Tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ Việt Nam

Người sáng lập BáoLa Frondelà Marguerite Durand-nữ diễn viên trong đoàn kịch La Comédie-Française đồng thời cũng là nhà báo dày dạn kinh nghiệm của tờLe Figaro.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, bà Marguerite Durand chia sẻ rằng, ý tưởng thành lập một tờ báo dành cho phụ nữ xuất hiện kể từ khi bà tham dự và đưa tin về Đại hội phụ nữ quốc tế năm 1896. Theo kế hoạch, bà Durand sẽ phải có các bài viết nêu bật những sáng kiến được trình bày tại đại hội. Tuy nhiên, sau đại hội, suy nghĩ của bà đã thay đổi mạnh mẽ. Bà ấn tượng và ngưỡng mộ những phụ nữ dám đưa ra ý kiến cũng như đề xuất tại đại hội về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về giáo dục và chính trị.

Nhật báoLa Frondetừng thu hút nhiều độc giả nữ. Ảnh:Getty.

Mùa thu năm 1897, bà Marguerite Durand đăng tuyển dụng những phụ nữ có thành công trong sự nghiệp về làm việc trong tòa soạn báo mới. Những nữ phóng viên đầu tiên củaLa Frondecó thể kể đến Jeanne Chauvin- nữ luật sư đầu tiên ở Paris, hay Blanche Galien-nữ dược sĩ đầu tiên tại Pháp.

Trước khiLa Frondera đời, trên các tờ báo và tạp chí ở Pháp, chuyên mục duy nhất liên quan đến phái nữ là thời trang. Nhiều chị em cũng cho rằng, họ khó có thể quan tâm đến những “tờ báo số liệu” vốn chỉ dành cho nam giới. Ngay từ khi ra đời,La Frondeđã có nhiều bài báo viết về các lĩnh vực, bao gồm chính trị, nghệ thuật, thể thao, tài chính, quốc tế cũng như các vấn đề xã hội. Séverine-một trong những nhà báo nổi tiếng của Pháp thời đó, từng nhận xét thay vì làm báo “ngồi một chỗ” truyền thống,La Frondeđã mang phong cách hoàn toàn mới. Đó là luôn khám phá và phản ánh cuộc sống đang diễn ra trước mắt.

Bất ngờ ở chỗ, nhờLa Fronde,các nhà báo nữ lần đầu tiên được cử đi đưa tin ở những nơi vốn chỉ dành cho nam giới như sàn giao dịch chứng khoán, tòa án, quốc hội, hay Điện Elysee. Nhờ cách thức làm việc mới mẻ, nội dung ấn tượng và phong phú,La Frondesớm được coi là một tờ báo tin cậy, bình đẳng về giá trị sản xuất và dễ tiếp cận. Tờ báo này còn vinh dự nhận danh hiệu là “Thời đại của nữ giới”. Năm 1898, số lượng phát hành báo tăng nhanh, đạt 50.000 bản, do đó thu hút sự chú ý của độc giả trên thế giới. Một tờ báo Mỹ bày tỏ sự ngạc nhiên về cách điều hành củaLa Fronde, từ viết, biên tập, in ấn cho đến phân phối đều do phụ nữ đảm nhận.

Sự xuất hiện của tờ báo dành cho phái nữ này đã đánh dấu một bước ngoặt về giá trị và định kiến của xã hội. Theo bà Durand, các nữ phóng viên được trả mức lương tương đương với đồng nghiệp nam ở các tờ báo khác.

Nhật báoLa Frondetiếp tục duy trì hoạt động cho đến năm 1903, sau đó chuyển thành tờ báo hằng tháng đến năm 1905 trước khi ngừng xuất bản. Tuy nhiên, tờ báo này sau đó đã được hồi sinh hai lần, vào năm 1914 và 1926. Tuy không thể tồn tại do những khó khăn về tài chính nhưngLa Frondeđã đánh dấu những bước tiến của xã hội trong quan niệm truyền thống về phụ nữ.

