Top 20 nhà thờ Huyện Thới Bình Cà Mau 2022

Có tổng 11303 đánh giá về Top 20 nhà thờ Huyện Thới Bình Cà Mau 2022

Chùa Châu Thới

3259 đánh giá
Địa chỉ: WR83+2QH,Xã Bình Thắng,Dĩ An,Bình Dương, Việt Nam

Chùa Châu Thới Bình Dương nằm trên núi Châu Thới, thuộc xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Từ Chùa Châu Thới bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh đồng bằng xung quanh, phải nói rất là đẹp. Chính vẻ đẹp tự nhiên núi Châu Thới mang lại vào ngày 21 tháng 04 năm 1989 nơi đây đã được công nhận là danh thắng quốc gia.

Chùa Châu Thới Bình Dương nằm cách mực nước biển 82m, ngôi chùa lúc ẩn lúc hiện sau những rặng cây xanh, xung quanh có nhiều hồ nước nhân tạo càng tôn thêm nét đẹp của Chùa Châu Thới như chốn bồng lai tiên cảnh. Đến chùa cảm thấy nhẹ nhàng mà còn được thưởng thức cảnh đẹp nữa chứ.

Chùa đẹp, nguy nga, độc đáo với rồng uốn lượn và 2 tượng phật bà rất to, có nhiều tiểu cảnh có thể chụp ảnh.
Nên chạy xe thẳng lên chùa vì đi đường bộ rất nắng và mệt. Xe máy là lựa chọn tốt vì oto phải xếp hàng. Đường lên núi trải nhựa chạy rất tốt tuy nhiên xế cần có tay lái cứng vì rất dốc và có cua tay áo. Giữ xe và các dịch vụ khác như nước uống, đồ lưu niệm giá cả rất phải chăng. Dịp tết này ng viếng chùa rất đông. Nên mang theo nón, áo khoát vì rất nắng.

Có 2 lối lên chùa. Lối giữ xe ở dưới [10k/lượt] rồi leo bậc thang lên chùa. Hơi mệt nhưng ai muốn trải nghiệm thì leo. Chạy sâu vào 500m nữa sẽ có đường chạy xe lên đến cổng chùa trên núi luôn. Giữ xe trên đấy chỉ có 5k/lượt 😂. Lối leo núi thì nhìn hoang sơ nhưng lên đến đỉnh chùa thì rất an ninh có trật tự giữ xe.

Chùa ở vị trí cao, có tầm nhìn đẹp. Các sư Thầy thân thiện. Vì chùa có điện thờ Bà chúa xứ nên Có xin xăm và giải xăm. Cuối tuần, hoặc Rằm, mùng 1 thì đây là địa điểm lý tưởng để tìm về nơi an lạc.

CHÙA NẰM TRÊN NÚI CHÂU THỚI, PHƯỜNG BÌNH AN ,TP DĨ AN ,TỈNH BÌNH DƯƠNG.CHÙA CỔ LÂU ĐỜI.CHÙA CÓ HAI TƯỢNG QUAN ÂM BỒ TÁT RẤT LỜN ĐI TỪ XA CÓ THỂ NHÌN THẤY. ĐƯỜNG LÊN CHÙA DỐC NGUY HIỂM NẾU CHẠY XE LÊN CHÙA .NÊN GỬI XE DƯỚI CHÂN NÚI RỒI ĐI BỘ LÊN .

Chùa trên đỉnh núi châu thới.
+ Xung Quanh là hồ hình thành do con người khai Thác đá Xanh làm đá xây dựng.
+ Mặt sau chùa là nhà máy Bê tông 6, bê tông dầm cầu 620 nổi tiếng.
+Kết cấu chùa trên núi dạng sàn bê tông Cốt thép cao hơn đỉnh đồi tầm 20m. Nên từ xa nhìn thấy tượng phật rất đẹp.
+ Diện tích chùa hơi nhỏ đo trên đỉnh núi nên bố trí nhiều Tượng gần nhau.
+ Xe hơi, xe máy chạy lên tới chùa . lẽ ra lên Quy hoạch Xe Để ngoài cổng thể hiện sự tôn nghiêm, thanh tịnh\u003d\u003e sân chùa là bãi xe luôn.
+ CHùa tương đối đẹp đC khoảng 6/10 đ.
+ CÂY xanh ít , nắng.
+ Chùa sát CAO TỐC MỸ PHƯỚC TÂN VẠN, cách cầu vượt Linh Xuân Thủ Đức 9km.
TỔNG THỂ KO BẰNG CHÙA BỬU LONG, NGUYỄN XIỂNG , LTM , THỦ ĐỨC

Chùa châu thới nằm trên núi châu thới cao khoản 100 m, trên núi có núi đá khai thác cách chùa 100m. Chùa rất đẹp, có thể chạy xe 4 chỗ lên tới đỉnh, chùa còn gọi là chùa cầu duyên, nên có rất nhiều đôi tình nhân lên chùa cầu duyên giá đạo.

Mình tới chùa hôm 14.11.2021.Vừa mở cửa lại nên vắng khách.Chùa chỉ hé cửa cho xe máy chạy lên.
Đường lên chùa rất dốc nên đi xe tay ga chú ý.
1.Chùa có 1 cổng chính và 1 cổng phụ, cổng phụ nhỏ có 1 bãi giữ xe máy.Thường sẽ bị mời chào vào gửi xe lên chùa, nếu gửi ở đây đi bộ qua cổng chính và leo dốc khá xa. Nên chạy thẳng vào cổng chính lun.
2.Chùa có bầy khỉ, nhìn có vẻ hiền lành dễ thương nhưng chớ có đụng vào tụi nó.Nhớ cảnh giác nhất là trẻ em, vì khỉ có thể cào cấu và cắn.Nhất là con khỉ đực đầu đàn. Cód9em trái cây nhớ cất kỹ,ko treo ở xe máy.Chụp hình cũng nhờ xem kỹ xung quanh, nếu có em lhi3 nào lãng vãng gần thì nên chú ý.
2.Buổi sáng hay chiều đều có góc chụp đẹp, nhưng buổi chiều có vẻ đẹp hơn, ngắm hoàng hôn về hướng SG rất đẹp.
3.Chùa it cây nên đi chiều muộn hoặc sáng sớm thì ok.
4.Chùa có 2 tượng phật quan âm lớn, và 2 khoảng sân với 4 con rồng bao quanh.Nê thích chụp ảnh thì lens tiêu cự 10-20 [crop] hoặc 15-30 [FF] mới có khả năng lấy góc đẹp của 2 con rồng.
5.Lúc mình lên mùa dịch nên chùa vắng, khách lên cỡ 20 người, chủ yếu vô trong coi tử vi.
6.Xe đạp hình như bị hạn chế đi lên, lên chùa tốt nhất là quần áo lịch sự nhé.
7.Từ chùa ngắm hoàng hôn rất đẹp.

Nhà thờ Huyện Sĩ - Giáo xứ Chợ Đũi

2088 đánh giá
Địa chỉ: 1 Đường Tôn Thất Tùng,Phường Phạm Ngũ Lão,Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838330820
Website: https://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-huyen-si-nha-tho-cho-dui

Giáo xứ Chợ Đũi, còn gọi là nhà thờ Huyện Sỹ theo tên người xây. Giờ lễ Chúa Nhật: 8h thiếu nhi, 9h30, 16h30, 18h, 19h30.

Lễ sáng ít người đi, đậu xe hơi trong sân được. Lễ chiều phải đậu ngoài lề đường.

Chợ Đũi ngày xưa gọi là chợ Do còm, một khu chợ gần vùng sình lầy nơi Thánh Ma-thêu Lê Văn Gẫm bị trảm quyết ngày 11.5.1847. Lăng mộ vị thánh còn tồn tại ở đây.

Nhà thờ đẹp lắm, có chỗ gửi xe, sân rộng có chỗ ngồi bên ngoài, bên trong trang trí đẹp.
Hôm mình đi là Noel, thích lắm ❤️

Nhà thờ rộng, thoáng mát, nhiều giờ lễ, Cha Sở thân thiện, có không gian rộng rãi để cầu nguyện, tĩnh tâm…

Nhà thờ mang phong cách cổ kính nhìn rất đẹp

Nhà thờ cổ nhưng rất đẹp giữa lòng Sài Gòn. Nơi lưu giữ nhiều thánh tích và là nhân chứng lịch sử của việc phát triển Sài Gòn xưa nói chung và của nhưng người theo Công Giáo nói riêng. Rất đáng đến tham quan.

Nhà thờ Huyện Sỹ [tên chính thức là: Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ] là một nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là nhà thờ của giáo xứ Chợ Đũi thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn

Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng,[1] thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn [mười ngàn] đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier[2], đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis [nay là đường Nguyễn Trãi] và Frère Guilleraut [nay là đường Tôn Thất Tùng].

Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên thông dụng của nhà thờ này [tất nhiên, đối tượng thờ phượng ở đây không phải là ông Huyện Sỹ].

Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm[3]. Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse.

Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.

Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.

Nhà thờ có chiều dài 40 mét, chia làm 4 gian, rộng 18 mét. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 mét. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng, vì vậy, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt 1 gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Nhà thờ Chí Hoà đến nay vẫn còn, được tôn tạo nhiều lần nên rất khang trang.

Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá hoa cương Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic. Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn. Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá cẩm thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.

Ngọn tháp chuông chính cao 57 mét kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong tháp có 4 quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905. Hai quả lớn có đường kính 1,05 mét do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0,95 mét không ghi tên người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm.

Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ này.

Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày. Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài [1845-1920], với tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh [bên phải] và Anna Đỗ Thị Thao [bên trái].

Nơi rất tốt để thanh tịnh tâm trạng

Nhà thờ Giáo xứ Bến Hải

1003 đánh giá
Địa chỉ: 60 Đ. Dương Quảng Hàm,Phường 5,Gò Vấp,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838955670
Website: https://nha-tho-ben-hai.business.site/

Nhà thờ đẹp, thoáng mát, thánh lễ chiều ngày thường bắt đầu lúc 17h30

Nhà thờ có 3 tầng, nhưng thường lễ sảnh chính thôi. Bên trong có các bức tượng đá sự kiện Chúa bị đóng đinh. Có ghế đá ngồi, có bãi gửi xe đối diện nếu là lễ lớn, thường tắc đường khi lễ lớn đông người lúc lấy xe có khi cả 20p mới ra được

Nhà thờ có lễ chiều t7 17h30 dành cho những người bận ngày CN
.

Giáo xứ Bến Hải được thành lập năm 1956. Trải qua năm tháng chiến tranh, ngôi nhà thờ cũ và mới vẫn sừng sững theo năm tháng trôi qua nơi miền đất trên bến dưới thuyền, dù rằng nay thuyền chẳng còn, nhưng nước vẫn mênh mông. Lịch sử thăng trầm của giáo xứ Bến Hải gắn liền với công lao của quý cha cố, quý cha tiền nhiệm và mọi người trên khắp miền đất nước từ 55 năm qua.

- Năm 1956, cha cố Giuse Maria Nguyễn Kế Phú đưa một số giáo dân thuộc giáo phận Hải Phòng về miền đất lúc ấy được gọi là “Vũng Bèo”, có các bến như Bến cát, bến tắm ngựa, bến Tàu…xây dựng ngôi thánh đường nhỏ bé và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Đó là tiền thân giáo xứ Bến Hải ngày nay.

- Sau chiến tranh, Bến Hải nay đã dần dần đô thị hóa, bỏ lại sau lưng những hoang vu và vắng lặng sau lũy tre làng. Năm 1982, cha Gioan Baotixita Nguyễn An Hòa xây dựng và nâng cấp lại ngôi thánh đường: vì kèo sắt, tường gạch tô đá rửa, cửa sắt, mười bốn chặng đường Thánh giá…

- Năm 1992-1994: Cha Vinh Sơn Trần Văn Hòa nới rộng nhà thờ hai bên cánh gian cung thánh, trùng tu gian cung thánh, mua thêm đất và sửa nhà xứ… Trong thời gian này giáo xứ đã nhận Đức Mẹ Hồn xác lên Trời là bổn mạng.

- Năm 2001 – 2005: Cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái nới rộng nhà thờ sang hai bên cánh nam nữ, mua thêm đất [1500m²] chuẩn bị xây nhà thờ mới, làm nhà thờ tạm...

- Cha xứ đương nhiệm Giuse Phạm Công Trường tiếp tục công trình xây dựng nhà thờ mới trong hoàn cảnh khó khăn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay và hôm nay là ngày hội lớn của giáo xứ Bến Hải: Cung hiến nhà thờ Bến Hải ngày 30 tháng 12 năm 2010.

- Hiện nay tổng số giáo dân gần bốn ngàn người, và vào khoảng 2000 di dân xa quê đi làm ăn vẫn cùng sinh hoạt phụng vụ tại giáo xứ. Địa bàn của giáo xứ Bến Hải trải dài trên 3km², được chia thành bốn giáo họ mang tên: Thánh An-tôn, Thánh Giuse lao động, Thánh Louis, Đức Mẹ Mân côi.

Nhà thờ Thiên Chúa giáo đẹp, lớn, trang nghiêm yên tĩnh ở quận Gò Vấp. Nơi gởi gắm tâm linh của giáo dân địa phương

Nhà thờ Bến Hải thật sự rất lớn và mọi thiết kế bên trong cũng như bên ngoài nhà thờ cũng rất tuyệt vời, đẹp mắt và sang trọng. Số người đến tham dự nhà thờ cũng rất nhiều nhưng không xảy ra trình trạng lộn xộn, mất an ninh.

Nhà thờ Bến Hải thuộc Giáo hạt Gò Vấp.
Nhà thờ đẹp. Khuôn viên trồng rất nhiều cây xanh

Nhà thờ rất khang trang, sáng, đẹp. Cộng đồng giáo dân đông đúc.

Thời thơ ấu của tôi với ngôi nhà thờ lợp tôn bé nhỏ ... và Cha cố Giuse Maria Nguyễn kế Phú .

Nhà thờ Giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê

772 đánh giá
Địa chỉ: 25 Học Lạc,Phường 14,Quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838560274

Nhà thờ thánh Francis Xavier [Cha Tam] nằm ở số 25 Học Lạc, Q5, vị trí trung tâm khu vực Chợ Lớn, cuối đường Trần Hưng Đạo, nhìn ra chợ vải Soái Kình Lâm. Kiến trúc gothic Châu Âu cổ kính kết hợp nét phương đông của người Hoa, được bảo quản giữ gìn rất sạch đẹp và rất tốt. Nhà thờ gắn liền với giai thoại cái chết của anh em cố tổng thống VNCH Diệm-Nhu ngày 2/11/1963. Ghé thăm nhà thờ là một điều rất thú vị.

Nhà Thờ Người Hoa hiếm gặp ở Sài Gòn, kiến trúc cổ, đẹp ngay trung tâm Quận 5

Nhà thờ rất đẹp.
Có lễ tiếng Hoa và tiếng Việt.

Giữa trung tâm Chợ Lớn [China town], nơi kinh doanh sầm uất, náo nhiệt bậc nhất Thành phố Sài Gòn. Lừng lững Ngôi Thánh đường Công Giáo dành cho người Hoa, uy nghi, cổ kính, trang nghiêm. Nhà thờ Cha Tam mang nhiều dấu ấn lịch sử, tên hiện tại Nhà thờ Phanxicô Xaviê. Từ tên nhà thờ cho đến bảng thông báo giờ lễ cũng bằng tiếng Hoa.

Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ,còn được gọi là nhà thờ Cha Tam là một nhà thờ cổ, tọa lạc tại số 25 đường Học Lạc Q5 TpHCM. Ngày 03/12/1900 nhân ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê, vị Giám mục địa phận Sài gòn là Mossard đã làm phép đặt viên đá đầu tiên xây nhà thờ, vì thế ngôi nhà thờ này mang tên vị thánh này.

Một trong những ngôi nhà thờ cổ tại Sài Gòn
Nhìn chung, nhà thờ có lối kiến trúc Gothique, giống như các nhà thờ ở Châu Âu, nhưng yếu tố văn hóa Hoa vẫn được coi trọng. Như cổng nhà thờ xây kiểu tam quan, tên nhà thờ ghi bằng chữ Hán, mái lợp ngói âm dương, các đầu đao cong, hai bên cây thánh giá, có hai con cá chép. Trên nóc nhà thờ còn gắn hoa sen, hai bức liễn ở hai bên cửa ra vào cũng viết bằng chữ Hán, bốn cây cột nơi chính điện sơn đỏ, là màu không phổ biến trong nhà thờ Công giáo. Nơi treo hình tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh là hai bức liễn sơn son thiếp vàng, chạm chữ màu đen:

Ảo thế phù vinh bất túc mãn nhân nguyện,Thiên hương vĩnh phúc phương năng sung thiện tâm.

Tạm dịch:

Những vinh hoa phù phiếm hư ảo không thể làm thỏa mãn ham muốn của con người,Ơn đức lâu dài thơm thảo của Thiên Chúa giúp người suy gẫm về lòng thiện.

Nhà thờ này mang một nét riêng biệt, là sự giao thoa giữa kiến trúc Gothic và Trung Hoa. Cổng vào thiết kế theo kiểu tam quan, mái có đầu đao, kiến trúc thường thấy ở cung đình, chùa chiền. Ở hai bên cây thánh giá có hai con cá tượng trưng cho hình ảnh cá chép hóa rồng.

Tên khác là nhà thờ Cha Tam.
Là nhà thờ cổ nhất khu Chợ Lớn. Các tấm bảng, bia trong nhà thờ phần lớn được viết bằng tiếng Trung.
Trước cửa nhà thờ còn có mộ đức cha Tam [Franciscus Xaverius] người đã xây dựng nhà thờ.

Nhà Thờ Bình Thuận

525 đánh giá
Địa chỉ: 722 Tân Kỳ Tân Quý,Bình Hưng Hoà,Bình Tân,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nhà thờ Giáo xứ Thủ Đức

516 đánh giá
Địa chỉ: 51 Đ. Võ Văn Ngân,Linh Chiểu,Thủ Đức,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-thu-duc

Thiết kế đẹp, không gian thoáng đãng.
Giờ lễ chủ nhật:
- Sáng 05:00, 06:30, 08:30 [Lễ dành cho thiếu nhi. Trước đây là 8:15, nay đổi lại 8:30]
- Chiều: 15:00, 17:00, 19:00

Nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 nam tại Sài Gòn. Tuyệt đẹp!

..Trang nghiêm trong Phụng vụ Lễ.. * Cảm ơn..//

Theo Linh mục Aloisio Lê Văn Liêu, nhà thờ đầu tiên được cất lên là năm 1879. Cũng chính trong năm này, họ Phong Phú Thủ Đức được chính thức thành lập. Tuy nhiên đây là một thánh đường đơn sơ bằng cây, lợp lá, nằm tại Phong Phú, cách thị trấn Thủ Đức hiện nay độ chừng 3 cây số.
Khi họ đạo bắt đầu phát triển, số giáo dân ngày càng đông, cha sở quyết định dời nhà thờ về Thủ Đức khoảng năm 1889 trên thửa đất như hiện nay.
Thánh Đường hiện nay được xây và tu bổ qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu là phần giữa. Sau làm thêm hai cánh hai bên, từ hai cửa hông trở lên, vào khoảng năm 1931. Nhà thờ khi đó có hình Thánh Giá.
Đến khoảng năm 1935, cha Gioan Baotixita Doan về làm phó cho cha Sắc [Cransac]. Nhờ tài ngoại giao, ông tìm vật liệu để kéo dài hai cánh cửa hai bên xuống tận lầu chuông, như thấy hiện nay. Ngoài ra, ông còn xuống tận Bến Tre để đem vỏ dừa [ở Bến Tre có rất nhiều dừa], về làm lại trần [plafond] cho phần giữa được chu đáo.

Lễ thiếu nhi sáng ngày Chúa Nhật

Nhà thờ trang trí đẹp dịp Noel 2019. Nhà thờ mặt tiền, lô góc nữa, vị trí rất đẹp trên dốc giống Đà Lạt.
Nằm ngay trung tâm của Thủ Đức, nhà thờ rất lớn và đẹp.

Nhà thờ trang trí đẹp dịp Noel 2019. Nhà thờ mặt tiền, lô góc nữa, vị trí rất đẹp trên dốc giống Đà Lạt.

Đây là một nhà thờ có truyền thống lâu đời, nhà tôi gửi tro cốt ông bà Ngoại ở đây, và hàng năm đều có tục lệ mùng 1 Tết tụ họp về đọc kinh cho ông bà, chụp hình kỷ niệm. Nơi đây lưu giữ hơn 35 năm ký ức của tôi [ trừ mấy năm du học không về ]. Nhà thờ rất rộng, khang trang và sạch sẽ. Thánh lễ rất nhiều.

Nhà thờ Bùi Môn

515 đánh giá
Địa chỉ: 4/2 ấp Tân Tiến,Xuân Thới Đông,Hóc Môn,Xuân Thới Đông Hóc Môn Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838914304
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-bui-mon

Nơi tôn nghiêm, không gian rộng thoáng mát, Nhà Thờ xuống cấp , nếu có điều kiện nên sửa chữa xây dựng lại

Nhà Mục Vục xây dựng vào khỏang năm 2015
Đáp ứng nhu cầu của Giáo xứ. Đẹp khang trang và rộng lớn. Nằm kế bên Nhà Thờ.

Giáo đường đẹp, có nơi làm tiệc cưới.

Nhà thờ có khuôn viên rất rộng. Lễ giáng sinh trang trí rất hoành tráng. Là giáo xứ Hạt trưởng của Giáo Hạt Hóc Môn hiện tại.

Hội trường nhà thờ rộng, đẹp

thành Giêrusalem, Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Bùi Môn từ rất sớm đã tập trung tại sân nhà thờ để chuẩn bị cho ngày Lễ Lá.
Đúng 6g45 Chúa nhật 29/3/2015, cha phó Giuse Nguyễn Minh Đức đã mở đầu nghi thức Làm phép lá, và rảy Nước Thánh trên các khối lớp thiếu nhi và cộng đoàn giáo dân. Hòa trong niềm vui mừng ngày Chúa Giêsu tiến vào thành, các em thiếu nhi với cành lá trên tay luôn tiếng hô vang: Hoan hô con vua Đavít. Tiếp theo, các khối lớp với 4 hàng theo sau Thánh Giá nến cao cùng với cha chủ tế tiến vào nhà thờ.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, cha chủ tế đã nói:

Khởi đầu Tuần Thánh, Giáo hội mừng kỷ niệm biến cố Đức Giêsu tiến vào Đền thánh Giêrusalem như một vị vua có uy quyền. Đồng thời, Giáo hội cũng cho chúng ta chiêm ngắm hình ảnh một vị vua chết tả tơi, khổ nhục trên thập giá, vì tội con người.

Khi chiêm ngắm Đức Giêsu trên thập giá, chắc chắn ít nhiều chúng ta khám phá ra được ý nghĩa sâu xa, sâu thẳm của một tình yêu – tình yêu hiến tế.

Cuộc đời chỉ có giá trị khi biết chấp nhận đau khổ và hy sinh vì hạnh phúc của người khác. Cha mẹ hy sinh cho con cái; thầy cô tận tụy lo cho học trò; linh mục, tu sĩ hy sinh phục vụ cho giáo dân… Sự hy sinh phải nhằm vào những mục đích tốt mang lại giá trị cao hơn sự thiệt thòi.

Đức Giêsu đã tự ý chịu đau khổ để tiêu diệt tội lỗi. Đúng như lời tiên báo của vị thượng tế: một người chết thay cho toàn dân được nhờ. “Ta đến để chiên Ta được sống và sống dồi dào”.

Sự hy sinh cao cả xuất phát từ tinh thần tự nguyện dấn thân. “Không ai đoạt được mạng sống Tôi, nhưng Tôi tự ý hiến mạng sống mình”. Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta tinh thần của sự hy sinh quên mình; hy sinh để con người được sống – sống dồi dào, sống sung mãn.

Khi bị treo trên thập giá, Đức Giêsu vẫn yêu, và yêu cho đến cùng. Điều này đồng nghĩa với việc mời gọi tất cả chúng ta cũng hãy biết sống như Ngài: biết yêu thương, biết tha thứ và sẵn sàng hy sinh, phục vụ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người.

Thế giới hôm nay đang mất dần ý thức về sự hy sinh. Ai cũng muốn được, muốn có thậm chí không muốn mất. Kẻ làm lớn càng phải hy sinh phục vụ. Đó là tinh thần của người môn đệ. Thế nên, sự hy sinh, đau khổ nào cũng phải trả giá, nhưng cái giá của người Kitô hữu là sự sống bất diệt muôn đời.

Lạy Chúa, xin cho mỗi chúng con biết chết đi con người tội lỗi của mình, để cũng biết sống cho anh em như Chúa đã dạy chúng con. Amen.

Trong bầu khí hân hoan và trang nghiêm, các em cùng cộng đoàn đã sốt sắng hiệp dâng Thánh lễ và cùng Tưởng Nhớ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu.

Nhà Thờ Bùi Môn ở dọc QL 22 vào 100m, được bao quanh khu dân cư Giáo Dân qui hoạch đường ngay ngắn như ô bàn cờ rất trật tự. Vào dịp Giáng Sinh hàng năm tổ chức rất đẹp hoành tráng như một thành phố thu nhỏ , du khách đến rất đông, các bạn sẽ được đón tiếp niềm nở và được ân cần giúp đỡ, có đầy đủ các hàng quán phục vụ du khách không thiếu thứ gì.

Rộng và mát, đi lễ có thể cho trẻ chạy chơi

Nhà Thờ Giáo Xứ Tam Hải

393 đánh giá
Địa chỉ: 180 Đ. Tam Châu,Bình Chiểu,Thành Phố Thủ Đức,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02837293119
Website: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/SaiGon/01-Giao-Phan-SaiGon-TamHai.htm

Nhà thờ đẹp - nơi đào tạo giáo viên của giáo phận sài gòn

Nhà thờ Tam Hải có địa chỉ tại 180 Gò Dưa, Tam Bình, Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
Giờ lễ tại nhà thờ:
Ngày thường: 05:00 - 18:00
Chúa nhật: 05:00 - 06:30 - 08:00 - 16:00 - 17:30 - 19:30

Giáo Xứ Tam Hải nắm trên đường gò Dưa phường Tam Bình Quận Thủ Đức TPHCM

Không khí mùa Noel 2019 đến với nhà thờ Tam Hải thật đẹp

Giáo xứ nơi tôi đang sinh sống rất đẹp và trang nghiêm

Đi lễ gửi xe honda bên hông.xe ô tô trong sân nhà thờ

Nhà thờ mình hay đi lễ lúc bé, quá nà ok

+ Nhà thờ rộng rãi, thoáng mát.
+ Bãi giữ xe miễn phí.
+ 2 ngày thứ 7 và Chúa Nhật có nhiều giờ lễ cho mọi người dù bận đến mấy vẫn có thể sắp xếp thời gian tham dự được. 😉
+ Lễ cuối cùng của ngày CN khoảng 19h. Thỉnh thoảng mình cũng hay đi lễ này vì 2 ngày cuối tuần đi chơi tan nát rồi 😆.
+ Trong nhà thờ có những loại quạt công nghiệp công suất lớn, phun sương các kiểu nên rất mát mẻ, các bạn đừng lấy lý do nóng nực để ngồi ngoài nhà thờ khi tham dự thánh lễ nhé! 😋
+ Có bàn bi lắc cho trẻ em chơi.
+ Ca đoàn hát hay, những bài hát gần gũi, thân thuộc.
+ Cha giảng khá hay, quan tâm đến đời sống giáo dân và nuôi dưỡng linh hồn các Kitô hữu.
Xin chúc mọi người Giáng Sinh an lành và một năm mới bình an nha! 🤗🤗

