Toà án cấp sơ thẩm chỉ có quyền xét xử bị cáo theo tội danh mà viện kiểm sát đã truy tố.

Số lượt truy cập:3,764,763 lượt

Số người online:1,492 người


Page 2

Số lượt truy cập:3,764,763 lượt

Số người online:1,492 người


Page 3

Số lượt truy cập:3,764,763 lượt

Số người online:1,492 người


Page 4

Số lượt truy cập:3,764,763 lượt

Số người online:1,492 người


Page 5

Số lượt truy cập:3,764,763 lượt

Số người online:1,492 người


Page 6

Số lượt truy cập:3,764,763 lượt

Số người online:1,492 người


Page 7

Số lượt truy cập:3,764,763 lượt

Số người online:1,492 người

Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận về giới hạn xét xử sơ thẩm và thực tiễn áp dụng tại cơ quan tiến hành tố tụng, tác giả nhận thấy Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) đã có những sửa đổi, bổ sung rất lớn về vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm theo hướng mở rộng phạm vi giới hạn xét xử của Tòa án so với quy định tại Điều 196 BLTTHS năm 2003. Đó là quy định cho Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh mà Viện Kiểm sát đã truy tố. Điều này đã đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án thực sự đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng tác giả thấy vẫn còn có một số vướng mắc, chẳng hạn khi Tòa án nhân dân cấp huyện được phép xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn khoản mà Viện Kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện Kiểm sát đã truy tố, hai trường hợp này thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì dẫn đến vượt thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Những vướng mắc đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giải quyết vụ án hình sự, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay.

1. Khái niệm về giới hạn xét xử sơ thẩm

Trong hoạt động xét xử nói chung, mỗi cấp xét xử đều có những chức năng, nhiệm vụ nhất định đối với từng vụ án hình sự. Ngay cả đối với vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án cấp sơ thẩm cũng chỉ có thể xem xét, quyết định đối với những vấn đề của vụ án trong một phạm vi nhất định nào đó theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Nghĩa là, khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Tòa án chỉ được thực hiện quyền hạn của mình trong một giới hạn nhất định, nếu vượt ra ngoài giới hạn đó, mọi quyết định của Tòa án đều không có giá trị pháp lý. Vì vậy, giới hạn xét xử sơ thẩm là một vấn đề rất quan trọng, nó định ra phạm vi thực hiện quyền hạn của Tòa án khi tiến hành xét xử sơ thẩm một vụ án hình sự cụ thể.

Quy định giới hạn xét xử sơ thẩm là cơ sở pháp lý để xác định phạm vi xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, đồng thời cũng thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa Viện Kiểm sát và Tòa án trong tố tụng hình sự. Giới hạn xét xử là phạm vi mà Hội đồng xét xử được phép xét xử tại phiên tòa. Phạm vi đó được hạn chế trong phạm vi những người và những hành vi mà Viện Kiểm sát đã truy tố và Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Cho đến nay, trong hệ thống các văn bản pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta đều không đưa ra khái niệm giới hạn xét xử sơ thẩm. Các văn bản pháp luật chỉ mới dừng lại ở mức liệt kê những trường hợp hay những việc cụ thể mà Tòa án được quyền thực hiện trong từng giai đoạn giải quyết vụ án hình sự.

Để đưa ra một khái niệm đầy đủ về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thì khái niệm đó phải bao hàm các yếu tố như: Chủ thể, quyền hạn, nội dung, đối tượng. Chủ thể ở đây là Tòa án cấp sơ thẩm với chức năng xét xử vụ án hình sự; về nội dung, đối tượng phải là vụ án hình sự trong đó có bị cáo và hành vi của bị cáo đã bị Viện Kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.

Từ phân tích trên, tác giả có thể đưa ra khái niệm khoa học về giới hạn xét xử sơ thẩm như sau: “Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là phạm vi những bị cáo, những hành vi của bị cáo mà Hội đồng xét xử được xét xử tại phiên tòa theo tội danh mà Viện Kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã ra quyết định xét xử”.

2. Vướng mắc khi áp dụng khoản 2, khoản 3 Điều 298 BLTTHS trong thực tiễn

- Quy định tại khoản 2 Điều 298 BLTTHS

Khoản 2 Điều 298 BLTTHS quy định: “Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện Kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện Kiểm sát đã truy tố”.