Sau hơn 30 năm kể từ ngày ra số đầu tiên, tờLa Frondecuối cùng đã chính thức đình bản. Năm 1931, bà Marguerite Durand quyết định chuyển giao thư viện của mình cho chính quyền thành phố Paris với hơn 10.000 tài liệu viết về phụ nữ qua các thời đại, bao gồm các bản khắc, chân dung và nhiều tài liệu liên quan đến phái nữ... Ngày nay, thư viện này có hơn 45.000 tài liệu, trở thành thư viện công duy nhất ở Pháp nghiên cứu về lịch sử phụ nữ, nữ quyền và gần đây là nghiên cứu về giới.

VŨ PHƯƠNG LINH

Nhắc đến báo chí viết về phụ nữ, không thể không nhắc tới sự đóng góp của nữ sĩ danh tiếng Sương Nguyệt Anh cùng sự ra đời của tờ “Nữ giới chung”. Dù chỉ tồn tại trong 1 năm nhưng tờ báo này được ví như một tiếng chuông đầu tiên đánh dấu thời kỳ nữ quyền trong điều kiện xã hội thuộc địa bắt đầu phát triển.

Sau đó, cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí phụ nữ dần xuất hiện nhiều hơn. Nhưng tờ báo mà tôi cho rằng trưởng thành nhất cả về nội dung lẫn hình thức trong thập kỷ 1930 chính là tờ “Phụ nữ tân văn”. Tờ báo này ra đời trong bối cảnh xã hội chuyển mình hơn về văn hóa, thành thị, tầng lớp trung lưu nhiều hơn nên nhu cầu đọc báo cũng cao hơn. “Phụ nữ Tân văn” do đó có một vị thế nhất định, định hình rõ nét hơn về vấn đề nữ quyền, gián tiếp phản biện các chính sách xã hội liên quan đến phụ nữ. Thể loại cũng đa dạng hơn như truyện ngắn, dịch thuật, tạp văn, đồng thời bắt đầu định hình về lượng phát hành, thậm chí đăng tin rao vặt quảng cáo. Đặc biệt, công tác bạn đọc cũng phát triển ở chỗ không chỉ đơn thuần là người mua báo mà còn là dần hình thành đội cộng tác viên - điều mà chưa một tờ báo nào tính đến thời điểm ấy làm được.

Về báo Phụ nữ Việt Nam, bản thân gia đình tôi có mối duyên nhất định. Bố tôi - nhà văn Đỗ Quang Tiến - có nhiều năm là cộng tác viên của báo Phụ nữ Việt Nam, do đó tôi có điều kiện để biết về tờ báo này. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhưng điều mà tôi ấn tượng nhất với tư cách bạn đọc: Báo Phụ nữ Việt Nam là tiếng nói của phụ nữ nhưng đạt đến trình độ của một tờ báo tốp đầu có nghề làm báo. Bản thân tôi cũng là bạn đọc trung thành của báo Phụ nữ Việt Nam, yêu mến tờ báo từ nhiều năm trước đây.

Tôi cũng đánh giá cao về sức hút cộng tác viên của tờ báo, với lượng nhà văn, nhà thơ cộng tác hùng hậu, từ đó tạo nên giọng văn riêng của báo. Nhiệm vụ tuyên truyền không chỉ là vấn đề nữ quyền mà sứ mệnh của tờ báo chính là tiếng nói của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Các yêu cầu về chính trị xã hội, tờ báo rất đảm bảo. Có điều này nữa mà tôi cũng rất yêu thích là tờ báo ít khi “lên gân” nhưng gắn với phụ nữ nên làm cho người đọc cảm thấy thích thú.

Những thập kỷ gần đây, báo Phụ nữ Việt Nam có chuyển biến tốt, đó là đi vào con người phụ nữ rất thật. Người phụ nữ ấy có thể là sinh viên, cán bộ Nhà nước, phụ nữ nông thôn… Đó là những đối tượng cụ thể, với cách thể hiện sinh động đã gây ấn tượng xã hội rất tốt.

