Tin học 11 bài 2 câu hỏi và bài tập

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng

A. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ lập trình phụ thuộc nhiều vào ý muốn của người lập trình tạo ra

B. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có 3 thành phần là bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa, nên việc khai báo kiểu dữ liệu, hằng, biến,… được áp dụng chung như nhau cho mọi ngôn ngữ lập trình

C. Cú pháp của một ngôn ngữ lập trình là bộ quy tắc cho phép người lập trình viết chương trình trên ngôn ngữ đó

D. Các ngôn ngữ lập trình đều có chung một bộ chữ cái

Câu 2. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:

A. Ngoài bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa, một ngôn ngữ lập trình còn có các quy tắc để khai báo biến, hằng,…

B. Ngoài bảng chữ cái, có thể dùng các kí tự thông dụng trong toán học để viết chương trình

C. Chương trình có lỗi cú pháp có thể được dịch ra ngôn ngữ máy nhưng không thực hiện được

D. Cú pháp là bộ quy tắc dùng để chương trình

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về Biến?

A. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện

B. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về Hằng?

A. Hằng là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện

B. Hằng là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Hằng có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Hằng được chương trình dịch bỏ qua

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về Tên?

A. Tên gọi là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện

B. Tên gọi là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Tên gọi có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định

Câu 6. Trong tin học, hằng là đại lượng

A. Có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

B. Có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C. Được đặt tên

D. Có thể thay đổi giá trị hoặc không thay đổi giá trị tùy thuộc vào bài toán

Câu 7. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là

A. Chương trình thông dịch và chương trình biên dịch

B. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

C. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

D. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa

Câu 8. Khái niệm nào sau đây là đúng về tên dành riêng

A. Tên dành riêng là tên do người lập trình đặt

B. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác

C. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định đúng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại

D. Tên dành riêng là các hằng hay biến

Câu 9. Khai báo nào sau đây là đúng về tên chuẩn?

A. Tên chuẩn là tên do người lập trình đặt

B. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác

C. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại

D. Tên chuẩn là các hằng hay biến

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất

A. Biến dùng trong chương trình phải khai báo

B. Biến được chương trình dịch bỏ qua

C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau

D. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện

đáp án Trắc nghiệm Tin học 11 bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1 C Câu 6 B
Câu 2 D Câu 7 C
Câu 3 B Câu 8 B
Câu 4 A Câu 9 C
Câu 5 D Câu 10 A

Mời các em học sinh cùng quý thầy cô giáo tham khảo ngay hướng dẫn Soạn SGK Tin học lớp 11: Giải bài tập Tin học 11 trang 13 ngắn gọn và đầy đủ nhất, được chúng tôi biên soạn và chia sẻ dưới đây.

Soạn giải bài tập Tin học 11 trang 13

Bài 1 [trang 13 SGK Tin học lớp 11]

Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao?

Trả lời:

+ Ngôn ngữ lập trình bậc thấp không thuận lợi cho việc viết, đọc hiểu, câu lệnh khó học và khó dung không gần với ngôn ngữ tự nhiên, ngoài ra ngôn ngữ lập trình bậc thấp phụ thuộc vào hệ thống phần cứng máy tính vì thế khi đem sang máy khác có thể phải viết lại code.

+ Ngôn ngữ lập trình bậc cao khắc phục những nhược điểm đó. Ngôn ngữ lập trình bậc cao dễ viết, đọc, ngoài ra ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể thực hiện trên nhiều loại máy tính khác nhau.

Bài 2 [trang 13 SGK Tin học lớp 11]

Chương trình dịch là gì? Tại sao cần phải có chương trình dịch?

Trả lời:

- Chương trình dịch là chương trình đặc biệt nhằm chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao[chương trình nguồn] sang ngôn ngữ máy[chương trình đích].

- Vì ngôn ngữ lập trình bậc cao không thể nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay như mã máy nên cần chương trình dich để chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sang mã máy.

Bài 3 [trang 13 SGK Tin học lớp 11]

Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào? So sánh thông dịch và biên dịch?

Trả lời:

Biên dịch và thông dịch khác nhau ở những điểm sau:

- Trình biên dịch duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có dịch được không. Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ lại để sử dụng về sau khi cần thiết.

- Trình thông dịch lần lượt dịch từng câu lệnh ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện ngay câu lệnh vừa dịch được hoặc thông báo lỗi nếu không dịch được.

Tiêu chí

Trình biên dịch

Trình thông dịch

Đầu vào

Toàn bộ trường trình

Chỉ một dòng code

Đầu ra

Mã đối tượng trung gian

Không tạo ra bất kì mã đối tượng trung gian nào

Cơ chế hoạt động

Việc biên dịch sẽ phải hoàn thành công việc trước khi thực thi

Việc biên dịch và thực thi sẽ là đồng thời

Tốc độ

Nhanh hơn

Chậm hơn

Bộ nhớ

Yêu cầu bộ nhớ nhiều hơn do việc tạo mã đối tượng

Nó đòi hỏi ít bộ nhớ hơn vì nó không tạo mã đối tượng trung gian

Errors

Hiển thị tất cả các lỗi sau khi biên dịch, tất cả cùng một lúc

Hiển thị lỗi của từng dòng một

Phát hiện error

Rất khó khăn

Tương đối dễ

Các ngôn ngữ lập trình

C, C++, C#, Scala, typescript

PHP, Perl, Python, Ruby

Bài 4 [trang 13 SGK Tin học lớp 11]

Hãy cho biết các điểm khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn ?

Trả lời:

Tên dành riêng được quy định dung với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình không được dùng với ý nghĩa khác.

Còn tên chuẩn được ngôn ngữ lập trình dung với ý nghĩa nhất định nào đó, tuy nhiên người lâp trình có thể khai báo và dung chúng với ý nghĩa và mục đích khác.

Bài 5 [trang 13 SGK Tin học lớp 11]

Hãy viết ra ba tên đúng với quy tắc của pascal?

Trả lời:

- Nhắc lại quy tắc: Tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái, dấu gạch dưới, bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

3 tên đúng với quy tắc: ABC, _BC, A12.

Bài 6 [trang 13 SGK Tin học lớp 11]

Hãy cho biết những biểu diễn nào sau đây không phải là biểu diễn hằng trong pascal và chỉ rõ lỗi trong từng trường hợp?

Trả lời:

a] 150.0 [Đúng].

b] b] -22 [Đúng].

c] c] 6.23 [Đúng].

d] D ] '43' [Đúng là hằng xâu].

e] A20 [Sai do có chứa kí tự nên không phải hằng số học, nhưng cũng không phải hằng xâu vì thiếu ' '].

f] 1.06E-15[Đúng].

g] 4+6[Đúng 4+6=10 là một hằng số học].

h] 'C[Sai do thiếu dấu '].

i] 'TRUE' [Đúng].

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Tin học lớp 11: Giải bài tập Tin học 11 trang 13 [Ngắn gọn] file PDF hoàn toàn miễn phí.

Chủ Đề