Tiêm ngừa viêm gan b bao lâu thì có thai

Chích ngừa viêm gan B bao lâu thì có thai được? Theo đó, nhiều chị em thường rất lo lắng về vấn đề này bởi không biết sau khi thực hiện tiêm ngừa thì vắc xin có thể phát huy được tác dụng sau thời gian bao lâu là đủ an toàn cho cả mẹ và bé. Thông thường, thời gian được khuyến cao là 3 tháng, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào loại vắc xin phòng mà bạn sử dụng.

Viêm gan B là một trong những bệnh lý được xếp vào loại nghiêm trọng. Khi mắc phải phải căn bệnh này, người bệnh thường chịu nhiều ảnh hưởng không chỉ đến chức năng gan mà còn đến sức khỏe của cơ thể. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc phải bệnh lý này ngày càng tăng cao. Theo ước tính có khoảng 8,6 triệu người khi mắc phải tình trạng viêm gan B, trong đó chiếm 88% là tỷ lệ viêm gan B mãn tính ở phụ nữ.

Tiêm ngừa viêm gan b bao lâu thì có thai
Khi thực hiện tiêm ngừa đầy đủ vắc xin viêm gan B, cơ thể bạn sẽ hình thành kháng viêm kháng nguyên chống lại loại virus này.

Bệnh lý này có thể gây truyền nhiễm qua đường máu do virus xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là có nguy cơ cao lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Vì trên thế giới hiện nay chưa ghi nhận loại thuốc có thể điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan B nên việc xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B trước khi có thai là một trong những việc làm hết sức cần thiết để phụ nữ chuẩn bị hệ miễn dịch tốt nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và thai nhi.

Khi thực hiện tiêm ngừa đầy đủ vắc xin viêm gan B, cơ thể bạn sẽ hình thành kháng viêm kháng nguyên chống lại loại virus này. Không những vậy, nó còn có tác dụng hỗ trợ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra loại kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả. Ngoài ra, vắc xin phòng ngừa viêm gan B còn được ghi nhận có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến chứng xơ gan và ung thư gan.

Tiêm ngừa viêm gan b bao lâu thì có thai

Bài thuốc chữa bệnh gan Bảo nam Ích can thang đã giúp hàng ngàn người mắc các bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao, suy giảm chức năng gan, u gan lành tính,...) thoát khỏi bệnh một cách nhanh chóng và triệt để nhờ thành phần dược liệu đặc trị cùng cơ chế tác động chuyên sâu, tận gốc. Bài thuốc được người bệnh đánh giá rất tốt và truyền tai nhau lựa chọn ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, trên thực tế cho rằng vắc xin viêm gan B chỉ thực sự có tác dụng với những người chưa bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy, việc tiêm phòng càng sớm càng tốt, nhất là trước khi mang thai để phòng ngừa sự xâm nhập của virus viêm gan B vào cơ thể. Bạn cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện lịch tiêm chủng đầy đủ nhằm chuẩn bị một tiền đề sức khỏe tốt nhất cho sức khỏe của chính bản thân và sự hình thành phát triển của thai nhi.

Như đã nói, tiêm ngừa viêm gan B trước khi mang thai có một ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều chị em thường băn khăn không biết sau khi tiêm ngừa viêm gan B thì có thai được hay không? có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Bởi lẽ, trong một số trường hợp đang trong quá trình tiêm ngừa nhưng lại có thai có thể sẽ không mang lại hiệu quả bảo vệ một cách tốt nhất.

Tiêm ngừa viêm gan b bao lâu thì có thai
Sau khi tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh viêm gan B sau khoảng 3 tháng hoặc tối thiểu một tháng thì có thể mang thai.

Thông thường, phụ nữ khi tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh sau khoảng 3 tháng hoặc tối thiểu một tháng thì có thể mang thai. Trường hợp tiêm phòng viêm gan B khi đã có thai thì nên dừng lại, không tiêm mũi kế tiếp nữa. Tốt nhất, trong thời gian này bạn nên đến các trung tâm y tế nơi đã tiêm ngừa để được tư vấn về hiệu quả của mũi tiêm và xác định thời gian phù hợp để thực hiện mũi tiêm còn lại.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ cho ra rằng, việc tiêm ngừa vắc xin viêm gan B được tiến hành ít nhất sau 3 tháng và tối thiểu là 1 tháng là có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Vì tình trạng kháng thể đã được hình thành ở mức ổn định, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khoảng thời gian này cũng chính là thời gian an toàn để phát tiêm không gây ra những ảnh hưởng nào đến quá trình mang thai.

Tùy thuộc vào tình trạng cơ địa của mỗi người mà việc tiêm vắc xin có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:

  • Tiêm 3 mũi: Mũi thứ 2 được tiêm cách mũi 1 trong vòng 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 trong khoảng 5 tháng.
  • Tiêm 4 mũi: 3 mũi đầu tiên được tiêm cách nhau 1 tháng và mũi cuối cùng được tiêm cách mũi thứ 3 trong 12 tháng.

