Tình cảm của bé hồng đối với mẹ được thể hiện trong văn bản trong lòng mẹ như thế nào ?

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào?

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” ?

Trả lời:

Quảng cáo

- Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô chia rẽ tình mẹ con, nhưng tình thương và lòng kính mẹ của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

- Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".

- Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.

- Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình."Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".

- Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.

↠ Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Trang trước Trang sau

Video tình cảm của bé hồng dành cho mẹ

Phân tích tình cảm của Bé Hồng dành cho mẹ trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Hướng dẫn

Đoạn trích Trong lòng mẹ có nhiều hình ảnh so sánh diễn tả tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng. Hãy phân tích một hình ảnh mà em cho là hay nhất.

Dàn ý phân tích tình yêu thương mẹ của bé hồng

A. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng.

– Khái quát tính cách, phẩm chất nhân vật bé Hồng trong đoạn trích: Nhân vật bé Hồng là nhân vật trung tâm của đoạn trích với cảnh ngộ đáng thương và tình yêu thương mẹ đáng trân trọng.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Cảnh ngộ đáng thương, buồn tủi của chú bé Hồng

– Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cha mất sớm. Người mẹ vì cùng túng quá phải tha hương cầu thực. Chú phải sống xa mẹ, sống cùng họ hàng ở bên nội. Nhưng cậu lại không hề được yêu thương. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của những người được gọi là thân thích.

– Trong ngày giỗ đầu của cha, cậu vừa phải chịu nỗi đau mất cha, vừa phải nghe những lời châm chọc, cay nghiệt của người cô về mẹ của mình. Từng lời nói từ cô như cứa thêm vào tâm hồn nhỏ bé, đáng thương hàng nghìn nỗi đau. Họ chỉ muốn gieo giắc vào đầu cậu bé những điều xấu xa, để cậu ruồng bỏ chính mẹ ruột của mình như cách họ ruồng bỏ râu con trong nhà.

– Lời bà cô càng thâm hiểm, ác độc bao nhiêu thì chú bé lại càng đáng thương bấy nhiêu khi phải một mình chống đỡ yếu ớt lại miệng lưỡi người đời và những hủ tục lạc hậu, ác nghiệt.

Luận điểm 2: Tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng

– Trong cuộc đối thoại với người cô, Hồng đã thể hiện tình yêu thương, niềm tin của mình vào người mẹ khi trả lời cô một cách dứt khoát và thông minh

+ Nhận ra ý nghĩ thâm độc trong giọng nói và nét cười rất kịch của cô tôi

+ Nhận ra mục đích của người cô : Biết rõ “ nhắc đến mẹ tôi cô tôi chỉ gieo giắc vào đầu tôi những hoài nghi và khinh miệt để tôi ruồng rẫy mẹ tôi”

+ Người cô càng mỉa mai Hồng càng thương mẹ hơn. Một khao khát mãnh liệt trong suy nghĩ của Hồng đó là muốn những cổ tục đã đầy đọa mẹ thành một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

– Nếu trong cuộc hội thoại với người cô, chú bé Hồng thể hiện tình yêu me bằng cách phản kháng mãnh liệt thì trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ của mình, chú bé Hồng như quay trở về với chính tâm hồn non nớt, bé bỏng đáng có của mình.

– Khi “ thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã vội vã chạy đuổi theo từ đây ta thấy được tâm trạng hồi hộp, niềm khát khao mong được gặp mẹ của Hồng

– Tâm trạng cô đơn khi thiếu vắng mẹ và mong ước cháy bỏng được gặp lại mẹ của Hồng được bộc lộ rõ qua những suy nghĩ, những giả thiết ngây thơ, trong sáng mà chứa đựng nhiều nỗi đau.

– Được ngồi lên xe cùng mẹ chú òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khiến cho người mẹ cũng sụt sùi theo. Ba từ “òa, nức nở, sụt sùi” cùng một trường nghĩa , nối nhau miêu tả các dạng thức đặc biệt của tiếng khóc của những dòng lệ. Đây là âm thanh, là nước mắt của biết bao nỗi niềm, tâm trạng của hai mẹ con: tự hào, bàng hoàng, sung sướng..

– Suy nghĩ liên tưởng của Hồng : “ Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ” ⇒ cảm giác mình đang bé lại để làm nũng mẹ, để hưởng sự vuốt ve, chiều chuộng lâng lâng.

⇒ Nhờ tình yêu thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận được niềm sung sướng và hạnh phúc lớn lao. Người mẹ của bé Hồng trở về đúng thời điểm quan trọng nhất, đã xua tan mọi đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn chú bé.

C. Kết bài:

– Khái quát lại hình ảnh nhân vật chú bé Hồng và nghệ thuật của đoạn trích: Hình ảnh nhân vật chú bé Hồng khiến người đọc xúc động với tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.

– Liên hệ phong cách sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng: Nhà văn Nguyên Hồng là một nhà văn nhân đạo – hiện thực luôn hướng ngòi bút của mình cho những con người bất hạnh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ con.

Bài làm phân tích tình yêu thương mẹ của bé hồng

Mở bài Phân tích tình cảm của Bé Hồng dành cho mẹ trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Nguyên Hồng [1918-1982] được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh viết rằng: Nguyên Hồng đã sống hơn 60 năm, đã viết hơn 40 năm, ông đã đổ bao nhiêu nước mắt cho đời và cho nghệ thuật, bây giờ nằm dưới ba tấc đất, dòng nước mắt ấy có vơi cạn được không? Bằng bao nhiêu giọt nước mắt rơi xuống từ chính cuộc đời mình ông đã viết nên thiên hồi ký Những ngày thơ ấu xúc động lòng người. Trong đó đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc chương IV có thể coi là đoạn trích hay nhất, làm rơi nước mắt bao thế hệ độc giả vì tình mẫu tử thiêng liêng.

Thân bài Phân tích tình cảm của Bé Hồng dành cho mẹ trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Đoạn trích có nhiều hình ảnh so sánh gây ấn tượng nhưng xúc động hơn cả là hình ảnh so sánh viết về khát khao gặp mẹ của bé Hồng khi vừa mới tan trường:

Nếu người quay lại ấy là một người khác… Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn là tủi cực hơn nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người khách bộ hành ngã giữa giữa sa mạc.

Lần theo từng dòng hồi ký, với lời văn vừa tự sự, miêu tả lại giàu sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về:

Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về… Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi, mẹ tôi cũng về. Có thể nói ước mong gặp mẹ của bé Hồng thật mãnh liệt. Dường như bao nhiêu cay đắng, tủi cực của một thời thơ ấu xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế, xúc động những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.

Người đọc có lẽ khó cầm được nước mắt, cảm thương, xót thương cho nỗi hoài mong đến tội nghiệp của bé. Người mẹ trở về, niềm hạnh phúc đến với bé quá đột ngột, bất ngờ khiến bé không dám tin vào mắt mình nữa và nghĩ rằng: Nếu người quay lại ấy không phải là mẹ tôi… để khát khao gặp mẹ của bé được ví như người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mẵt gần rạn nứt còn người mẹ được ví như ảo ảnh của dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm.

Trước hết đây là hình ảnh so sánh vừa chính xác vừa gợi cảm. Bằng lời văn miêu tả giàu sắc thái biểu cảm câu văn như truyền thẳng đến người đọc rung động mãnh liệt về tình mẫu tử thiêng liêng.

Ba sẽ là cánh chim, cho con bay thật xa; Mẹ sẽ là nhành hoa, cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con. Mồ côi cha, lại phải sống xa mẹ giữa họ hàng giàu có mà băng giá tình thương, luôn reo rắc vào đầu bé những rắp tâm tanh bẩn về người mẹ nhưng trong trí óc non nớt thơ ngây của bé Hồng, tình thương và lòng yêu mẹ vẫn vẹn nguyên, lúc nào bé cũng tưởng đến khuôn mặt rầu rầu của mẹ, khát khao được gặp mẹ. Sâu thẳm trong tâm hồn bé có một niềm tưởng nhớ không bao giờ hết, đó là mẹ.