Trường hợp “Tòa án có thể xét xử bị cáo và hành vi của bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện Kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật”, có nghĩa là với những hành vi mà Viện Kiểm sát truy tố, Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật. Vấn đề đặt ra là khi xét xử Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực thấy có đủ căn cứ để xác định hành vi của bị cáo phạm tội theo khoản có khung hình phạt nặng hơn và thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên trực tiếp (Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp Quân khu) thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện Kiểm sát có thẩm quyền truy tố (theo Điều 274 BLTTHS).

Nhưng nếu Viện Kiểm sát đã truy tố cho rằng vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ và chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án thì trong trường hợp này vụ án sẽ do Tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết khi quy định tại Điều 275 BLTTHS chỉ có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các Tòa án nhân dân cùng cấp (Tòa án quân sự cùng cấp) mà không có quy định về giải quyết tranh chấp giữa Tòa án nhân dân cấp trên (Tòa án quân sự cấp trên) và Tòa án nhân dân cấp dưới (Tòa án quân sự cấp dưới).

Ví dụ: Viện Kiểm sát nhân dân huyện X., tỉnh Y. truy tố bị can A. về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự (BLHS) và chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa án nhân dân huyện X., tỉnh Y. để xét xử theo thẩm quyền. Trong quá trình xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân huyện X. thấy có căn cứ để xét xử bị cáo A. theo điểm a khoản 4 Điều 274 BLHS nên Tòa án nhân dân huyện X. đã căn cứ Điều 274 BLTTHS để trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện X. để chuyển lên Viện Kiểm sát cấp trên truy tố theo thẩm quyền, tuy nhiên Viện Kiểm sát nhân dân huyện X. cho rằng việc truy tố bị cáo A. theo điểm a khoản 3 Điều 174 BLHS là đúng quy định nên không chuyển hồ sơ lên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Y. Trong khi quy định tại Điều 275 BLTTHS lại không quy định về giải quyết tranh chấp trong trường hợp trên và chưa có văn bản nào của cơ quan chuyên môn hướng dẫn về vấn đề này, dẫn đến Tòa án có thẩm quyền không xét xử bị cáo A. theo điểm a khoản 4 Điều 174 BLHS được.

Để các Tòa án không bị vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình thì cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng trường hợp nêu trên. 

- Quy định tại khoản 3 Điều 298 BLTTHS

Khoản 3 Điều 298 BLTTHS quy định:“Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện Kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện Kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện Kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó”.

Quy định trên chỉ phù hợp trong trường hợp Tòa án đã thụ lý hồ sơ vụ án là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp Quân khu. Vì, theo quy định tại khoản 2 Điều 268 BLTTHS thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp Quân khu có thẩm quyền xét xử những vụ án về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiệm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp Viện Kiểm sát truy tố bị can về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng nhưng Tòa án cho rằng bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nên đã trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại. Tòa án đã thực hiện đúng quy định tại khoản 3 Điều 298 BLTTHS, nếu Viện Kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp Quân khu có quyền xét xử bị cáo về tội danh đặc biệt nghiêm trọng đó.

Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp Quân khu chỉ cần thi hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp, về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, về đảm bảo quyền bào chữa,... Tuy nhiên, trường hợp Tòa án đã thụ lý hồ sơ vụ án là Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực thì không thể xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh mà Viện Kiểm sát đã truy tố, nếu tội danh mà Tòa án định xét xử là tội đặc biệt nghiêm trọng. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 268 BLTTHS, thì Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực chỉ có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Trường hợp này Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực tiến hành ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát đã truy tố để chuyển Viện Kiểm sát có thẩm quyền truy tố về tội danh nặng hơn theo quy định tại khoản 1 Điều 274 BLTTHS.

Nếu Viện Kiểm sát đã truy tố không đồng ý thay đổi tội danh, vẫn giữ nguyên quyết định truy tố và không ban hành quyết định chuyển vụ án lên Viện Kiểm sát cấp trên có thẩm quyền mà trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án quân sự khu vực) thì Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án quân sự khu vực) sẽ làm như thế nào trong khi Điều 275 BLTTHS chỉ quy định giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một Quân khu; giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các Quân khu khác nhau; giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, giữa các Tòa án quân sự Quân khu; giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự mà không quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử khi Viện Kiểm sát cấp huyện không đồng ý thay đổi tội danh nặng hơn và không chuyển vụ án lên Viện Kiểm sát cấp trên để truy tố theo thẩm quyền.

Quy định Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực được phép xét xử bị cáo nặng hơn về tội danh mà Viện Kiểm sát đã truy tố có thể dẫn đến vượt quá thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, để xử lý vấn đề này cơ quan chức năng lại chưa có văn bản hướng dẫn, dẫn đến thực tiễn áp dụng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ: Khoảng 08 giờ ngày 02/5/2018, Nguyễn A. mang hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của công ty đến phòng Lê B. để trình ký nhưng B. chưa ký ngay mà nói để kiểm tra. Nghĩ rằng B. gây khó khăn cho mình, A. đi đến bếp ăn của công ty lấy 01 con dao (loại dao chặt xương) bỏ vào trong cặp rồi quay lại phòng làm việc của B. Lúc này B. đang ngồi ở bàn làm việc, A. đến đứng sau lưng phía bên trái cách B. khoảng 90cm, thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình chưa được ký duyệt, A. lấy dao từ trong cặp ra, tay phải A. cầm dao vung lên chém 01 nhát từ trên xuống dưới vào phía sau đầu B., B. ôm đầu đứng dậy, A. tiếp tục chém nhát thứ 02 vào vùng sau cổ của B. khiến B. gục tại chỗ, thấy vậy A. đi về phòng làm việc. Giám định pháp y kết luận tỷ lệ thương tích của B. là 46%.

Viện Kiểm sát nhân dân huyện X., tỉnh K. truy tố A. tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS, sau đó chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện X., tỉnh K. để xét xử theo thẩm quyền. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án thẩm phán xét thấy hành vi của A. có dấu hiệu của tội “Giết người” (chưa đạt) nên đã trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện X. để chuyển hồ sơ lên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh K. để truy tố theo thẩm quyền (theo Điều 274 BLTTHS), nhưng Viện Kiểm sát nhân dân huyện X. cho rằng việc truy tố A. theo điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS là đúng quy định và không chuyển hồ sơ lên Viện Kiểm sát cấp trên mà chuyển lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện X. để xét xử theo thẩm quyền.

Việc không có quy định, hướng dẫn về giải quyết thẩm quyền trong trường hợp này đã dẫn đến việc bị cáo A. không được Tòa án có thẩm quyền xét xử đúng về hành vi đã phạm tội. 

3. Kiến nghị, đề xuất

Để giải quyết những vấn đề đặt ra ở trên, các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, ban hành pháp luật cần rà soát lại toàn bộ các quy định về “Giới hạn của việc xét xử”, qua đó ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 298 BLTTHS năm 2015 theo hướng sau:

 “Trường hợp Tòa án xét thấy cần xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn khoản mà Viện Kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh Viện Kiểm sát đã truy tố mà các trường hợp này đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án quân sự khu vực) tiến hành chuyển vụ án theo đúng quy định tại Điều 274 BLTTHS. Nếu Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát quân sự khu vực thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ và Viện Kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án cùng cấp, thì Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực tiến hành xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà Viện Kiểm sát cùng cấp đã truy tố và ra bản án kết tội đối với bị cáo, sau khi xét xử xong Tòa án cấp sơ thẩm làm công văn gửi lên Tòa án cấp trên kiến nghị về hành vi của bị cáo có dấu hiệu phạm tội theo khoản nặng hơn hoặc tội danh khác nặng hơn khoản, tội danh mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử, do không có thẩm quyền để xét xử khoản, tội danh khác nặng hơn nên Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo theo khoản, tội danh mà Viện Kiểm sát cùng cấp đã truy tố”.

Để quá trình áp dụng pháp luật không gặp phải vướng mắc như trên thì cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn để việc áp dụng được thống nhất.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra những vướng mắc khi áp dụng Điều 298 BLTTHS năm 2015 trong thực tiễn, trên cơ sở đó tác giả mạnh dạn đưa ra những đề xuất, kiến nghị của mình nhằm góp phần hoàn thiện quy phạm Bộ luật Tố tụng hình sự về giới hạn xét xử sơ thẩm để nâng cao hiệu quả, chất lượng của Tòa án. Giới hạn xét xử sơ thẩm được quy định phù hợp là yếu tố quan trọng để bảo đảm cho việc thực hiện mục đích chung của tố tụng hình sự là xét xử khách quan, công bằng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Thạc sĩ ĐINH MINH LƯỢNG

ĐẶNG THẾ THANH

Tòa án quân sự Khu vực 2 Quân khu 5

Nguồn: Lsvn.vn