Để việc tiêm ngừa viêm gan B phát huy được hiệu quả và mức độ bảo vệ cơ thể bạn cao nhất thì bạn cần lưu ý một số các vấn đề sau đây:

  • Nên đảm bảo việc kiểm tra sức khỏe đầy đủ trước khi tiêm ngừa, vì loại vắc xin này chỉ thực sự có tác dụng đối với những người không nhiễm virus viêm gan B trước đó.
  • Đi tiêm phòng muốn phát huy tác dụng cao thì cần phải thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, nơi có hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, cùng với đó là bác sĩ có chuyên môn cao. Bởi lẽ trong một số trường hợp có thể xảy ra phản ứng với thuốc đã tiêm hoặc nếu có tình trạng bất thường thì sẽ được xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Nếu bạn có tiền sử mắc phải các bệnh lý xơ gan, xương khớp hoặc một số bệnh lý khác thì cần khai báo kỹ lưỡng với bác sĩ để xác định có nên thực hiện việc tiêm ngừa viêm gan B hay không.
  • Trường hợp người mẹ bị nhiễm viêm gan B cần phải xác định rõ giai đoạn mắc bệnh, bởi lẽ tùy thuộc vào tình trạng của người mẹ mà trẻ sơ sinh sẽ được tiêm ngừa với liều lượng khác nhau.

Bài viết đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về “Sau chích ngừa viêm gan B bao lâu thì có thai được?” Hi vọng với những thông tin này đã có thể cung cấp cho bạn dưỡng kiến thức cần thiết. Viêm gan B rồi xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm, vì thế chủ động phòng ngừa trước khi có thai là một trong những việc làm thật sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, sự hình thành phát triển của trẻ và cả cộng đồng.

Việc tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai giúp cơ thể mẹ sản sinh đủ lượng kháng thể viêm gan B để có thể chống lại virus hepatitis B. Khoảng 21 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, cơ thể sẽ bắt đầu tạo ra kháng thể.

Và sau khi tiêm 2 mũi thì cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể đạt mức cần thiết. Mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng và mũi thứ 3 sau mũi thứ 2 từ 5 – 6 tháng.

Do đó, tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai còn tùy thuộc vào mũi cuối của liệu trình tiêm. Nếu muốn có em bé sớm, mẹ nên tiêm viêm gan B trước khi mang thai từ 6 – 7 tháng nhé.

Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai?

Phù hợp với tâm lý muốn nhanh có con, nhiều chị em thắc mắc không biết tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai. Tính từ mũi tiêm cuối cùng, tức mũi tiêm thứ 3 thì bao lâu mới được có thai?

Theo nghiên cứu từ bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ nên có thai sau khi tiêm phòng viêm gan B khoảng 3 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng. Đó là khoảng thời gian an toàn và sản sinh đủ kháng thể cho mẹ và bé nếu mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ không chờ được thì sau 1 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng là có thể có con.

Tiêm ngừa viêm gan b bao lâu thì có thai
Tiêm phòng viêm gan b sau bao lâu thì được có thai? Sau 1 tháng thì mẹ có thể mang thai

Trong trường hợp, mẹ mới tiêm mũi thứ nhất hoặc mũi thứ hai đã bị cấn bầu thì nên báo ngay có bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và cân nhắc. Thông thường, tiêm vacxin HBV hay bất kì loại vacxin nào khác, nếu đang chích ngừa mà mang bầu thì bắt buộc đình chỉ liệu trình tiêm.

Vacxin phòng ngừa viêm gan B là một loại vacxin bất hoạt, không chứa vi khuẩn sống nên cực kỳ an toàn cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Thế nên mẹ an tâm rồi nhé. Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai? Muộn thì 3 tháng, sớm thì 1 tháng sau khi tiêm mũi cuối là được có thai mẹ nhé.

Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai là cách mẹ bầu chủ động chăm sóc sức khỏe cho chính mình và bé yêu. Ngoài ra, tiêm phòng trước khi mang thai là thời điểm vàng để vắc-xin có đủ thời gian tạo ra kháng thể chống lại virus HBV và đạt hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên cũng tùy vào trường hợp mà thời gian và liều tiêm sẽ khác nhau, vì thế bài viết này sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về việc tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai như thế nào và những lưu ý quan trọng. Tham khảo ngay nhé!

Phụ nữ bị viêm gan B trước khi mang thai phải làm sao?

Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi viêm gan B có tốc độ lây truyền cao qua đường máu, dịch tiết và đặc biệt lây truyền từ mẹ sang con.

(Xem thêm: 5 con đường lây truyền và cách phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B)

Phụ nữ mắc viêm gan B khi mang thai tùy vào thời điểm bị nhiễm mà tỷ lệ truyền cho bé cũng khác nhau. Cụ thể là:

  • Mẹ bị nhiễm viêm gan B trong 3 tháng đầu thai kỳ, mức độ truyền nhiễm là 1%.
  • Trong 3 tháng giữa thai kỳ, tỷ lệ bé nhiễm viêm gan B là 10%.
  • Ở giai đoạn cuối thai kỳ, bé bị nhiễm viêm gan B sau sinh lên đến 60-70%.
  • Phụ nữ mắc viêm gan B trước khi mang thai và đã được điều trị tốt thì tỷ lệ truyền cho con là rất thấp.