Báo cũng giải quyết các vấn đề như phụ nữ giữ gìn phẩm giá, tránh sự băng hoại của đạo đức xã hội. Báo cũng đặt ra vấn đề tế nhị phức tạp như nạn mại dâm... Hoặc các vấn đề mới của phụ nữ hiện nay như phụ nữ đơn thân, phụ nữ trong gia đình khủng hoảng, có hoàn cảnh đặc biệt... Chẳng báo nào hay hơn báo Phụ nữ Việt Nam làm việc này.

Báo Phụ nữ Việt Nam thực sự là tờ báo đứng đầu, xứng đáng là tờ báo “đàn chị” trong dòng báo chí phụ nữ, có bề thế riêng, kể cả trên văn đàn, báo chí, vị thế xã hội… rất đáng quý!".

Báo PNVN số đặc biệt kỷ niệm 108 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 70 năm Ngày truyền thống Báo PNVN [8/3/1948 - 8/3/2018]


Báo Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tờ báo đại diện cho các tầng lớp phụ nữ cả nước gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình để phản ánh trước công luận. Các ấn phẩm của Báo Phụ Nữ Việt Nam mang đậm tính nhân văn, đề cập đến những vấn đề của phụ nữ nhưng lại là vấn đề chung của gia đình Việt Nam và của toàn xã hội. Vì vậy độc giả trung thành của báo Phụ Nữ Việt Nam không chỉ là phụ nữ mà cả nam giới.

Một số mục được đăng trên báo Phụ nữ Việt Nam những số đầu tiên

Báo tờ Phụ nữ Việt Nam

Năm 1952: Trước tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, Báo Phụ nữ Việt Nam đã chuyển thành 2 tờ với 2 đối tượng và nội dung khác nhau: Một tờ Phụ nữ Việt Nam dành cho chị em nông thôn, một tờ Tạp chí Phụ nữ Việt Nam dành cho chị em cán bộ, công nhân viên chức, tiểu thương, tư sản, nội trợ ở thành phố và các địa phương khác.

Giai đoạn 1955 - 1957: tờ Báo Phụ nữ Việt Nam thay đổi từ khổ nhỏ sang khổ to. Phát hành 1 tuần/1 số.

Mục Thanh Tâm được ra đời trong giai đoạn này do bà Huỳnh Thị Bông, người lấy bút danh Thanh Tâm, phụ trách.

Giai đoạn 1957 – 1960: Báo Phụ nữ Việt Nam phát hành mỗi tháng 1 số. Khổ 24,5cmx34,5cm. Số trang là 16 trang.

Giai đoạn 1960 - 1973: Báo Phụ nữ Việt Nam phát hành mỗi tháng 1 số. Khổ nhỏ đi 18,5cmx25cm. Số trang tăng lên 36 trang.

Giai đoạn 1973 – 1980: Ngày 2/1/1973, tờ tuần báo PNVN đầu tiên ra đời với 16 trang, kích thước là 27cmx38cm.

Giai đoạn 1980 - 1990: Báo PNVN phát hành 1 tuần 1 số. Khổ báo thay đổi thành khổ to 28,5cmx41,5cm. Số trang là 16 trang.

Giai đoạn năm 1990 – 1991: Báo PNVN thay đổi số trang từ 16 trang xuống còn 8 trang.

Giai đoạn hiện nay: Báo PNVN phát hành 1 tuần 3 số, khổ 28,5x42,5cm. Số trang là 16 trang.

Chuyên san Hạnh phúc Gia đình:

Năm 1992 là năm ra đời ấn phẩm Hạnh phúc Gia đình.

Ấn phẩm Thế giới phụ nữ

1995 là năm ra đời ấn phẩm Thế giới Phụ nữ bản in đen trắng.

