Tiêm mũi phế cầu cách mũi 6in1 bao lâu

Câu hỏi 1: Bạn Trần Thị Trang [] có hỏi:

Chào chương trình! Em đang bị quai bị ngày thứ 4, em không có cách ly hẳn với con em, bé được 18 tháng. Em chỉ đeo khẩu trang ở nhà thôi, không uống nước bằng ly chung với mọi người. Em muốn hỏi con em có nguy cơ lây bệnh cao không? Em muốn tiêm phòng vắc xin quai bị cho bé, em phải đi đến đâu? Trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã có mũi này chưa? Rất mong được trả lời sớm!

Trả lời: Chào bạn, vắc xin phòng bệnh quai bị là vắc xin sống giảm độc lực, chứa các vi rút đã được làm suy yếu và không có khả năng gây bệnh. Bệnh quai bị là bệnh có tính lây truyền cao qua tiếp xúc, dịch tiết, nước bọt, ho, hắt hơi… Thời gian lây bệnh có thể bắt đầu từ trước khi bạn có triệu chứng đầu tiên từ 7 ngày và thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Trường hợp của bạn, có thể trẻ đã phơi nhiễm với vi rút hoặc không. Bạn vẫn có thể đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị, việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vắc xin phòng bệnh quai bị hiện chưa được triển khai trong Chương trình TCMR, bạn có thể đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để các nhân viên y tế thăm khám và có chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Câu hỏi 2: Bạn Nguyễn Thị Mai Dung [] có hỏi:

Cháu muốn hỏi trong vacxin 5 in 1 ngừa viêm phổi và viêm màng não có giống vacxxin phế cầu ko ak? bé nhà cháu đã bị viêm tai giữa và viêm phế quản thì có tiêm đc mũi phế cầu ko? bé đc 12 tháng rồi ạ. Cháu xin cảm ơn ạ

Trả lời: Chào bạn, trong vắc xin 5 trong 1 có thành phần vắc xin ngừa viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, thành phần kháng nguyên này khác với thành phần khác nguyên trong vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn [Streptococcus pneumonia].

Có rất nhiều tác nhân có thể gây bệnh hoặc biểu hiện bệnh viêm tai giữa và viêm phế quản cho trẻ. Đây là những bệnh có tính lây truyền cao, diễn biến nhanh và nguy hiểm. Bạn hãy cho cháu đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin để có thể tạo miễn dịch cho trẻ chống lại bệnh. Vắc xin phòng bệnh do phế cầu hiện chưa được triển khai trong Chương trình TCMR. Bạn hãy đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để các nhân viên y tế thăm khám và có chỉ định phù hợp.

Câu hỏi 3: Bạn Nguyễn Thị Phương Thoa [] có hỏi:

Xin chào chuyên gia! Con em được 32 tháng tuổi và cháu mới chỉ tiêm được một mũi 5 trong 1 [trong chương trình TCMR]. Cháu bị trễ 3 mũi tiêm 5 trong 1 vì vào thời gian của lịch tiêm nhắc cháu lại bị ốm. Em đã cho cháu ra dịch vụ mong được tiêm nhưng tình trạng khan hiếm thuốc vẫn diễn ra cho đến bây giờ, vậy nên cháu chưa được tiêm đủ liều nhắc lại. Kính mong chuyên gia có thể tư vấn giúp em bây giờ em phải tiêm cho cháu những mũi tiêm nào để phòng các bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván [em đã tiêm cho cháu 2 mũi VGB và Hib đơn riêng rồi ạ]. Em xin chân thành cảm ơn chuyên gia.

Trả lời: Chào bạn, theo lịch trong Chương trình TCMR, trẻ sẽ được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib, kết hợp uống vắc xin bại liệt khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Trẻ 18-24 tháng tuổi sẽ được tiêm mũi vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván [DPT]. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Cháu nhà bạn đã 32 tháng tuổi, nằm ngoài độ tuổi tiêm chủng những vắc xin này trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Bạn hãy đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để được tư vấn và chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Câu hỏi 4: Bạn LÊ ĐỨC [] có hỏi:

Cháu tôi hôm qua tiêm phòng sởi. Hôm nay phát hiện ở đùi cháu có những nốt mẩn đỏ, cháu hơi bị sốt, quấy. Tình trạng này có cần đưa cháu đến bệnh viện không a? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Chào bạn, theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sau khi tiêm vắc xin phòng sởi trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sưng, đau, ban đỏ tại chỗ tiêm. Những phản ứng này thường là nhẹ và sẽ hết sau tiêm từ 1-2 ngày. Những phản ứng toàn thân như sốt, ban, ho, nổi mẩn cũng có thể xảy ra ở một vài trẻ em và thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày rồi tự khỏi mà không cần điều trị gì. Những trường hợp nặng hơn rất hiếm gặp như co giật, viêm não, giảm tiểu cầu.. với tỷ lệ dưới 1 trường hợp trên 1 triệu liều. Sau mỗi lần tiêm chủng, cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ tối thiểu 24 giờ sau tiêm để kịp thời phát hiện và xử trí những phản ứng bất thường sau tiêm.