Giáo xứ Tân Hưng

372 đánh giá
Địa chỉ: 1 QL1A,Tân Thới Hiệp,Quận 12,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Website: http://gioitretanhung.net/

Nhà Thờ, và Xứ Đạo được hình thành từ 1954 . Qúy Cha đã gầy dựng nơi đây từ một cánh rừng cao su. Giao dân đa phần là từ xứ - họ ngoài Bắc theo chân các Cha vào năm trốn chạy CS. và thành lập xứ cho đến ngày nay. Trước đây Qúy Cha tạo dựng Nhà Thờ và các GD. cùng vây quầng sống chung quanh. Hiện nghề chính của Xứ là làm nón vải. Tuy nhà cửa đã khang trang lên rất nhiều so với trước đây do thành quả nhiều năm lao động, và do người trẻ sau này nhưng khuôn viên không còn diện tích trống khả dụng nhiều để cơi - nới. Hiện được biết - GD. đây đã lên tới 20 ngàn, và còn nhiều nữa. Qúy Cha Sở đã rất suy tư và nhờ ơn Chúa, Tân Hưng nay đã sắp có một ngôi Thánh Đường mới. Ngôi Thánh đường hiện đang trong xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2020. Sau dự án này, Qúy Cha đang có kế hoạch tái nâng cấp Nhà Thờ chính của xứ.

Đã được đến và tham dự lễ cưới tại đây

Nhà thờ đẹp, trang nghiêm.

Nhà thờ đóng cửa chính nhưng không chỉ dẫn vào cửa phụ, hành xác giáo dân xứ khác tới xin làm giấy tờ, mất cả buổi sáng để nghe theo lời 1 người trong văn phòng giáo xứ đi tìm gặp ông trùm giáo phận để xin giấy để rồi nộp lại thì không làm và đuổi về với thái độ hách dịch. Rất ức chế! Về phần giao thông, người dự lễ ra về hầu hết đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông
Về kiến trúc thì nhà thờ có kiến trúc khá lạ, đẹp, lối vào hơi lằng nhằng

Nhà thờ rộng lớn,ace vui vẻ,hòa đồng

Nhà thờ nhỏ khuôn viên rộng rãi thoáng mát, thiếu nhi thánh thể rất nhiều

Nhà Thờ hơi nhỏ nhưng đẹp, giáo dân vui vẻ, hòa đồng

nơi trải nghiệm xóm đạo xa quê

Nhà thờ Vườn Xoài

333 đánh giá
Địa chỉ: 413 Lê Văn Sỹ,Phường 12,Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02839318297
Website: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/SaiGon/01-Giao-Phan-SaiGon-VuonXoai.htm

Nhà thờ kiến thúc theo lối gotic. Ca đoàn hát rất hay

Nhà thờ kín cổng, gửi xe ở bên trong , nên nhiều người tưởng không có lễ.
Mong sẽ có nhiều người đi nhà thờ và ca đoàn đàn và hát thánh ca sốt sắng.

Được thành lập vào khoảng 1947 với tên gọi là Giáo Điểm Vườn Xoài Sở Rác. Nhà thờ Vườn Xoài tọa lạc tại số 413 Lê Văn Sỹ P12 Q3 tp HCM.

Nhà thờ mát mẻ, có tầng hầm cho thuê tổ chức tiệc cưới hay tiệc họp mặt gia tộc với quy mô vừa và nhỏ.

Ngày thường lễ sáng 5h lễ chiều 17h30
Thứ 7 lễ sáng 5h lễ chiều 18h
Chủ nhật :
- lễ 1: 5h
- Lễ 2 : 6h30
- Lễ 3 : 8h
Chiều
- Lễ 1: 16h
- Lễ 2 : 17h30
- Lễ 3 : 19h

nhà thờ thoáng, ca đoàn hát hay

Mỗi tuần vào 17h30 thứ hai có thánh lễ cầu nguyện cho các LH nơi nhà Tổ. [ nơi để hài cốt ]Các LH vui mừng được cộng đoàn nơi xứ này cầu nguyện mặc dù kg có con cháu đến dự. Chân thành cám ơn Cha Chánh xứ và CĐCG .

Nhà thờ tốt, cơm từ thiện thứ 2, 4 giá rẻ 5k/phần
Các dịp lễ trang trí đẹp

Trạm Xe NGỌC ÁNH [Sài Gòn - Cà Mau]

284 đánh giá
Địa chỉ: 28 ĐƯỜNG SỐ 6, KDC BÌNH ĐĂNG, PHƯỜNG 6, QUẬN 8 ĐỐI DIỆN BẾN XE QUẬN 8 Chung Cư Pegasuite,Thành phố Hồ Chí Minh,Việt Nam
Liên lạc: 0944007774
Website: https://www.facebook.com/Tr%E1%BA%A1m-Xe-NG%E1%BB%8CC-%C3%81NH-1691932141093222/?ref\u003dsettings

rất tuyệt vời.. đúng là tiền nào của nấy ngay cả cách phục vụ củng rất oke.. làm rớt đồ thì yên tâm không bao giờ mất đi được.. Trải Nghiệm miền tây thật là ý nghĩa..

Dù trên xe có trẻ em nhưng tài xế luôn tắt máy lạnh mỗi khi cho xe dừng ở trạm. Chuyến xe đêm luôn dừng 2 lần. Làm gián đoạn giấc ngủ của khách vì xe rất hầm và bí. Đã phản ánh 3 lần từ năm 2020 đến 2022 vẫn ko cải thiện hay có biện pháp khắc phục. Mền gối dơ, chất lựog xe xuống cấp. Cần cải thiện dịch vụ và lắng nghe khách hàng

Dễ dàng gửi đồ và có chỗ nghỉ ngơi cho hành khách đi xe….

Nhà xe giá rẻ. Phục vụ khá tốt. Có điều chiếc xe hơi cũ.

Dịch vụ càng ngày càng tệ, máy lạnh thì nóng như cái lò. Chạy bth 7 tiếng là tới bây h hơn 10 tiếng. Trung chuyển k cbi xe trước đợi cả tiếng đồng hồ. Thất vọng. Thái độ ngày càng tệ

Xe đi rất chất lượng nhé, không hề bị mùi, có chỗ cắm sạc và ti vi để xem luôn. Ngoài ra thì cũng có màn che khi nằm ngủ. Có nước uống luôn nha
Lúc tới nơi thì có xe trung chuyển đưa tới tận nơi
Điểm trừ cực kì bự là trạm ở tận Bình Chánh, khá là tốn chi phí đi taxi hoặc grab. Mình đi từ cà mau lên sài gòn là 4h30, tầm đó bắt grab khó cực kì luôn. Hên xui mới được 1 người.
Lần tới vẫn sẽ đi Ngọc Ánh

Xe cũng dc nhưng nhân viên phòng vé và nhất là Nhân viên phụ xe thái độ quá tệ [ chuyến sài gòn - cà mau,xe 00.531 20h30.chán.từ nay về sau ko đi nhà xe này nữa.

Đặt vé và cọc tiền 20h ra bến xe thì bán vé khách 20h30, đến 21h vẫn chưa cho khách lên xe và không có xe tại bến.

Nhà thờ Giáo xứ Tân Việt

277 đánh giá
Địa chỉ: 239 Trường Chinh,Phường 12,Tân Bình,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838115614
Website: http://giaoxutanviet.com/

Nhà thờ ở trong hẻm cũng dễ tìm, thoáng mát, đang lễ mà nghe chim hót líu lo, gió lùa nhè nhẹ 😄, chỗ để xe ngay sau nhà thờ k cần xuống hầm, khỏe.
Trong nhà thờ rất tuân thủ giãn cách, 1 ghế chỉ ngồi 2 hoặc 3 ng tùy ghế dài/ ngắn, bởi v tham dự lễ cũng thoải mái, an tâm.

GX có nhiều hội đoàn giáo dân hoạt động rất tốt. Muốn liên hệ xin mấy bài chầu của hội Legio Senatus của bà Thúy Hồng [Tú].

Nhà thờ giáo xứ tân việt nơi tôi đi lễ cùng người thân vào giáng sinh

Nhà thờ rộng rãi. Giờ lễ chủ nhật lễ chủ nhật 5h 6h 7h30 17h 18h30

Nhà thờ Giáo xứ Kim Ngọc với nét đẹp trầm lắng gợi nhớ Nhà thờ Đức Bà tp Hồ Chí Minh.

Nhà thờ rộng thoáng âm thanh tốt.. có mái che di động thật tuyệt vời..