Tiêm ngừa viêm gan b bao lâu thì có thai

Do đó, các chị em biết mình mắc viêm gan B trước khi mang thai cần:

  • Tiến hành điều trị theo đúng phác đồ viêm gan B của bộ Y tế.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh: tránh ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, bia rượu,…để giảm áp lực cho gan và tránh làm thức virus HBV.
  • Nếu có kế hoạch sinh con, cần chờ bệnh ổn định và virus về dưới mức hoạt động. 
  • Báo với bác sĩ chuyên khoa phụ sản và khoa nhi về tình hình sức khỏe, thời gian mắc bệnh,…để nhận được tư vấn và hướng dẫn trước khi mang thai.
  • Cho bé chích ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai?

Vắc-xin ngừa viêm gan B là một trong những loại vắc xin lành tính nhất, có thể tiêm cả khi mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai nhằm mang lại lợi ích sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Chủ động tiêm tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp cơ thể của mẹ bầu có đủ kháng thể chống lại bệnh trong suốt thai kỳ. Do viêm gan B có thể dễ dàng lây qua máu và dịch tiết từ các vật dụng cá nhân, quan hệ tình dục không an toàn, nên người mẹ có thể bị nhiễm viêm gan B bất cứ lúc nào. Lúc này, vắc-xin sẽ không còn tác dụng.

Ngoài ra, tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai còn giúp mẹ tránh khỏi các tình huống:

  • Mệt mỏi, uể oải, sốt do tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin. Khi mang thai, nếu gặp phải những triệu chứng này, mẹ bầu không thể tùy tiện dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ không kịp điều trị bằng thuốc và chuyển sang viêm gan B mạn
  • Giảm nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ sau sinh
  • Giúp mẹ bầu được yên tâm, thoải mái và vui vẻ

Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì mới nên có thai?

Theo Bộ Y tế, tiêm phòng vắc-xin cho trẻ em và người trưởng thành cần đầy đủ các mũi theo lộ trình sau:

Đối với trẻ em:

  • Từ 12 giờ đến 24 giờ sau sinh sẽ được tiêm mũi vắc-xin viêm gan B đầu tiên.
  • Các mũi tiếp theo tiếp tục chích sau 1 tháng, cho đến hết tháng thứ 3.
  • Đến 18 tháng, bé sẽ tiến hành chích mũi nhắc lại.
  • Đặc biệt trẻ có mẹ nhiễm viêm gan B trước hoặc trong khi mang thai cần được tiêm cả vắc-xin lẫn huyết thanh ngừa bệnh.

(Xem thêm: Lưu ý quan trọng khi tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh)

Đối với người trưởng thành và phụ nữ tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai:

  • Nếu được chỉ định tiêm 3 liều: mũi thứ nhất và thứ hai cách nhau từ 1-2 tháng. Mũi thứ 3 tiêm sau đó 5 tháng.
  • Nếu tiêm liều 4 mũi: 3 mũi đầu tiên cách nhau đều đặn 1 tháng. Mũi thứ 4 có thể tiêm nhắc lại sau 1 năm.
  • Bộ Y tế cũng đề nghị nên tiêm ngừa viêm gan B nhắc lại sau 5 năm.

Do đó, thời gian có thai an toàn là sau 3-5 tháng tiêm ngừa viêm gan B. Trường hợp có thai ngay trong giai đoạn tiêm ngừa, mẹ bầu cần báo ngay với nhân viên y tế, và có thể ngừng tiêm. Sau khi sinh, các mẹ có thể chích bổ sung.

Tiêm ngừa viêm gan b bao lâu thì có thai

Lưu ý khi tiêm vắc xin viêm gan B trước khi mang thai

Chị em phụ nữ tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai cũng cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tiến hành xét nghiệm máu: nếu kết quả cho thấy kháng nguyên bề mặt có chỉ số HBsAg âm tính (cơ thể chưa nhiễm virus HBV) thì có thể tiến hành tiêm vắc-xin. Ngược lại, nếu HBsAG dương tính (virus viêm gan B đã xâm nhập vào cơ thể), việc tiêm phòng viêm gan B lúc này sẽ không còn hiệu quả.
  • Nên ở lại bệnh viện trong 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tiêm vắc-xin.
  • Báo ngay cho cán bộ y tế nếu xảy ra tình trạng sốc phản vệ.
  • Đối với phụ nữ đã thực hiện đủ mũi tiêm phòng nhưng cách thời gian muốn có thai đã lâu nên chủ động tư vấn bác sĩ để được chích mũi nhắc lại sớm nhất có thể.

Tóm lại, tiến hành tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai chính là biện pháp ngăn ngừa viêm gan B hiệu quả nhất cho cả mẹ và bé. Tiêm phòng trước khi mang thai giúp người mẹ có thể an tâm trong suốt quá trình thai kỳ đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, dẫn đến suy gan, xơ gan cho bé sau này.

Nguồn: https://vnvc.vn/co-tiem-phong-viem-gan-b-khi-mang-thai-duoc-khong/