Câu hỏi 5: Bạn Nguyễn Thanh Vũ [] có hỏi:

Hỏi về thời gian tiêm mũi lao BCG: Em bé của em được 1 tuần tuổi, khi sinh ở bệnh viện đã được tiêm mũi viêm gan B trong vòng 24h đầu. Bác sĩ cho em hỏi khi nào em có thể đến trung tâm y tế để tiêm mũi lao BCG??? em cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, theo lịch trong Chương trình TCMR, trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh, tiêm vắc xin phòng lao [BCG] càng sớm càng tốt [tốt nhất là trong 1 tháng đầu sau sinh]. Tiếp đó trẻ sẽ được tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib, kết hợp uống vắc xin bại liệt khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Bạn hãy theo dõi lịch tiêm chủng và cho trẻ đi tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. 

Dự án TCMR

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chào bác sĩ. Con tôi được 4 tháng rưỡi, sắp đi tiêm phòng mũi 5 trong 1 lần 3. Tôi định cho cháu tiêm phòng vắc xin phế cầu nhưng không biết là có cần thiết hay không? Có người bảo phải cách mũi 5 trong 1 và mũi phế cầu 1 tháng nhưng có người lại bảo có thể tiêm cùng. Vậy cuối cùng là có nên tiêm vắc xin phế cầu không? Bệnh này có nguy hiểm không và có thể tiêm cùng lúc với vắc xin 5 trong 1 hay không? Tôi có em gái ở TP. HCM sắp sinh em bé. Cho tôi hỏi khoảng tháng 12/2017 thì VNVC có chi nhánh ở TP. HCM hay chưa? [Trần Nguyễn Lan Hồng, Hà Nội]

Chào chị Hồng,

Vắc xin phế cầu là loại vắc xin điều chế từ các thành phần của vi khuẩn phế cầu, có thể tiêm cùng lúc hoặc xen kẽ với bất cứ loại vắc xin nào.

Với câu hỏi “có nên tiêm vắc xin phế cầu hay không” “vi khuẩn phế cầu có nguy hiểm hay không”, trung tâm tiêm chủng người lớn và trẻ em VNVC xin trả lời như sau:

Phế cầu là một vi khuẩn thường gây bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như các bệnh lý đường tai – mũi – họng như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn lây qua đường hô hấp nên có thể phát tán trong cộng đồng rất nhanh. [Đọc thêm: Vắc xin ngừa phế cầu ở Hà Nội: giá “đội” lên vào những đợt khan hiếm]

Ngoài biến chứng nguy hiểm, tình trạng đề kháng kháng sinh cũng là một trở ngại lớn trong việc điều trị các bệnh lý do phế cầu. Thời gian điều trị phải kéo dài, tốn kém rất nhiều do phải dùng kháng sinh mạnh và có thể phải kéo dài trên 1 tháng. Do đó, việc chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ là cần thiết và rất quan trọng.

Hiện nay, vắc xin phế cầu được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi với nhiều phác đồ khác nhau tuy theo độ tuổi. Trường hợp bé nhà chị được hơn 4 tháng cần tiêm vắc xin phế cầu càng sớm càng tốt. Liều thứ 2 cách liều thứ 1 tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 3 cách liều thứ 2 tối thiểu cũng 1 tháng.

Xem thêm phác đồ tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ từ 7 tháng trở lên tại đây

Cũng như tất cả các vắc xin khác, sau khi tiêm phòng, trẻ có thể đau đỏ vị trí tiêm, sốt nhiều mức độ khác nhau, biếng ăn. Các triệu chứng này ở trẻ có thể kéo dài khoảng 2 ngày nhưng không gây nguy hiểm cho sức khỏe nên chị và gia đình không nên quá lo lắng mà bỏ qua việc tiêm phòng – phương pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Nếu trẻ có những biểu hiện cho thấy có những phản ứng nặng sau khi tiêm chủng như: sốt trên 39 độ C, co giật, quấy khóc kéo dài trên 3 giờ, bỏ bú hoặc bú kém, tím tái, khó thở, phát ban, sưng quầng đỏ tại vết tiêm, ba mẹ cần phải đưa con đến bệnh việc hoặc cơ quan y tế gần nhất để theo dõi và xử lý kịp thời.

Trung tâm tiêm chủng Người lớn và Trẻ em VNVC luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin phòng viêm phổi phế cầu. Chị có thể đăng ký tại đây hoặc liên hệ hotline 028 7300 6595 để được hướng dẫn.

Hiện tại, Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC đã có cơ sở tại TP.HCM:

– Địa chỉ: 198 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận

Chị có thể giới thiệu địa chỉ mới tại TP. HCM để em chị thuận tiện đưa cháu đến tiêm phòng.

Trân trọng

Trung tâm tiêm chủng VNVC

Video liên quan

Chủ Đề