Thương hiệu và nhãn hiệu có sự khác biệt như thế nào

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong đời sống, trong hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, V.L.C nhận thấy có nhiều chủ thể có sự nhầm lẫn về hai khái niệm này. V.L.C xin đưa ra một số ý kiến giúp quý khách hàng nhận biết được sự khác biệt cơ bản của hai khái niệm này

Nhãn hiệu và thương hiệu là gì?

  • Theo định nghĩa của WIPO [tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới] thì thương hiệu [Brands] có thể là dấu hiệu hữu hình và vô hình, đặc biệt là để nhận biết một sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó được sản xuất hay cung cấp bởi cá nhân hoặc một tổ chức thứ 3 khác.
  • Còn nhãn hiệu [marks] theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Về cơ bản, định nghĩa để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu là khác nhau. Ví dụ về nhãn hiệu và thương hiệu như thương hiệu Unilever có các nhãn hiệu như Sunlight, Cif, Comfort, Omo…hay thương hiệu Pepsi có nhãn hiệu như Lipton Teas, Quaker Oats, 7-Up, Lay’s Potato Chips,.. Nhãn hiệu chỉ là những yếu tố để cấu thành thương hiệu. Nhãn hiệu được coi là những dấu hiệu để phân biệt sản phẩm hàng hóa này với sản phẩm hàng hóa khác của các tổ chức, cá nhân. Trong khi đó thương hiệu là một dấu hiệu [hữu hình và vô hình] đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp.

Nhãn hiệu tiếng Anh là gì? Thương hiệu tiếng anh là gì? Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Lấy ví dụ về thương hiệu và nhãn hiệu, khi nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền. Còn khi nói tới điện thoại Iphone thì hình dung của mọi người là chiếc điện thoại “sang chảnh”. Trong khi đó, nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

1. Những điều doanh nghiệp cần biết về nhãn hiệu và thương hiệu

Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ nhất về khái niệm giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu là gì? Theo điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về nhãn hiệudấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Còn thương hiệuđược xem như là một dấu hiệu dễ dàng nhận biết về sản phẩm nào đó được cung cấp hoặc sản xuất bởi doanh nghiệp hay cá nhân nào đó [trích định nghĩa của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO].

Vì thế có thể nói đối tượng của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là nhãn hiệu và nó được cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ, còn thương hiệu được hình thành trong quá trình phát triển, xây dựng doanh nghiệp, nhằm khẳng định giá trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường.

Để người đọc dễ hiểu hơn, Global đã tổng hợp một số đặc điểm để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu như sau. Thương hiệu được cấu thành từ những yếu tố có liên quan đến nhãn hiệu. Nhãn hiệu có thể được xem như là một trong các yếu tố để so sánh, đối chiếu, phân biệt hàng hóa, sản phẩm này với hàng hóa, sản phẩm khác của các cá nhân, các tổ chức [các yếu tố ví dụ như là từ ngữ, biểu tượng của sản phẩm hàng hóa, hoặc là hình ảnh…] nhằm làm cho khách hàng dễ dàng nhận diện bề mặt bên ngoài sản phẩm, hàng hóa.

Nhãn hiệu là gì và tại sao phải đăng ký nhãn hiệu sớm?

Một vài ví dụ về nhãn hiệu và thương hiệu

“Thương hiệu” Pepsi có “nhãn hiệu” như Lay’s Potato Chips, Lipton Teas, Quaker Oats,… hoặc “thương hiệu” Honda, Yamaha, Suzuki thì những “nhãn hiệu” của các thương hiệu dành cho xe moto hai bánh trên là Dream, Wave, Future, Exciter, Raider,…

Khi nhắc tới một thương hiệu nào đó thì người ta sẽ liên tưởng đến những đặc điểm, yếu tố, nét đặc trưng để tạo nên danh tiếng cho sản phẩm. Chúng bao gồm cả kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, giá cả, hình dung được nhãn hiệu của sản phẩm. Thương hiệu thường liên quan đến cảm nhận của khách hàng về sản phẩm đó sau khi đã qua sử dụng.

Tóm lại, một sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu. Một đối thủ cố tình bắt chước logo, hoặc slogan sẽ ảnh hưởng đến nhãn hiệu!

Điểm giống và khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Điểm giống nhauthương hiệu và nhãn hiệu

– Cả thương hiệu và nhãn hiệu đều là khái niệm dùng để nhận biết về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó trên thị trường.
– Đều là sản phẩm hữu hình và có giá trị lợi ích lớn cho chính doanh nghiệp sở hữu nó.

Điểm giống và khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Điểm khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu :

Thứ nhất, Phân biệt khái niệm

  • Nhãn hiệu: Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là “ các dấu hiệu dùng những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tượng tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ [nhãn hiệu hàng hóa ] cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu được pháp luật bảo hộ.

  • Thương hiệu : là một cái tên gắn liền với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. nó thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Thứ hai, Về hình thức tồn tại.

  • Nhãn hiệu: Là những dấu hiệu được nhận biết bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Luật một số nước như Hoa Kỳ còn công nhận nhãn hiệu bằng mùi hương.

  • Thương hiệu: Là một tài sản vô hình của doanh nghiệp nó không dễ nhận biết như nhãn hiệu . Khi nói đến thương hiệu người ta liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng của sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng.

Thứ ba, Về thời gian tồn tại

  • Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu [tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng] đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.

  • Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định [thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn].

  • Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những TH nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiệu người tiêu dùng.

Thứ tư, về giá trị

  • Nhãn hiệu dau khi thực hiện thủ tục đăng lý tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ trở thành tài sản và có thể đem ra định giá. Thương hiệu thì không được đem ra định giá một cách dễ dàng vì nó gắn liền với uy tín, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ do đó các doanh nghiệp khác không thế bắt chước hay làm giả được bởi nó bao hàm cả sự tin tượng và thái độ lựa chọn của khách hàng đối với một sản phẩm của một thương hiệu nào đó.

Thứ năm, Về mặt pháp lý

  • Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;

  • Thương hiệu: Thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;

Trên đây là nội dung phân tích của luật sư Công ty tư vấn Việt Luật nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản liên quan đến các quy định của pháp luật về việc phân biệt hai thuật ngữ nhãn hiệu và thương hiệu được sử dụng như thế nào. Để nắm bắt thêm thông tin cụ thể khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Việt Luật qua số điện thoại 0965.999.345 để được tư vấn cụ thể

  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu

  • Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • 4 thay đổi liên quan đến con dấu của doanh nghiệp từ 2021
  • Video: Đăng ký hộ kinh doanh thế nào? Đóng thuế bao nhiêu?

Video liên quan

Chủ Đề