Nơi thờ cua giáo ở dân

Nơi ấy là lý tưởng giản dị và đơn sơ

Nhà thờ Giáo xứ Chợ Quán

240 đánh giá
Địa chỉ: 120 Trần Bình Trọng,Phường 2,Quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02839235067
Website: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/SaiGon/01-Giao-Phan-SaiGon-ChoQuan.htm

Nhà thờ đẹp. Khuôn viên và chính điện rộng rãi, có máy quạt, chỗ ngồi thoải mái.
Chúa Nhật 27.3, Cha chủ tế là từ nhà thờ khác tới. Giọng Cha vang, ấm, bài giảng hay.
Mặt tiền Trần Bình Trọng, dễ tìm đường. Mình thấy đông giáo dân đến dự lễ. Mình đi lễ 18h

Nhà thờ đẹp, vừa cổ kính vừa hiện đại, thoáng mát rộng rãi, Ca Đoàn hát hay, Cha giảng thu hút, giao dân đông, nơi lưu lại nhiều kỷ niệm…

Nhà Thờ Chợ Quán [Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu] ở đường Trần Bình Trọng được xây dựng từ 140 trước.
Chợ Quán là họ đạo lâu đời nhất ở Sài Gòn, được thành lập vào năm 1722. Ngôi nhà nguyện đầu tiên của Họ đạo đã được xây vào năm 1674. Đến năm 1727 nhà thờ Chợ Quán được xây dựng, sau đó vì thời cuộc đương thời nên nhà thờ bị phá hủy và được xây dựng nhiều lần vào các năm 1733, 1793, 1862, 1882.

Nhà thờ cổ, cổ thiệt chứ ko có giả cổ nửa nạc nửa mỡ như mấy nhà thờ mới xây gần đây

Nhà thờ cổ kính, khuôn công viên rộng rãi

Họ đạo Chợ Quán
Là họ đạo lâu đời nhất của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập vào năm 1722.[1][3] Trương Vĩnh Ký cho rằng những người lập nên họ đạo là lưu dân đến từ thuộc phường Thợ Đức ở Huế. Đến năm 1725, họ đạo đã có khoảng 300 bổn đạo.[4] Chợ Quán trở thành trung tâm đón tiếp lưu dân từ miền Trung vào.[3]

Trong buổi đầu hình thành, Họ Chợ Quán trải qua nhiều thử thách và cộng đoàn phải chịu cảnh phân tán trong các năm 1727, 1733, 1862 và 1882. Các linh mục phụ trách tiên khởi của Chợ Quán xây dựng cộng đoàn có linh mục Emmanuel Quitaon [Dòng Tên] từ Đồng Nai đến giúp [cuối thế kỷ XVII], linh mục José Garcia [Dòng Phan Sinh] đầu thế kỷ XVIII, rồi các linh mục Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX như các linh mục Phước, Phanxicô Thán, Bênađô Hạp, Gioan Baotixita Giáo, Giêsu Chữ, Antôn Triêm, Tôma Triêm, Tôma Đoan.[5]

Ngôi nhà nguyện đầu tiên của Họ đạo đã được xây vào năm 1674.[1][5] Năm 1723, linh mục Dòng Tên Emmanuel Quitaon đến rao giảng và cải nhà nguyện thành nhà thờ, ban phép lành và làm lễ nhiều lần. Nhà thờ Chợ Quán đã nhiều lần bị phá hủy rồi lại được xây lại vào các năm 1727, 1733, 1793, 1862, 1882.[6] Năm 1766, Giám mục Piguel đến dâng lễ tại nhà thờ Chợ Quán theo nghi thức Giám mục dành cho cả giáo dân và lương dân. Dịp này có 600 người được rửa tội và 7000 người được thêm sức.[7]

Năm 1882, linh mục chánh xứ Nicôla Hamm [Tài] khởi công xây dựng nhà thờ mới. Công trình này kéo dài suốt 14 năm, trải qua sáu đời chánh xứ đến năm 1896 thì hoàn tất. Ngôi nhà thờ mới khánh thành vào mùng 4 Tết Bính Thân [năm 1896] và tồn tại đến nay.

Tuyệt vời
Nhà thờ Chợ Quán [tên hiệu: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu] là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Chợ Quán. Nhà thờ có kiến trúc Gothique, đã được xây đi xây lại nhiều lần và ngôi nhà thờ hiện nay được khánh thành vào năm 1896.[1] Nhà thờ Chợ Quán là nhà thờ cổ nhất Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Nhà thờ đang chuẩn bị lễ Giáng Sinh từ vài tuần trước. Hôm nay đang canh thức lễ Giáng Sinh. Ngày mai 25/12/2019 lễ trọng, lễ buộc... Cầu Chúa ban bình an, hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Giáo Xứ Bình An

211 đánh giá
Địa chỉ: 2287 Phạm Thế Hiển,Phường 6,Quận 8,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838501047
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-binh-an-quan-8-tphcm

Nhà thờ nhỏ nhưng khá dễ thương....

Noel năm nay 2021

Địa danh “Bình An” hôm nay là tên gọi của dải đất Bình Xuyên cũ, chạy dài từ cầu Chữ Y xuống tới Bến Đá, giáp ranh huyện Bình Chánh. Cuối năm 1954, một số linh mục và bà con tạm cư tại kho Bãi Trấu [dốc cầu Nhị Thiên Đường] kéo nhau về lập trại.
Đầu năm 1955, cố linh mục Phaolô Hoàng Quỳnh đã đặt chân lên khu đất hiện giờ, và đặt tên là Giáo xứ Bình An Thượng và nhận thánh Phaolô trở lại làm Quan thày giáo xứ. Ngài cùng cha cố Andrê Trần Hữu Hóa mới đến là phụ tá của Ngài, dựng lên một Nhà Nguyện tạm có 5 gian lợp tranh vách đất, trên khu đất nay là khuôn viên Đài Đức Mẹ.
Đến năm 1956, cha cố Andrê Trần Hữu Hóa là chánh xứ dựng lên nhà thờ thứ hai 7 gian mái lợp tôn, vách ván.
Đến giữa năm 1957, cha cố Andrê được Bề trên giao nhiệm vụ mới, cha Bênađô Vũ Đình Trọng từ trại Quang Trung về làm chánh xứ.
Ưu tiên xây dựng nhà trường, sau đó mới xây dựng một ngôi nhà thờ vững chắc, năm 1967, cha cố Bênađô đã cho xây dựng trường học. Đang xây dựng dở dang, tết Mậu Thân [1968], chiến tranh đã thiêu rụi nhà thờ 7 gian. Trường học chưa hoàn chỉnh cũng bị hư hại nhẹ, giáo xứ phải dùng tầng trệt nhà trường làm nơi cử hành Thánh lễ trong thời gian chờ đợi xây dựng nhà thờ mới.
Thời gian trôi qua mãi đến năm 1983, đáp ứng lời khẩn khoản của giáo dân muốn xây dựng một ngôi thánh đường mới, cha cố Bênađô họp bàn cùng quý chức, và đến ngày 18/01/1989 đơn xin phép đạo-đời được hoàn chỉnh.
Giáo dân nửa mừng nửa lo: mừng vì chờ đợi đã lâu nay được phép xây dựng; lo vì cha cố Bênađô tuổi cao sức yếu mà công việc lại chồng chất và quá nặng nề. Nhưng vào ngày 27/04/1989, Bề trên Giáo phận đã thương cử cha Gioan B. Nguyễn Xuân Đức về phụ tá cho cha Bênađô.
Ngày 07/01/1990, Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình về giáo xứ dâng Thánh Lễ Tạ ơn và đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường.
Ngày 22/01/1991, vâng lệnh Bề trên, cha phụ tá Gioan B. Nguyễn Xuân Đức nhận nhiệm vụ mới, giáo dân vẫn cố gắng trong công việc đến 5/3/1991 các vì kèo, gọng vó đã được đổ bêtông xong.
Đến ngày 17/12/1992, giáo xứ hân hoan đón cha Phaolô Nguyễn Thực về làm phụ tá cho cha Bênađô và cha đã cộng tác với cha cố, quý chức và cộng đoàn dân Chúa tiếp tục công việc xây dựng thánh đường.
Tháng 06/1993, cha cố Bênađô ngã bệnh nặng, Cha Phaolô và ba con giáo dân tiếp tục hoàn chỉnh và tô điểm thêm cho ngôi thánh đường trong ngoài được khang trang hơn.
Ngày 10/10/1993, một ngày trọng đại, Đức Cha phụ tá Louis Phạm Văn Nẫm đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn và khánh thành nhà thờ, trong niềm hân hoan vô bờ của cộng đoàn giáo xứ Bình An Thượng. Giáo xứ cảm tạ muôn vàn Hồng Ân của Thiên Chúa vì ngôi thánh đường mới sẽ là nơi xứng đáng, nơi thờ phượng, cử hành Thánh Lễ long trọng, tôn nghiêm và sốt sắng cho cộng đoàn dân Chúa.
Niềm vui chưa trọn thì Cha cố Bênađô trở bệnh nặng thêm. Chữa trị không bớt, ngày 27/03/1996, Chúa đã gọi ngài về với Chúa trong niềm tiếc thương vô hạn của mọi người.
Sau đó, Cha Phaolô Nguyễn Thực được bổ nhiệm làm chánh xứ. Cha tiếp tục dẫn dắt giáo dân Bình An Thượng phát triên giáo xứ trong tình yêu thương hiệp nhất. Nhà thờ đã được xây dựng hoàn chỉnh, Cha cùng bà con giáo dân tiếp tục xây dựng tháp chuông theo phong cách Á Đông, đài Đức Mẹ, bêtông hóa chung quanh thánh đường, xin lại khu trường học... Tiếp nối vị tiền nhiệm, cha Phaolô Nguyễn Thực đã có công lao rất lớn trong việc xây dựng nhiều công trình, nhưng đáng kể và đáng trân trọng nhất là sự xây dựng hiệp nhất trong giáo xứ.
Ngày 27/10/2001, Cha Phaolô Nguyễn Thực nhận nhiệm vụ mới tại giáo xứ Hà Đông – Xóm Mới. Cha Tôma Hoàng Ngọc Công được bổ nhiệm làm linh mục chánh xứ Bình An Thượng. Cha Tôma và cộng đoàn lại bắt tay vào công việc đóng giếng, nâng cao sân nhà thờ, quy hoạch trồng cây, cỏ cho xanh đẹp, sửa sang tầng trệt nhà trường thành hội trường giáo xứ....

