Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau

Cách tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau trong không gian

Muốn tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau trong không gian thì cần phải biết cách tức là có phương pháp chung để làm.

Trước tiên chúng ta nhắc lại lý thuyết.

Thế nào là2 đường thẳng chéo nhau?

2 đường thẳng được gọi là chéo nhau trong không gian khi chúng không cùng một mặt phẳng, không song song và không cắt nhau.

Để hiểu rõ hơn chúng ta đi vào cách xách định khoảng cáchgiữa hai đường thẳng chéo nhau trong không gian.

Phương pháp tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau:

Để tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau d1, d2ta có thể tiến hành theo một trong các cách dưới đây :

Cách 1:Dựa vào định nghĩa [Xác định đường vuông góc chung] .

Cách này thường được tiến hành khi ta biết được hai đường thẳng d1, d2 vuông góc với nhau . Khi đó ta làm như sau :

Bước 1 : Xác định một mặt phẳng [P] chứa d1 vuông góc với đường thẳng d2

. Tức là đường thẳng d2 vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng [P] , trong đó có đường thẳng d1.

Bước 2 : Tìm giao điểm I của đường thẳng d2 với mặt phẳng [P] . Từ I kẻ IH vuông góc với d1, với H ∈ d1. Khi đó IH là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng d1, d2.

Bước 3 :Tính độ dài đoạn thẳng IH .

Ta thường vận dụng hệ thức lượng tam giác và tam giác đồng dạng ; định lý Pitago để tính độ dài đoạn IH.

Cách 2:Dựa vào khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song.

Giả sử ta cần tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau d1, d2 , ta có thể tiến hành như sau :

Toán lớp 11 - Tags: chéo nhau, đường thẳng, khoảng cách, không gian
  • Tổng hợp các chuyên đề Toán lớp 11

  • 30 câu trắc nghiệm cấp số cộng, cấp số nhân có đáp án

  • Đề cương ôn tập Toán 11 học kỳ II năm 2017-2018

  • Đề cương ôn tập Toán 11 học kỳ I năm 2017-2018

  • Chia sẻ tài liệu ôn thi Toán 11 theo từng chương

  • Tự học Toán 11 với 6 chuyên đề

  • Phương pháp tính giới hạn dãy số, hàm số bằng máy tính cầm tay

19:44:5420/10/2020

Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại các phương pháp tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau trong không gian, và vận dụng giải các bài tập minh họa.

1. Hai đường thẳng chéo nhau - kiến thức cần nhớ

- Hai đường thẳng được gọi là chéo nhau trong không gian khi chúng không cùng một mặt phẳng, không song song và không cắt nhau.

• Khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau là độ dài đoạn vuông góc chung của 2 đường thẳng đó.

 Ký hiệu: d[a;b] = MN trong đó M ∈ a, N ∈ b và MN ⊥ a; MN ⊥ b;

• Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa một trong hai đường thẳng đó và mặt phẳng song song với nó mà chứa đường thẳng còn lại.

• Khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song lần lượt chứa hai đường thẳng đó.

 Ký hiệu: d[a,b] = d[a,[Q]] = d[b,[P]] = d[[P],[Q]] trong đó [P], [Q] là hai mặt phẳng lần lượt chứa các đường thẳng a, b và [P]//[Q].

2. Cách tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau

- Để tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau tùy vào đề bài toán ta có thể dùng một trong các phương pháp sau:

* Phương pháp 1: Dựng đoạn vuông góc chung IJ của a và b, tính độ dài đoạn IJ, khi đó d[a,b] = IJ.

¤ Ta xét 2 trường hợp sau:

• TH1: Hai đường thẳng Δ và Δ' chéo nhau và vuông góc với nhau

+ Bước 1: Chọn mặt phẳng [α] chứa Δ' và vuông góc với Δ tại I.

+ Bước 2: Trong mặt phẳng [α] kẻ IJ ⊥ Δ'.

- Khi đó IJ là đoạn vuông góc chung của 2 đường thẳng Δ và Δ', và d[Δ,Δ'] = IJ.

• TH2: Hai đường thẳng Δ và Δ' chéo nhau và KHÔNG vuông góc với nhau

- Ta dựng đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng Δ và Δ' theo một trong 2 cách sau:

° Cách 1:

+ Bước 1: Chọn mặt phẳng [α] chứa Δ' và song song với Δ.

+ Bước 2: Dụng d là hình chiếu vuông góc của Δ xuống [α] bằng cách lấy điểm M ∈ Δ dựng đoạn MN ⊥ [α], lúc đó d là đường thẳng đi qua N và song song với Δ.

+ Bước 3: Gọi H = d ∩ Δ', dụng HK//MN.

Khi đó HK là đoạn vuông góc chung của Δ và Δ', và d[Δ,Δ'] = HK = MN.

° Cách 2:

+ Bước 1: Chọn mặt phẳng [α] ⊥ Δ tại I.

+ Bước 2: Tìm hình chiếu d của Δ' xuống mặt phẳng [α].

+ Bước 3: Trong mặt phẳng [α], dụng IJ ⊥ d, từ J dựng đường thẳng song song với Δ và cắt Δ' tại H, từ H dựng HM//IJ.

Khi đó HM là đoạn vuông góc chung của 2 đường thẳng Δ và Δ', và d[Δ,Δ'] = HM =IJ.

* Phương pháp 2: Chọn mặt phẳng [α] chứa đường thẳng Δ và song song với Δ', khi đó: d[Δ,Δ'] = d[Δ,[α]].

* Phương pháp 3: Dựng 2 mặt phẳng song song [α], [β] và lần lượt chứa 2 đường thẳng Δ và Δ'. Khi đó, khoảng cách giữa 2 mặt phẳng là khoảng cách của 2 đường thẳng cần tìm.