1997 là năm Thế giới Phụ nữ chuyển từ in đen trắng sang in mầu. Với thiết kế đẹp, hiện đại, nội dung chững chạc, nhân văn, Thế giới phụ nữ đã trở thành một hiện tượng của làng báo Việt Nam thời kỳ đổi mới. Thế giới Phụ nữ được xem là ấn phẩm đón đầu xu thế đổi mới của tạp chí Việt Nam theo hướng hiện đại, bắt kịp xu thế thế giới.

Chuyên đề Dân tộc thiểu số và Miền núi của Báo Phụ nữ Việt Nam

Từ tháng 9/2009, Báo Phụ nữ Việt Nam thường kỳ được cấp [không thu tiền] cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2011, chuyên đề được cấp định kỳ đến Hội phụ nữ xã, Chi hội phụ nữ thôn bản của 69 huyện nghèo, Hội phụ nữ xã đặc biệt khó khăn, Chi hội phụ nữ thôn bản thuộc xã đặc biệt khó khăn, Chi hội phụ nữ thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II, Hội Phụ nữ xã biên giới, Chi hội Phụ nữ thôn bản thuộc các xã biên giới nằm ngoài 69 huyện nghèo.

Từ năm 2011 đến nay, việc cấp phát Chuyên đề Dân tộc thiểu số và Miền núi của báo Phụ nữ Việt Nam tiếp tục được thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Báo Phụ Nữ Việt Nam đối ngoại:

Phát hành 3 tháng/kỳ bằng tiếng Anh, phục vụ cho tác tổ chức, cá nhân quốc tế quan tâm tới Việt Nam và phụ nữ Việt Nam

Trang thông tin dành cho phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài

Ngày 31/3/2015, Trang thông tin dành cho phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài chính thức được hòa mạng với tên miền www.pnvnnuocngoai.vn. Với 9 chuyên mục lớn và 30 tiểu mục, Trang tin cung cấp, hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ nguồn thông tin, kiến thức, tư liệu phong phú, thiết thực đối với phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là nhóm phụ nữ yếu thế. Trang tin cũng là diễn đàn chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của cộng đồng phụ nữ Việt Nam tại hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Báo Phụ nữ Việt Nam điện tử

Ngày 26/12/2015, Báo Phụ nữ Việt Nam điện tử chính thức ra mắt với tên miền //www.phunuvietnam.vn.

Chức năng nhiệm vụ của tờ báo qua các thời kỳSửa đổi

1. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1954

Báo Phụ nữ Việt Nam bản in những số đầu tiên

Từ năm 1946 Ban liên lạc phụ nữ Bắc bộ đã có tờ báo "Tiếng gọi phụ nữ" [là tiền thân của Báo Phụ nữ Việt Nam]. Năm 1948 tờ báo Phụ nữ Việt Nam ra đời. Sau Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất [năm 1950], Tư Hội LHPN Việt Nam đã định hướng nội dung và tổ chức tờ báo để tuyên truyền và lãnh đạo phong trào phụ nữ, đồng thời giáo dục hội viên, định hướng các cấp Hội coi tờ báo là cơ quan ngôn luận của mình.

2. Giai đoạn 1954 - 1975

Báo Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội LHPN Việt Nam có nhiệm vụ:

· Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các cấp Hội, động viên các tầng lớp phụ nữ phấn đấu thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra.

· Tuyên truyền, giáo dục đường lối quan điểm công tác phụ vận của Đảng, các chủ trương công tác Hội, động viên phụ nữ tích cực cống hiến cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, xây dựng CNXH.

· Hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm công tác phụ vận, công tác xây dựng Hội LHPN Việt Nam.

· Tuyên truyền gương đấu tranh của phụ nữ miền Nam, thành tích xây dựng và củng cố vùng giải phóng miền Nam. Cổ vũ phong trào phụ nữ miền Bắc học tập, ra sức chi viện cho cách mạng miền Nam.

· Tuyên truyền những thành tích hoạt động của phong trào phụ nữ miền Nam và phụ nữ quốc tế.