Nha tho co vi tri tot, kien truc dep, an lanh, yen vui

Lược sử Giáo xứ Bình An

I. Bối cảnh lịch sử:

Cuối năm 1954, hàng trăm ngàn người miền Bắc di cư vào Nam sinh sống. Trong đó, gần mười ngàn người đa phần là giáo dân gốc Phát Diệm, dưới sự dẫn dắt của Cha Phaolô Hoàng Quỳnh và một số quí Cha gốc Phát Diệm, qui tụ và định cư trên dải đất Bình Xuyên, dọc Bến Phạm Thế Hiển, quận 8, Saigon, chạy dài hơn 5km từ cầu chữ Y giáp huyện Nhà Bè đến Bến Đá giáp huyện Bình Chánh.

Khi mới đến dải đất này, người dân Bình An sống tạm trong hai gian nhà của kho Trần Đông Á [nay là đất trống của nhà máy cơ khí Nông-Lương], gọi là trại định cư Bình Xuyên và Cha Giuse Đoàn Phi Hùng được Cha Phaolô Hoàng Quỳnh chỉ định làm Trại trưởng. Đầu năm 1955, vì số người đến trại định cư ngày càng đông nên để ổn định cuộc sống và thi hành Mục vụ, Cha Phaolô Hoàng Quỳnh đã chia giáo dân và lập các trại riêng, sau đó hợp thức hóa thành giáo xứ trong hệ thống tổ chức của Giáo Phận Saigon.

Ngày 1 tháng 5 năm 1955, giáo xứ Bình An chính thức được thành lập, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm Quan Thầy của giáo xứ [Đức Mẹ Mân Côi cũng là Quan Thầy của Giáo Phận Phát Diệm]. Đức Giám Mục Giáo Phận Saigon Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền bổ nhiệm Cha Phaolô Hoàng Quỳnh làm chính xứ kiêm Hạt trưởng hạt Bình An.

Cuối năm 1954, hàng trăm ngàn người miền Bắc di cư vào Nam sinh sống. Trong đó, gần mười ngàn người đa phần là giáo dân gốc Phát Diệm, dưới sự dẫn dắt của Cha Phaolô Hoàng Quỳnh và một số quí Cha gốc Phát Diệm, qui tụ và định cư trên dải đất Bình Xuyên, dọc Bến Phạm Thế Hiển, quận 8, Saigon, chạy dài hơn 5km từ cầu chữ Y giáp huyện Nhà Bè đến Bến Đá giáp huyện Bình Chánh.

Khi mới đến dải đất này, người dân Bình An sống tạm trong hai gian nhà của kho Trần Đông Á [nay là đất trống của nhà máy cơ khí Nông-Lương], gọi là trại định cư Bình Xuyên và Cha Giuse Đoàn Phi Hùng được Cha Phaolô Hoàng Quỳnh chỉ định làm Trại trưởng. Đầu năm 1955, vì số người đến trại định cư ngày càng đông nên để ổn định cuộc sống và thi hành Mục vụ, Cha Phaolô Hoàng Quỳnh đã chia giáo dân và lập các trại riêng, sau đó hợp thức hóa thành giáo xứ trong hệ thống tổ chức của Giáo Phận Saigon.

Ngày 1 tháng 5 năm 1955, giáo xứ Bình An chính thức được thành lập, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm Quan Thầy của giáo xứ [Đức Mẹ Mân Côi cũng là Quan Thầy của Giáo Phận Phát Diệm]. Đức Giám Mục Giáo Phận Saigon Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền bổ nhiệm Cha Phaolô Hoàng Quỳnh làm chính xứ kiêm Hạt trưởng hạt Bình An.

Nhìn lại chặng đường lịch sử của giáo xứ, bao công sức khó nhọc của các Đấng các Bậc, của cộng đoàn dân Chúa đã dày công vun đắp cả về tinh thần lẫn vật chất, để rồi từ “cánh đồng Bình An” nhiều hạt giống đã tỏa đi khắp nơi như một chứng nhân Tin Mừng của Chúa. Giáo xứ Bình An luôn cảm tạ Hồng ân Thiên Chúa, Đức Mẹ Mân Côi và các Thánh.

Xin tri ân quí Cha chính-phó xứ, quí soeurs, quí tu sĩ nam-nữ, quí chức tiền nhiệm, quí ân nhân xa gần và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Bình An. Trong tâm tình cậy trông phó thác, cộng đoàn giáo xứ dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của Cha chính xứ, Cha phó xứ, quyết tâm canh tân đổi mới mọi sinh hoạt để giáo xứ luôn thăng tiến về mọi mặt, xứng đáng “là men là muối” giữa lương dân trên địa bàn đang sinh sống. Đúng tinh thần Đại hội dân Chúa năm 2010 “Hội Thánh phải đổi mới không ngừng để thực sự là Hội Thánh Chúa Kitô”.

ST

Thiên chúa là tình yêu

Giáo xứ về đêm ngày chủ nhật!

Nhà thờ Giáo xứ Châu Bình

205 đánh giá
Địa chỉ: 470 Tô Ngọc Vân,Tam Phú,Thủ Đức,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838963324
Website: http://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-chau-binh

Nhà thờ CHÂU BÌNH
* Những tín hữu công giáo có lòng sùng kính Mẹ Maria không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn tổng thể mặt tiền ngôi nhà thờ này. Nét thanh thoát trong xây dựng với chuỗi mân côi ấn tượng khiến người người nhẹ lòng khi trong đời có Mẹ phù trì...
• Rất thánh Đức mẹ Chúa trời
• Đức mẹ thông ơn Thiên chúa
• Đức nữ có lòng khoan nhân
• Đức bà là cửa thiên đàng
• Nữ vương các gia đình.

Nhà thờ khá trang nghiêm và đẹp, nằm cạnh bệnh viện Thủ Đức

nhà thờ hơi cũ kỹ ko dc đẹp lắm, khuôn viên khá rộng

Nhà thờ Châu Bình có kiến trúc đẹp và là một trong những nhà thờ ở quận Thủ Đức. Với không gian rộng rãi phía trước, cùng chung quanh là những tòa nhà hiện đại tạo ra một không gian đẹp.

Giáo Xứ Châu Bình là một trong 12 giáo xứ thuộc giáo hạt Thủ Đức.

Thành lập: năm 1956.

Bổn mạng giáo xứ: Mẫu Tâm

Linh mục chánh xứ: Gioan M. Vianney PHẠM MẠNH CƯƠNG [CMC]

Số giáo dân: 3.300

Địa chỉ: 470/17 tỉnh lộ 43, p. Tam Phú, q. Thủ Đức.

CÁC Đ0ÀN THỂ:

Các đoàn thể hiện diện và sinh hoạt đắc lực trong giáo xứ gồm:

1. Thiếu Nhi Thánh Thể
2. Hội Lễ Sinh
3. Legio Mariae
4. Hiệp hội Thánh Mẫu
5. Gia đình Phạt Tạ
6. Gia đình Tận Hiến
7. Gia đình Thánh Gia
8. Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
9. Huynh đoàn Đaminh

CÁC CA ĐOÀN:

1- Ca đoàn Phanxicô Xaviê [Ca đoàn giáo xứ]

2- Ca đoàn Têrêsa [Ca đoàn Thiếu nhi]:
3- Ca đoàn Hội Thánh Gia:
4- Ca đoàn Hội Gia đình Trẻ Hiệp Hội Thánh Mẫu:
5- Ca đoàn Hội Các Bà Mẹ Công Giáo:
6- Ca đoàn Khu 1:
7- Ca đoàn Khu 4:
8- Ca đoàn Hội Gia đình Cầu Nguyện:
9- Ca đoàn Hội Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm:

Nhà Thờ rất bình yên, có tượng Đức Mẹ lớn ở phía sau Nhà Thờ để cầu nguyện trước bệnh viện Quận Thủ Đức.

