Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa Liên hợp quốc là tổ chức

Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa là gì?

Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa là một tổ chức liên chính phủ thành lập năm 1946 tại London [Anh], hoạt động trên cơ sở điều lệ riêng của mình, có trụ sở tại Pari [Pháp]. Tổ chức này còn được gọi là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc và có quan hệ với Liên hợp quốc bằng một hiệp định quốc tế.

Hiện nay UNESCO có hơn 160 nước trong đó có Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên. Nhiệm vụ cơ bản của UNESCO là phát triển, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa, với mục đích củng cố hòa bình, an ninh vững chắc và đảm bảo sự phồn vinh của các dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ và mục đích nêu trên, trong phạm vị thẩm quyền của mình, UNESCO thường xuyên phối hợp và thông qua các ủy ban UNESCO của các quốc gia tổ chức hội nghị quốc tế và hội nghị chuyên đề để giúp các nước đang phát triển xây dựng các cơ sở vật chất như trường học, cơ quan nghiên cứu, tiến hành các hoạt động thống kê, thông tin và công bố các tài liệu về các lĩnh vực có liên quan.

Đến nay UNESCO có quan hệ với hơn 400 tổ chức quốc tế về khoa học và xã hội phi chính phủ. UNESCO có các cơ quan như:

- Hội nghị toàn thể là cơ quan tối cao họp thường kỳ 2 năm một lần. Hội nghị đề ra phương hướng và chương trình hoạt động chung của UNESCO.

- Hội đồng chấp hành là cơ quan chấp hành do Hội nghị toàn thể bầu ra và chịu trách nhiệm thực hiện chương trình do Hội nghị toàn thể thông qua.

- Ban thư ký đảm nhiệm công việc hàng ngày của tổ chức. Người đứng đầu Ban thư ký là tổng giám đốc do Hội nghị toàn thể bầu ra theo kiến nghị của Hội đồng chấp hành. Bên cạnh đó, UNESCO còn có một số Ủy ban tư vấn về những vấn đề khác nhau liên quan đến nhiệm vụ của UNESCO.

Không tìm thấy kết quả

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Liên quan

Tổ Tổng thống Hoa Kỳ Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng công ty Viễn thông MobiFone Tổ chức Thương mại Thế giới Tổng sản phẩm nội địa Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc //issuu.com/unesconow/docs/unescoleaks_to_ref... //www.mfa.fo/Default.aspx?ID=6607&M=News&PID=... //www.ictp.it/ //www.unesco-ihe.org/ //en.unesco-iicba.org/ //www.ibe.unesco.org/en/about-the-ibe/where-w... //www.iiep.unesco.org/ //iite.unesco.org/ //ngo-db.unesco.org/s/or/en //portal.unesco.org/en/ev.php-URL_ID=11170&UR...

Content from WikiPedia website
Text is available under the Creative Commons Attribution-ShareAlike License; additional terms may apply.

Chúng ta thường nghe nhiều thông tin về các danh lam thắng cảnh của Việt Nam được UNESCO công nhận. Cái tên UNESCO đã trở nên quá quen thuộc và phổ biến trong đời sống. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ UNESCO là gì và đây là viết tắt của tổ chức nào?

Để hiểu hơn về vấn đề này, mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết UNESCO là gì dưới đây.

UNESCO là tên viết tắt của United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, có nghĩa là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.

Đây là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc với hoạt động chính là thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, pháp luật, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo.

UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên. UNESCO có 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.

Cơ cấu tổ chức của UNESCO

UNESCO hoạt động theo hệ thống phân quyền như sau: Cao nhất là Đại hội đồng, lãnh đạo Tổ chức giữa các Đại hội đồng chấp hành, Ban thư ký và Tổng giám đốc là cơ quan triển khai các hoạt động của tổ chức và các Ủy ban Quốc gia UNESCO tại các quốc gia thành viên là đầu mối quan hệ giữa UNESCO với các chính phủ thành viên. Cụ thể:

– Đại hội đồng: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nước thành viên, họp hai năm một lần. Đại hội đồng sẽ quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới, bầu Hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân sách. Ngôn ngữ làm việc của đại hội đồng bao gồm: Tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Ả rập, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha.

– Hội đồng chấp hành: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng trong thời gian giữa hai kỳ họp của Đại hội đồng, giám sát sát việc thực hiện chương trình và quản lý ngân sách; duy trì quan hệ tham khảo ý kiến với Liên Hợp Quốc, Toà án quốc tế và các tổ chức quốc tế khác thuộc Liên Hợp Quốc; lập chương trình nghị sự và chuẩn bị cho Đại hội đồng; nghiên cứu dự thảo chương trình và ngân sách do Tổng giám đốc đệ trình và đưa dự thảo này ra Đại hội đồng với những ý kiến cần thiết; đề nghị kết nạp thành viên mới và giới thiệu người ứng cử vào chức vụ Tổng giám đốc. Hội đồng chấp hành gồm 58 ủy viên với nhiệm kỳ 4 năm.

– Ban thư ký: bao gồm Tổng Giám đốc và bộ máy công chức và nhân viên do Tổng Giám đốc tuyển dụng và bổ nhiệm. Là cơ quan thực hiện, bảo đảm hoạt động thường xuyên của UNESCO, thi hành nghị quyết của Đại hội đồng và hội đồng chấp hành nhất là việc thực hiện các chương trình đã được Đại hội đồng thông qua.

Tổng giám đốc được Đại hội đồng bầu cho một nhiệm kỳ 4 năm [trước đây nhiệm kỳ Tổng Giám đốc là 6 năm].

Phần tiếp theo bài viết UNESCO là gì? sẽ đề cập tới chức năng, nhiệm vụ của UNESCO.

Chức năng, nhiệm vụ của UNESCO

Được thành lập vào ngày 16/11/1945, UNESCO hoạt động với mục đích “thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền, tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”. Điều này được ghi rõ trong Công ước thành lập UNESCO.

UNESCO hoạt động với nhiều chức năng, nhiệm vụ. Trong đó, 3 chức năng chính bao gồm:

– Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi. Khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh.

– Thúc đẩy việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:

+ Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước.

+ Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội.

+ Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do.

– Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:

+ Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học. Khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết.

+ Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc. Trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.

Trên đây chúng tôi đã đưa tới Quý bạn đọc bài viết với chủ đề UNESCO là gì? Chúng tôi hy vọng với những thông tin này Quý vị đã phần nào hiểu hơn về tổ chức chuyên môn lớn này của Liên Hợp Quốc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề