Tóm tắt văn 8 filetype pdf

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 8 hơn, chúng tôi tổng hợp các bài tóm tắt các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 8 ngắn gọn, chi tiết.

1. Tóm tắt bài Tôi đi học

Tóm tắt bài Tôi đi học - mẫu 1

Truyện ngắn là dòng hồi tưởng trong trẻo của nhân vật tôi về ngày đầu tiên đi học. Hằng năm cứ vào cuối thu, cảnh vật thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm khó quên ấy. Cậu bé theo chân mẹ đi trên con đường làng quen thuộc mà bỗng hóa lạ lẫm vì “hôm nay tôi đi học”, ngây ngô nhìn những cậu học trò khác cầm bút thước và cả sách vở không chút khó khăn gì rồi nghĩ “chắc người lớn mới cần được bút thước”. Buổi đầu đến trường trong chiếc áo vải dù đen dài, cậu bé cảm thấy mình bỗng “trang trọng và đứng đắn hơn”. Những lo sợ vẩn vơ khi tiếng trống trường cất lên đã nhường chỗ cho sự háo hức và cảm giác thân thuộc “hay hay” khi cậu bé bước vào lớp học, nhìn ngắm bàn ghế, những thứ treo trên tường và cậu bạn nhỏ ngồi bên cạnh mình. Buổi học đầu tiên đã bắt đầu với bài tập viết “Tôi đi học”.

Tóm tắt bài Tôi đi học - mẫu 2

Văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh kể về những kỉ niệm ngày đầu tiên tới lớp của tác giả. Cứ vào cuối thu, nhà văn lại nhớ lại những kỉ niệm khi mình còn ngạc nhiên, bỡ ngỡ lúc được mẹ dắt tay tới trường. Con đường tới trường của nhân vật tôi bỗng nhiên sao lạ lùng quá! Nó khác hẳn với mọi ngày, sáng mùa thu lá rụng nhiều cùng với tiết trời se lạnh và trên trời không còn những đám mây màu bạc. Nhân vật tôi với cảm xúc e dè, lạ lẫm được mẹ dắt tay tới trường. Trong tác giả lúc này có nhiều suy nghĩ và thay đổi, thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn khi mặc bộ quần áo mới. Không những vậy, nhân vật tôi còn nghĩ rằng chỉ có những người thành thạo mới cầm nổi bút thước. Tất cả những suy nghĩ đều rất non nớt. Khi ông Đốc cất giọng lên, chú bé cảm thấy vô cùng ấm áp và bắt đầu viết những dòng chữ mà thầy giáo ghi trên bảng viết: “Tôi đi học”.

Tóm tắt bài Tôi đi học - mẫu 3

Truyện ngắn "Tôi đi học" được kể lại theo trình tự thời gian, men theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" với kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường. Trong truyện là chất thơ bàng bạc chen lẫn những cảm xúc háo hức, hồi hộp, bất ngờ của nhân vật "tôi" với những hình ảnh thân quen như: con đường, sách vở, quần áo mới, bạn học mới,...Đó là những hình ảnh vừa xa lạ nhưng cũng vừa gần gũi, trang nghiêm giúp nhân vật "tôi" tự tin bước vào ngày học đầu tiên.

2. Tóm tắt bài Trong lòng mẹ

Tóm tắt bài Trong lòng mẹ - mẫu 1

Chú bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu: Người bố nghiện ngập, người mẹ trẻ trung luôn khao khát tình yêu thương song đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng người bố chết, người mẹ bỏ lại hai anh em Hồng để đi "tha hương cầu thực" trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Còn bà cô bên nội thì luôn gieo rắc vào đầu chú bé những rấp tâm tanh bẩn để chú cũng hoài nghi và ghét bỏ người mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn hiểu, thông cảm cho mẹ, lại còn càng ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. Chiều hôm ấy khi vừa tan học, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú liền gọi theo với giọng bối rối. Khi người mẹ quay đầu lại, Hồng liền sà vào lòng mẹ rồi hai mẹ con cùng sụt sùi hỏi thăm nhau. Khi ở trong lòng mẹ, chú chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô nữa.

Tóm tắt bài Trong lòng mẹ - mẫu 2

Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: Bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt. Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào. Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đọa mẹ mình. Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở. Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời thâm độc của bà cô.

Tóm tắt bài Trong lòng mẹ - mẫu 3

Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, chú lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của gia đình không hạnh phúc. Khi cha mất, người mẹ sau khi đã chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập đã bỏ đi tha hương cầu thực. Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng, đặc biệt của người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu cậu những điều xấu xa về mẹ. Bằng tình yêu thương bé Hồng vẫn luôn tin mẹ đúng, và thương nhớ mẹ. Cuối cùng mẹ cũng trở về, Hồng được mẹ âu yếm, vỗ về.

3. Tóm tắt bài Tức nước vỡ bờ

Tóm tắt bài Tức nước vỡ bờ - mẫu 1

Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.

Tóm tắt bài Tức nước vỡ bờ - mẫu 2

Gia đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.

Tóm tắt bài Tức nước vỡ bờ - mẫu 3

Chồng chị Dậu ốm, chị Dậu được người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo cho chồng ăn. Chị Dậu đang bưng bát cháo lên thì bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói chồng chị. Chị Dậu sợ hãi, van xin chúng bằng giọng điệu khẩn thiết, xưng hô ông - con. Chúng không hề nhún nhường, vẫn tiếp tục hung hăng đòi bắt trói, chị Dậu đã chuyển sang xưng hô: ông - tôi nhằm cãi lí với tên cai lệ rằng chồng chị đang ốm nên chúng không được bắt. Đám quan sai hách dịch và vô lại ấy không màng đến lời trần tình của chị, lôi chồng chị đi. Chị Dậu bị bọn chúng đánh nên đã vùng lên mạnh mẽ, lớn tiếng quát tháo với xưng hô: mày - bà "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem". Chị tức giận, dùng hết sức lực quật ngã đám tay sai hung ác.

Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 8 được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo biên soạn.Cuốn sách gồm hai tập Cập nhật các nội dung tương tác và dữ liệu mở rộng [đọc diễn cảm, thông tin tác giả – tác phẩm, hướng dẫn phân tích tác phẩm, phim tư liệu – trích đoạn chuyển thể văn học của tác phẩm]… Mục lục Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 8 Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1 Tôi đi học Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Trong lòng mẹ [trích Những ngày thơ ấu] Trường từ vựng Bố cục của văn bản Tức nước vỡ bờ [trích Tắt đèn] Xây dựng đoạn văn trong văn bản Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự [làm tại lớp] Lão Hạc Từ tượng hình, từ tượng thanh Liên kết các đoạn văn trong văn bản Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Tóm tắt văn bản tự sự Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Trả bài tập làm văn số 1 Cô bé bán diêm [trích] Trợ từ, thán từ Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Đánh nhau với cối xay gió [trích Đôn Ki-hô-tê] Tình thái từ Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Chiếc lá cuối cùng [trích] Chương trình địa phương [phần Tiếng Việt] Chương trình địa phương [phần Tiếng Việt] Hai cây phong [trích Người thầy đầu tiên] Nói quá Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm [làm tại lớp] Ôn tập truyện kí Việt Nam Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Nói giảm nói tránh Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Câu ghép Trả bài tập làm văn số 2 Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh Ôn dịch, thuốc lá Câu ghép [tiếp theo] Phương pháp thuyết minh Bài toán dân số Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Chương trình địa phương [phần Văn] Dấu ngoặc kép Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng Viết bài tập làm văn số 3 – Văn thuyết minh [làm tại lớp] Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Đập đá ở Côn Lôn Ôn luyện về dấu câu Thuyết minh về một thể loại văn học Muốn làm thằng Cuội Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt Trả bài tập làm văn số 3 Hai chữ nước nhà [trích] Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 [Ngắn Gọn]
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 [Cực Ngắn]
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Tóm tắt văn bản tự sự –

Trong cuộc sống hằng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự. Từ gợi ý trên, theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:a] Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.b] Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.c] Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự,d] Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.II – CÁCH TOM TÁT VẢN BẢN Tự Sự 1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt Đọc văn bản tóm tắt sau và trả lời các câu hỏi.Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà Vua muốn kén một chàng rể xứng đáng Sơn Tĩnh và Thuỷ Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bể lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi Thuỷ Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.a] Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào ? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản được tóm tắt không ? 60Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt [về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc,…] ? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt. Các bước tóm tắt văn bản Muốn tóm tắt được một văn bản, theo em phải làm những việc gì ? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào ?Ghi nhớ• Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính [bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng] của văn bản đó.• Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.• Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.

Video liên quan

Chủ Đề