Địa điểm hơi khó tìm vì nằm trong đường nhỏ. Khuôn viên nhà thờ rộng. Xung quanh nhà thờ không có wifi

Quá tuyệt vời

Giáo xứ Vĩnh Hòa

118 đánh giá
Địa chỉ: 86/75 Ông Ích Khiêm,Phường 5,Quận 11,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02839746660
Website: http://gxvinhhoa.org/

Nhà thờ nhỏ nhưng đc xây lại bằng những khối đá xắp lên rất đẹp

Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo
Giờ lễ:
Ngày thường: 05:00-17:30
Thứ 7: 05:00-17:30-19:00
CN: 05:00-07:00-16:00-17:30

Trước có ghé Giáo Xứ gặp Cha Giuse Trần Văn Nghị
Cha có nhiệm vụ Hợp nhất, đặt tên và bầu trùm họ, khu Vĩnh Hòa trên là giáo họ Vinh Sơn, khu Kiến Thiết là giáo họ Mông Triệu, khu Vĩnh Hòa dưới là giáo họ Đa minh, khu Dũng Kim là giáo họ Phaolô.
Về Phụng vụ thánh lễ và cử hành các Bí Tích: Với một Giáo xứ mới thành lập, cha Giuse đã dùng hết thời gian của mình để chăm lo cho đoàn chiên được hưởng ơn Chúa qua các Thánh lễ sáng, chiều ngày Chúa Nhật và các ngày trong tuần, qua các Bí Tích. Rửa tội trẻ em vào ngày Chúa Nhật đầu tháng
Cám ơn Cha

Nhà thờ bằng đá, trong một không gian nhỏ hẹp. Được biết do một cha của Dòng Chúa Cứu Thế thiết kế. Nằm giữa lòng đô thị nhưng được làm nên bằng đá. Khoảng sân còn khá nhỏ và nằm tại một khúc cua nên lên xuống cũng khá khó khăn. Nhà thờ nằm sâu trong hẻm nhỏ nên không đi xe hơi vào được. Chỉ có thể đi xe máy hoặc đậu xe tại đường Lạc Long Quân.

Nhà thờ có diện tích 12,5m x 33m nằm trong khuôn viên đất chưa đầy 900m2 được thiết kế bởi linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dòng Chúa Cứu Thế từ ý tưởng của linh mục chánh xứ GB. Vũ Mạnh Hùng sau một lần hành hương về Phát Diệm, ghé thăm nhà thờ Đá, được cảm hướng bởi lời Đức Giêsu: “Con người mà thinh lặng thì đá cũng lên tiếng” [ Lc 1,9c40]. Với lối kiến trúc Á Đông mang nặng hồn Việt. Nhìn ngôi nhà thờ từ phía cuối tính từ đất lên tháp cao 27m; ba tầng, người xem cảm nhận hình bóng ngôi đình làng Việt Nam xưa. Nhận ra được những nét đẹp của văn hoá truyền thống cổ kính. Công trình qủa là một lối diễn tả Đức tin theo truyền thống dân tộc. Mặt chính diện trên tầng tháp cao là bức tranh đá khắc hình Trống đồng Đông Sơn, lồng trong một khung vuông, gợi nhớ huyền thoại dựng nước thời Hùng Vương với sự tích bánh chưng [vuông] bánh dày [ tròn] mong ước đạt đến sự viên mãn, hòa hợp trời và đất. Đó cũng là niềm tin và đích đến của người tín hữu là được hưởng một nền HOÀ BÌNH VĨNH CỬU trong nước Thiên Chúa. Phía trên cửa vòm là bước tranh khắc đá Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi thánh Gioan Baotixita, Đấng bao trợ của giáo xứ. Bên phải, bên trái và hai bên hông còn được trang trí nhiều bức tranh tạc trên đá gần thành tường nhà thờ rất mỹ thuật, ghi lại cuộc đời Đức kitô trong Tân Ước.

Phía trong nhà thờ tầng trệt là chính diện 300 chỗ, cùng với tầng lửng 100 chỗ. Toàn bộ kết cấu phần móng, khung, mái, đều được đổ bê tông cốt thép. Tường nhà thờ sử dụng đá thiên nhiên từ Thánh Hoá đem vào. Đá được các nghệ nhân, thợ đá lành nghề từ làng đá Hoa Lư – Ninh Bình, quê hương của nhà thờ Đá Phát Diệm chế tác. Điểm độc đáo là các viên đá đều được mài bóng theo qui cách 1m x 40 x 0,20m, mỗi viên nặng trên 150kg. các tảng đá chân đế, bê cột nặng cả tấn đều được chặm trổ hoa văn công phu rồi đem chở vào Nam với gần trăm chuyến xe vận tải nặng, mỗi xe chỉ chở được 60 viên một lần.Mặt tiền cung thành được trang trí bằng bức phông gỗ quý với những nét chạm khắc gỗ tinh xảo Tứ quí thực vật là Mai – Lan – Cúc – Trúc cùng những họa tiết Lân – Sư chầu toà được thể hiện như bày tỏ tấm lòng tôn kính của loài thụ tạo dâng lên Đấng tác thành mọi vật, mọi loài. Mười bốn chặng đàng Thánh giá cũng được thay đổi cho phù hợp với con đường khổ nạn. Chặng thứ I diễn tả Chúa lập phép Thánh Thể qua bữa tiệc ly. Chặng mười bốn là Chúa Phục Sinh được thể hiện dưới dạng gò đồng nổi rất thẩm mỹ và công phu.ông Nguyễn Văn Thơi, Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ năm nay 68 tuổi kể cho tôi nghe thời gian ròng rã ba năm trời thi công, từ cha xứ đến mọi người giáo dân già trẻ, lớn bé đều hết lòng vì nhà Chúa. Cha xứ ra Bắc vào Nam như con thoi. Ông cho biết đội lao động tình nguyện gồm 17 thành viên, hằng tối, trực chuyển đá từ 22h đến 2 giờ sáng. Tính ra đã chuyển đến 60.000 viên gạch và hàng chục bệ đá. Các vị trong ban đại diện khu giáo điều động người trực, mỗi tuần một khu lo hậu cầu, dọp dẹp và điều đáng nói là trong suốt thời gian thi công, các sinh hoạt mục vụ không hề gián đoạn. Ông Trần Văn Tân, một nhà giáo vừa về hưu, nay đang là phó khu Mông Triệu tâm sư, giáo xứ Vĩnh Hòa chỉ mới được thành lập từ năm 1991, tách ra từ giáo xứ Phú Bình. Số giáo dân hiện nay khoàng 4000 người. Cha xứ, giáo dân sống rất chan hoà. Ông cho biết tại Vĩnh Hoà không xảy ra bệnh dịch “gà công nghiệp mổ nhau”, như Đức hồng y từng cảnh báo. Đó chính là sự trưởng thành của người giáo dân hôm nay, nhận rõ cộng đoàn họ đang sinh hoạt cần gì, phải làm gì để trở thành những viên đá sống động. Ngày 24.6.2007, Đức hồng y GB Phạm Minh Mẫn, và đông đảo các linh mục đã về dâng lễ tạ ơn cung hiến thánh đường Vĩnh Hòa.

hơn 2 năm đàn phục vụ thánh lễ tại đây !

Nằm trong hẻm , ngay khúc cua.

Cha xứ giảng hay à nha.

Giáo Xứ Bình Thới

101 đánh giá
Địa chỉ: Nhà thờ Bình Thới, 161 Lạc Long Quân,Phường 3,Quận 11,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838584807
Website: https://giothanhle.net/gio-le/nha-tho-binh-thoi

Mình và các bạn Huynh Trưởng ghé thăm cha Hậu vào dịp lễ, Tết

Cty ok tốt

Lớn, đẹp, trang nghiêm.

Xin thông báo lịch trình thánh lễ chúa nhật và ngày thường ạ

Nhà thờ công giáo. Ngày thường có 2 lễ lúc 5h30-6h30 sáng và lễ chiều từ 18h-19h. Chủ nhật có 3 lễ. Lễ 5h30 - 6h30, 7h - 8h, 18h - 19h. Khuôn viên thoáng mát,có nhà giữ xe riêng.

Nhà thờ tuy nhỏ nhưng đẹp và đặc biệt ca đoàn hát rất hay. Năm nay là Năm Thánh của Giáo xứ[ khai mạc 12/10/2019] kỷ niệm 50 năm thành lâp Giáo xứ. Rất nhớ cha cố chánh xứ Phê rô Nguyễn Xuân Đính, cầu xin ngài nơi Thiên Đàng cầu nguyện cùng Chúa và Mẹ Maria thật nhiều cho cộng đoàn Giáo xứ

Nơi tôn nghiêm, an lành và hạnh phúc!