Nhà văn đã dùng hình ảnh người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mắt gần rạn nứt để so sánh với bé Hồng vừa diễn tả được chính xác hoàn cảnh sống của bé Hồng giữa một họ hàng giàu có mà bằng giá tình thương, vừa diễn tả khát khao gặp mẹ của bé thật cháy bỏng, mãnh liệt. Khát khao ấy giống như ánh nhìn mòn mỏi đau đáu của người khách bộ hành giữa sa mạc mênh mông nóng bỏng mơ về một dòng nước trong mát

.

Còn người mẹ nhà văn đã so sánh giống như dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành gục ngã trước sa mạc. Đây là hình ảnh so sánh đẹp bởi mẹ vốn bao dung, hiền hòa nhân hậu, mẹ vốn dịu dàng như nước suối nguồn trong mát, tắm mát tâm hồn con trước mọi nỗi đắng cay của cuộc đời.

Nhà văn đã đẩy sự vật so sánh và hình ảnh so sánh đến tận cùng của cái chết và sự sống, với lối văn biểu cảm để nhấn mạnh và làm nổi bật nỗi khát khao gặp mẹ của bé Hồng là mãnh liệt đến vô cùng. Với bé, niềm hạnh phúc, niềm khát khao duy nhất lúc này đó chính là mẹ. Mẹ là tất cả.

Qua hình ảnh so sánh này, ta càng thấu hiểu, cảm thông với nhà văn, với những tuổi thơ bất hạnh. Tuổi thơ có bao điều khao khát ước mơ, nhưng có khát khao, ước mơ nào lớn hơn là khao khát tình mẹ. Có lẽ không chỉ với tuổi thơ, mà với cả cuộc đời mỗi con người, mẹ chính là điều thiêng liêng nhất vì môi khi va vấp ưu phiền mỗi khi hạnh phúc êm đềm con chỉ tìm về với mẹ thôi.

Cũng qua hình ảnh so sánh này, nhà văn càng diễn tả niềm đau đớn đến tuyệt vọng, cùng cực của bé Hồng nếu không được gặp mẹ. Ta hãy tưởng tượng giữa sa mạc mênh mông cát trắng nóng bỏng xuất hiện trước mắt người khách bộ hành ngã gục dòng nước trong suốt nhưng chao ôi đó chỉ là ảo ảnh chứ không phải sự thật, ta mới cảm thông với niềm đau vô hạn của bé Hồng nếu người đàn bà ngồi trên xe kéo không phải là mẹ.

Hình ảnh so sánh trên không chỉ chính xác, gợi cảm mà còn rất phù hợp với cách nói truyền thống. Thơ ca biết bao lời hay, ý đẹp viết về tình mẹ, nhưng lời nào cũng gắn liền tình mẹ với dòng nước mắt:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Hay là từ lời bài hát ngọt ngào: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.

Chẳng biết tự bao giờ, trong trái tim mỗi người con, mẹ chính là suối nguồn trong mát không vơi cạn, là đại dương mênh mông, đầy ắp tình thương. Qua trang văn của Nguyên Hồng, một lần nữa, người đọc lại cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của trái tim người con yêu mẹ, xa vắng mẹ.

Kết luận Phân tích tình cảm của Bé Hồng dành cho mẹ trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Có nhà văn đã từng nói: Khi tôi viết nghĩa là tôi đau ở đâu đó. Có lẽ bao nhiêu kỷ niệm của thời thơ ấu đắng cay, xa vắng mẹ của chính nhà văn đã hóa thành dòng chữ, dòng nước mắt rung động nức nở lòng người đọc.

Theo wikisecret.com

Tags
bé Cảm cho của dành đoạn Hồng lòng mẹ Nguyễn Phân tích tình trích Trong

Phân tích nhân vật bé Hồng hay nhất

Video liên quan

Chủ Đề