3. Bài tập vận dụng cách tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau.

* Ví dụ 1: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh bằng a. Xác định đoạn vuông chung và tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng AD' và A'B'?

* Lời giải:

- Ta có hình minh họa như sau:

- Ta có: A'B' ⊥ AA' và A'B' ⊥ A'D' ⇒ A'B' ⊥ [ADD'A']

- Gọi H là giao điểm của AD' với A'D. Vì ADD'A' là hình vuông nên A'H ⊥ AD'.

- Ta có: A'H ⊥ AD' và A'H ⊥ A'B' ⇒ AH' là đoạn vuông góc chung của 2 đường thẳng AD' và A'B'.

 d[A'B';AD'] = A'H = a√2/2.

* Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a và SA ⊥ [ABCD]. Biết mặt phẳng [SBC] tạo với đáy một góc 600.

a] Tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng SB và CD.

b] Tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng BD và SC.

* Lời giải:

- Minh họa như hình vẽ sau:

a] Theo giải thiết, ta có: BC ⊥ AB và BC ⊥ SA nên ⇒ BC ⊥ [SAB] ⇒ BC ⊥ SB 

- Lại có: BC ⊥ CD [ABCD vuông]

⇒ BC là đoạn vuông góc chung của SB và CD

- Ta có: d[SB;CD] = BC = a.

b] Theo câu a] ta có: BC ⊥ [SAB]

 Do đó: 

 ⇒ SA = AB.tan600 = a√3.

- Gọi O là tâm hình vuông ABCD, ta có: BD ⊥ AC và BD ⊥ SA ⇒ BD ⊥ [SAC].

- Kẻ OI ⊥ SC khi đó OI là đường vuông góc chung của SC và BD, ta có:

 ΔCAS ∼ ΔCOI [theo g-g]

 

 

 

+ Cách khác: cũng có thể dựng AJ ⊥ SC ⇒ OI = [1/2]AJ

 Mặt khác: 

 suy ra: 

* Ví dụ 3: Cho hình chóp SABC có SA = 2a và vuông góc với mặt phẳng [ABC], đáy ABC là tam giác vuông cân tại B với AB = a. Gọi M là trung điểm của AC. Hãy dựng và tính đoạn vuông góc chung của SM và BC.

* Lời giải:

- Minh họa như hình vẽ sau:

° Dựng đoạn vuông góc chung của SM và BC ta có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:

* Cách 1: Gọi N là trung điểm của AB, NM//BC ⇒ BC//[SMN].

- Ta có: MN ⊥ AB và MN ⊥ SA ⇒ MN ⊥ [SAB] ⇒ [SMN] ⊥ [SAB].

Mà [SMN] ∩ [SAB] = SN, hạ BH ⊥ [SMN]

 Từ H dụng Hx // BC và cắt SM tại E. Từ E dựng Ey // BH và cắt BC tại F.

⇒ Đoạn EF là đoạn vuông gó chung của SM và BC.

* Cách 2: Ta thấy: BC ⊥ AB và BC ⊥ SA nên suy ra BC ⊥ [SAB].

 Suy ra [SAB] là mp qua B thuộc BC và vuông góc với BC

 Gọi N là trung điểm của AB ⇒ MN // BC ⇒ MN ⊥ [SAB].

 ⇒ MN là hình chiếu vuông góc của SM lên [SAB].

 Hạ BH ⊥ SN ⇒ BH ⊥ [SMN]

 Từ H dụng Hx // BC và cắt SM tại E. Từ E dựng Ey // BH và cắt BC tại F.

⇒ Đoạn EF là đoạn vuông gó chung của SM và BC.

° Tính EF [đoạn vuông gó chung của SM và BC]

- Ta thấy ΔSAN và ΔBHN là 2 tam giác vuông có 2 góc nhọn đối đỉnh

 ⇒ ΔSAN ∼ ΔBHN [g-g]

 

- Trong đó: 

 

 

- Vậy khoảng cách giữa SM và BC là BH bằng: 2a[√17/17].

* Ví dụ 4: Cho hình chóp S.ABCD có SA ⊥ [ABCD], đáy ABCD là hình chữ nhật với AC = a√5 và BC = a√2. Tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau SD và BC.

* Lời giải: [Bài toán này ta vận dụng phương pháp 2 để giải]

- Minh họa như hình vẽ sau:

- Theo giả thiết, ta có: BC//AD nên BC//[SAD]

⇒ d[BC;SD] = d[BC; [SAD]] = d[B;[SAD]]

- Mặt khác: AB ⊥ AD và AB ⊥ SA ⇒ AB ⊥ [SAD] ⇒ d[B;SAD] = AB.

- Lại có: 

- Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau SD và BC là AB bằng a√3.

* Ví dụ 5: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = 3; AD = 4; AA' = 5. Tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau AC và B'D'?

* Lời giải: [Bài toán này vận dụng phương pháp 3 để giải]

- Minh họa như hình vẽ sau:

- Ta có [ABCD]//[A'B'C'D']

 AC ⊂ [ABCD] và B'D' ⊂ [A'B'C'D'] nên

 d[AC;B'D'] = d[[ABCD],[A'B'C'D']] = AA' = 5.

Như vậy, rõ ràng chúng ta thấy việc tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo trong trong không gian phức tạp hơn việc tính khoảng cách giữa các điểm, đường thẳng trong mặt phẳng.

Hy vọng với bài viết và bài tập minh họa về việc tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau ở trên giúp các em hiểu rõ hơn. Và việc giải bài toán này không còn gây khó khăn cho các em, chúc các em học tập tốt. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để  ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Video liên quan

Chủ Đề