· Giới thiệu những gương anh hung, chiến sĩ thi đua, điển hình người tốt việc tốt trong phong trào phụ nữ.

· Đấu tranh thực hiện quyền nam nữ bình đẳng, đấu tranh bảo vệ quyền lợi phụ nữ và nhi đồng, bảm đảm thực hiện những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành đối với phụ nữ

3. Giai đoạn 1975 – 1987

* Từ 1975 đến 1982

· Ngày 16/6/1976 Ban Thường vụ TW Hội ra Nghị quyết số 36/NQ thành lập Phòng liên lạc tòa soạn Báo PNVN tại TP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ thay mặt tòa soạn Báo PNVN liên hệ với cộng tác viên trong việc đặt bài, in báo, quản lý tài sản của tòa soạn tại TP Hồ Chí Minh.

· Chức năng, nhiệm vụ của Báo không thay đổi so với giai đoạn trước.

*Từ 1982 đến 1987

Chức năng:

· Có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, hướng dẫn cán bộ và các quần chúng phụ nữ thực hiện đúng đắn các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các chủ trương công tác Hội, đồng thời có nhiệm vụ làm cho cán bộ, quần chúng phụ nữ cũng như toàn xã hội hiểu và thông suốt các quan điểm phụ vận của Đảng, vận động tuyên truyền toàn xã hội ủng hộ những quan điểm và việc làm nhằm phục vụ sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Nhiệm vụ:

· Tuyên truyền, giáo dục, phụ nữ hiểu rõ đường lối và nhiệm vụ cách mạng XHCN, phấn đấu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương công tác của Hội, tuyên truyền các thành tích của quần chúng và của tổ chức Hội phụ nữ để động viên chị em phấn đấu công tác ngày càng tốt hơn và phấn đấu thực hiện quyền làm chủ tập thể của mình.

· Tuyên truyền, giáo dục đường lối, quan điểm phụ vận của Đảng, động viên, cổ vũ phụ nữ ra sức học tập rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn. Trên cơ sở lao động và nâng cao kiến thức mà đấu tranh thực hiện quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

· Hướng dẫn phụ nữ biết xây dựng cuộc sống gia đình theo quan niệm mới, có quan điểm luyến ái, hôn nhân tiến bộ, vừa phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, phụ nữ Việt Nam vừa tiếp thu các kinh nghiệm và kiến thức mới, khoa học hiện đại để xây dựng và tổ chức gia đình, nuôi dạy con cái.

· Hướng dẫn phụ nữ phát huy các phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới, đấu tranh cho các quyền lợi chính đáng về học tập, lao động, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Tích cực hưởng ứng chủ trương của Đảng, tham gia đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong các bộ máy Nhà nước, các cơ quan Đảng, trong toàn xã hội để phát huy quyền hạn và khả năng làm chủ của người lao động, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội.

· Hướng dẫn trao đổi công tác phụ vận, công tác xây dựng Hội, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nội dung sinh hoạt Hội.

· Tuyên truyền, phản ánh những hoạt động có ý nghĩa quốc tế của Hội và của quần chúng phụ nữ và thông tin cho phụ nữ Việt Nam những hoạt động và kinh nghiệm công tác của chị em các nước, tổ chức cho phụ nữ Việt Nam tham gia các phong trào chung của Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ thế giới.

4. Giai đoạn 1987 – 2007

*Từ 1987 đến 2002:

· Ngày 31/3/1999 Đoàn Chủ tịch ra Quyết định số 65/QĐ-ĐCT sáp nhập Bộ phận Báo đối ngoại – Ban Quốc tế TW Hội vào Báo Phụ nữ Việt Nam từ ngày 1/4/1999.

* Từ 2002 đến năm 2007:

Chức năng, nhiệm vụ của Báo được sửa đổi, bổ sung thêm 1 số nội dung cho phù hợp với tình hình mới. Cụ thể:

Chức năng:

· Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Hội đến các tầng lớp phụ nữ, cổ vũ, động viên, giáo dục chị em thi đua lao động sản xuất, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, nuôi dạy con tốt, làm tròn nghĩa vụ người công dân.

