn nhiều canxi, vitamin C và vitamin B12 trong chế độ ăn uống khi mang thai và nó cũng là những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng. Tránh xa những loại thực phẩm có đường vì chúng làm tăng mảng bám cao răng trên răng.


Sử dụng kem đánh răng có chứa florua để ngăn ngừa nhiễm trùng và nướu răng 

2. Làm thế nào để giảm đau răng khi mang bầu?

Đinh hương:

Đây là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời cho việc đau răng trong lúc mang thai vì nó hoạt động như một loại thuốc hiệu quả. Ép, nghiến 1,2 nhánh đinh hương ở giữa răng và để cho nước ép chảy vào trong miệng. Giữ nước đinh hương ở răng đau của bạn trong vòng 1 giờ, bạn sẽ thấy sự đau đớn giảm xuống hẳn.

Dầu đinh hương cũng có thể được sử dụng cho mục đích tương tự. Lấy bông thấm dầu đinh hương và đặt nó trên răng đau. Khi dầu lan rộng, nó sẽ có tác dụng làm dịu sự đau răng.


Lấy bông thấm dầu đinh hương và đặt nó trên răng đau, sẽ có tác dụng làm dịu sự đau răng

Nước muối ấm:

Để chuẩn bị cho giải pháp này, bạn cho một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm. Đánh sạch răng miệng của bạn và súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ấm khoảng khoảng 30 giây và sau đó nhổ nó ra. Muối giúp khử trùng và có thể giết chết các vi khuẩn có trong miệng, làm dứt cơn đau tạm thời.


Súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ấm giúp khử trùng, làm dứt cơn đau tạm thời

Dùng một túi nước đá chườm lên má vùng răng bạn bị đau. Nước đá sẽ gây tê và giảm đau tạm thời cho đến khi bạn có thể đến gặp một nha sĩ.


Dùng một túi nước đá chườm lên má vùng răng bạn bị đau sẽ giảm đau

Tóm lại là trong thời gian mang bầu, các mẹ nên tránh xa các loại thuốc loại thuốc bị chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Khi bị bệnh sâu răng, để không gây ảnh hưởng đến “bé yêu”, tốt nhất bạn nên lựa chọn những phương pháp giảm đau tự nhiên. Đồng thời việc thường xuyên thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng vô cùng quan trọng đối với các mẹ bầu khi bị đau răng.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Video liên quan

Chủ Đề