Âm cúng uy nghi

Nhà Thờ Giáo Xứ Đức Mẹ Hòa Bình

87 đánh giá
Địa chỉ: 26A Nguyễn Thái Bình,Phường Nguyễn Thái Bình,Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838212326

Đây là 1 trong 3 giáo xứ vốn của người Hoa ở Sài gòn. Bổn mạng nhà thờ: Đức Mẹ Hòa Bình [Mẹ Thiên Chúa]

Số giáo dân:
- Người Hoa: 50
- Người Việt: 250
Linh mục phụ trách: cha sở Tôma Huỳnh Bửu Dư
Sinh hoạt của Họ Đạo: có thánh lễ, mục vụ dành cho anh em người Hoa
- Các lớp giáo lý: gồm tiếng Hoa và tiếng Việt: Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Dự tòng, Hôn nhân.
- Xã hội từ thiện: Sinh hoạt chung với Hội Chữ Thập Đỏ của Phường, giúp đỡ những người già, neo đơn
Lược sử:
Từ năm 1922, cha Phanxicô Tam [Assou] đã rửa tội cho 3 gia đình người Hoa ở khu vực Chợ Cũ [nay là đường Hồ Tùng Mậu], và 30 năm sau, theo số liệu 1951, thêm được 7 gia đình người Hoa Công giáo. Tính đến năm 1953, số giáo dân người Hoa ở khu vực Sàigòn được hơn 300 người.
1955 Cha Guimet mướn ngôi nhà thờ tổ tiên của gia đình ông Ad. Nam Hee để sinh hoạt mục vụ trong các ngày Chúa nhật. Linh mục người Pháp Robert Lebat thành lập họ đạo Đức Bà Hoà Bình cho giáo dân người Việt gốc Hoa.
1957 Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền đã chính thức thành lập Họ Đức Bà Hòa Bình. Năm sau [năm 1958], Đức cha mua lại ngôi nhà của ông Nam Hee vừa làm nhà thờ, vừa làm nơi đào tạo chủng sinh người Hoa.
1959 Linh mục Melchior Cheng thuộc giáo phận Bắc Kinh, từ Lyon [Pháp] đến Việt Nam, được ủy nhiệm vào chức vụ cha sở đầu tiên của họ đạo Đức Bà Hoà Bình. Số giáo dân lúc đó khoảng 650 người. Có 6 chủng sinh người Hoa theo học tại đây, do cha M. Chang phụ trách.
1960 tầng lầu 1 của nhà thờ Đức Bà Hoà Bình trở thành nơi tạm cư của các chủng sinh người Hoa đầu tiên tại Việt Nam do linh mục Charles Chang làm giám đốc. Đến năm 1963 khi tiểu chủng viện Caralô xây dựng hoàn tất thì mới dời về Phú Lâm.
1971 trùng tu chánh diện nhà thờ thành ngôi thánh đường có cơ sở vật chất như hiện nay và trong năm này cha Melchior Cheng cho xây dựng trường tiểu học Thánh Georges.
1975 cha Melchior Cheng về Đài Loan, toà Tổng Giám Mục cử cha Gabriel Lajeune, cha sở giáo xứ Phanxicô Savie kiêm nhiệm cha sở giáo xứ Đức Bà Hoà Bình. Trường thánh George giao lại cho nhà nước quản lý trở thành trường Khai Minh II.
1976 cha Gabriel Lajeune đi nhận chức Chánh xứ nhà thờ Star of Sea-Hồng Kông, Toà Tổng Giám Mục cử cha Stêphanô Huỳnh Trụ, Chánh xứ nhà thờ Phanxicô Xavie kiêm nhiệm cha sở giáo xứ Đức Bà Hoà Bình.
1978 khi cha Stêphanô gặp ngăn trở không thể tiếp tục mục vụ, Toà Tổng cử Cha Inhaxiô Nguyễn Thới Hoà phụ trách giáo xứ và sau đó năm 1983 cử làm cha sở.
1985 Cha Phanxicô Lê Văn Nhạc về thường trú tại nhà thờ và giúp cha sở phụ trách số giáo dân người Việt đến năm1991 Cha được bổ nhiệm làm cha sở nhà thờ Phao Lô quận 3.
1990 cha Giuse Maria Lê Đăng Ảnh đến giúp mục vụ cho cha Hoà đang phụ trách hai giáo xứ Đức Bà Hoà Bình và Đức Bà Fatima.
1995 cha Tôma Huỳnh Bửu Dư, thầy giúp xứ từ năm 1979, được bổ nhiệm làm cha sở. Sau bao năm tháng thăng trầm chuyển biến, giáo xứ Đức Bà Hoà Bình đến nay không chỉ còn là giáo xứ dành cho người Việt gốc Hoa mà còn mở rộng đến tất cả anh chị em người Việt khác nữa.

Nhà thờ ngay trung tâm Saigon nhưng giáo dân rất ít, khoảng 300 người, ngày xưa dành cho người Hoa sống khu vực gần đó nên hiện nay [2019] vẫn có lễ tiếng Hoa, hoặc có lễ đọc kinh Lạy cha bằng tiếng Hoa. Những người đi lễ đều biết nhau hết nên rất thân mật, kể cả Cha, và khi có một người lạ dự lễ sẽ được mọi người quan tâm và hỏi thăm.

Tọa lạc tại số 26 đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, giáo hạt Sài Gòn, giáo phận TPHCM.
Hiện nay số giáo dân của giáo xứ Đức Bà Hòa Bình là 50 giáo dân người Hoa và 250 giáo dân người Việt. Mặc dù số giáo dân người Việt hiện giờ đông hơn giáo dân người Hoa nhiều, nhưng kiến trúc nhà thờ thể hiện rất rõ văn hóa Hoa.

Một công trình kiến trúc đẹp được xây dựng từ thời Pháp, hiện tại nhà thoè Đức Bà Hoà Bình đang được trùng tu dự kiến kéo dài 2020
Nơi đây vẫn tổ chức các buổi lễ Công Giáo vào thứ 3,5,7 và Chúa Nhật.
Giờ lễ: 5:30-6:45-7:00-9:00[tiếng anh] chiều 4:00-5:15-6:30

Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5 m, chiều cao 21 m. Chung quanh không có tường rào bao bọc. Móng của nhà thờ thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trên. Nhìn bên ngoài, từ tường đến mái toàn bộ là một màu đỏ gạch nung tươi mới, không hề có rêu mốc bám vào. Hiện trong nhà thờ còn có một số ngói vỡ, bên trên có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France

Nhà thờ gần The Odys Boutique Hotel 4*. Khách sạn đẹp, phòng đẹp, nhân viên dễ thương.

Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình

Tọa lạc tại số 26 đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, giáo hạt Sài Gòn, giáo phận TPHCM.

Ngôi nhà 26 Nguyễn Thái Bình vốn là nhà từ đường của ông Ad. Nam Hee được cha Guimet thuê năm 1955 để làm nơi sinh hoạt mục vụ trong các ngày Chủ Nhật.

Năm 1957 Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền đã chính thức thành lập Họ đạo Đức Bà Hòa Bình dành cho người Việt gốc Hoa. Năm sau [năm 1958], Đức cha mua lại ngôi nhà của ông Nam Hee vừa làm nhà thờ, vừa làm nơi đào tạo chủng sinh người Hoa.

Năm 1959 Linh mục Melchior Cheng thuộc giáo phận Bắc Kinh, từ Lyon [Pháp] đến Việt Nam, được ủy nhiệm vào chức vụ cha sở đầu tiên của họ đạo Đức Bà Hoà Bình.

Cùng một tên ĐỨC BÀ nhưng có thêm chữ HÒA BÌNH cùng ở quận 1 SAIGON Nhà Thờ ĐỨC BÀ HÒA BÌNH nằm khiêm tốn trên đường Nguyễn Thái Bình trong một khuôn viên tĩnh lặng bao bọc bởi bức tường gạch block và hàng rào trúc tạo nên vẻ trầm mặc giữa một đô thị ồn ào , năng động , đông dân bậc nhất Việt Nam
Nhà Thờ được xây dựng bởi cư dân Việt - Hoa và cũng lý do này nên THÁNH LỄ tại đây có lễ dành riêng cho 2 cộng đồng này ... Nhưng thực ra cũng không phân biệt rạch ròi như vậy vì cũng có Thánh Lễ dành cho du khách nghe nói tiếng Anh Pháp , mọi người đến đây đều cảm thấy lối kiến trúc vừa cổ điển vừa tân thời hòa quyện trong không gian đậm chất Việt nhất là phần điêu khắc đẹp tinh tế nơi CUNG THÁNH với màu nâu vàng gụ sáng bóng tạo nên vẻ tôn vinh , trang nghiêm , thành kính ...đối với ai bước chân vào Nhà Thờ
Về mặt Lịch Sử Nhà Thờ gắn liền với sự phát triển của SÀI GÒN HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG nhộn nhịp tàu biển của các Thương Nhân , Thủy Thủ ....Phương Tây cập bến và nhu cầu tâm linh là thiết yếu cho người có đạo THIÊN CHÚA GIÁO
Và đó là điều đáng được người Miền Nam nói chung và người Saigon nói riêng gìn giữ ngôi Nhà Thờ cho đến ngày nay
Tôi chỉ có một câu THẬT ĐÁNG NGƯỠNG MỘ 😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍😍

Nhà Thờ Tin Lành Thới Bình

3 đánh giá
Địa chỉ: 83RV+7V6,TT. Thới Bình,Thới Bình,Cà Mau, Việt Nam

Nhà thờ Thới Bình

1 đánh giá
Địa chỉ: 934R+H7G,TT. Thới Bình,Thới Bình,Cà Mau, Việt Nam

Nhà thờ cũng rộng rãi

Chủ Đề