Nhiệm vụ:

· Tuyên truyền rộng rãi đến các tầng lớp phụ nữ những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chủ trương công tác Hội và phong trào phụ nữ.

· Phổ biến kiến thức, hướng dẫn phụ nữ xây dựng cuộc sống gia đình, nuôi dạy con tốt.

5. Giai đoạn 2007 – nay:

- Tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Hội đến các tầng lớp phụ nữ và bạn đọc trong cả nước; biểu dương các tập thể, cá nhân phụ nữ điển hình nhằm cổ vũ, động viên, giáo dục cán bộ, hội viên, phụ nữ thi đua lao động sản xuất, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, nuôi dạy con tốt, làm tròn chức năng người bà, người mẹ, người chị trong gia đình.

- Tham mưu với Đảng Đoàn, Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam trong công tác nắm tình hình tư tưởng, những vấn đề nóng, bức xúc của phụ nữ, góp phần thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

- Tổ chức tốt hoạt động xuất bản, kinh doanh.

- Chăm lo, cải thiện đời sống cán bộ, phóng viên, nhân viên.

[Nguồn: Bộ phận Lưu trữ TƯ Hội LHPN Việt Nam]

Báo Phụ nữ Việt Nam in màu vào năm 1957

Những dấu mốc quan trọngSửa đổi

- Ngày 8/3 là ngày truyền thống của báo Phụ nữ Việt Nam – Cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội LHPNVN.

- Năm 1955 là năm báo Phụ nữ Việt Nam xuất bản trở lại sau thời gian gián đoạn vì chiến tranh.

- 1 là số lực lượng anh hùng vũ trang nhân dân của báo. Đó là đồng chí Hoàng Ngân – Bí thư Thứ nhất ban chấp hành Phụ nữ Cứu quốc Việt Nam, phụ trách báo Phụ nữ Việt Nam và văn phòng Hội LHPNVN giai đoạn 1948 – 1950.

- 5 là số cán bộ, phóng viên của báo hi sinh trong các cuộc kháng chiến của dân tộc

- 8 là số chủ nhiệm, tổng biên tập, quyền tổng biên tập báo Phụ nữ Việt Nam trong 70 năm qua

- Ngày 6/3/1998 là Ngày Chủ tịch nước ký quyết định số 187 – KT/CT tặng thưởng Huân chương độc lập hạng Nhất cho báo Phụ nữ Việt Nam.

- Ngày 26/12/2015 là ngày báo Phụ nữ Việt nam điện tử chính thức ra mắt

- 10 là số sản phẩm truyền thông của báo Phụ nữ Việt Nam năm 2016. Đây là thời điểm báo Phụ nữ Việt Nam có sản phẩm truyền thông nhiều nhất trong hơn 70 năm qua.

Các đời Tổng biên tậpSửa đổi

Chủ nhiệm, Tổng biên tập, Quyền Tổng biên tập của Báo PNVN qua các thời kỳ:

1 - Chủ nhiệm tờ Tiếng gọi Phụ nữ [tiền thân của Báo Phụ nữ Việt Nam]: Bà Hoàng Ngân [1921-1949]

2 – Phụ trách Báo Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1949 đến 1954 - Tổng biên tập báo Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1961 đến 1968: Bà Võ Ngọc Nghi

3 - Chủ nhiệm Báo Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1960: Bà Đinh Thị Cẩn

4 - Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1968-1978: Bà Nguyễn Thị Như

5 - Tổng biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1979 đến 1988: Bà Nguyễn Thị Thanh Hương

6 - Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1988 đến năm 2008: Bà Nguyễn Thị Phương Minh

7 - Quyền Tổng Biên tập giai đoạn 2007 đến tháng 9/2009: Ông Trần Văn Thành

8 - Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam giai đoạn từ 2010 đến nay: Bà Nguyễn Thị Thục Hạnh

Tham khảoSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề