Top giá máy gặt đập liên hợp yanmar năm 2022

Cơ giới hóa nông nghiệp, một trong những thành tựu vĩ đại của thế kỷ 20, được thực hiện bằng công nghệ cao, đã tạo ra giá trị trong sản xuất nông nghiệp của thế giới thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn về lao động, với trọng tâm là đem lại năng suất cao, hiệu quả bền vững trong sản xuất.

Ở nhiều nước trên thế giới, việc sử dụng máy móc công nghệ cao trong sản xuất đã trở nên phổ biến. Song với nhiều nông dân Việt Nam, điều này vẫn là ước mơ do chi phí của một chiếc máy nông nghiệp hiện đại tương đối cao.

Thực hiện Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng hỗ trợ cho vay để phát triển sản xuất theo hướng cơ giới hoá. Theo đó, Agribank tạo điều kiện thuận lợi nhất để nông dân tiếp cận nguồn vốn, với hình thức hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu, và 50% lãi suất từ năm thứ ba trở đi.

Ba năm trước, nhờ vốn vay của Agribank, Anh Lê Văn Tú ở ấp Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Đồng Tháp mua được 1 chiếc máy cày hiệu Kubota [Nhật Bản]. Gia đình neo người, lao động ruộng đồng trước đây tốn nhiều công sức, mà năng suất chẳng được bao nhiêu. Trong 3 năm qua, Anh Tú trực tiếp lái máy cày đi làm dịch vụ, vợ chồng anh mỗi năm thu nhập có dư từ 200 – 250 triệu đồng, chưa kể nguồn thu của 4 héc-ta lúa đang canh tác 1 năm 3 vụ. 

Cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp thăm hỏi hỗ trợ kịp thời các hộ nông dân vay vốn mua máy sản xuất nông nghiệp

Gia đình Anh Tú đã vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp nhiều năm, phục vụ mục đích tiêu dùng cuộc sống và sản xuất nhỏ. Biết về QĐ 68, được cán bộ ngân hàng hỗ trợ tận tình làm các thủ tục cần thiết nên đã tiếp cận nguồn vốn thuận lợi. Rất nhanh sau đó, anh đã có tiền mua chiếc máy cày trị giá 460 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh đã trả nợ cho ngân hàng 400 triệu. Dự kiến năm sau, vợ chồng anh Tú sẽ trả hết nợ.

Anh Tú cho biết thêm, các cán bộ ngân hàng động viên, sắp tới anh dự định tiếp tục vay theo QĐ 68 để mua thêm 1 chiếc máy cày nữa đi làm dịch vụ tại địa phương và các tỉnh lân cận.

Đến các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay, không còn hình ảnh hàng trăm người nông dân đổ ra đồng làm việc mỗi mùa cấy, mùa gặt. Thay vào đó, chỉ còn vài chiếc máy cấy, máy gặt đập liên hợp làm việc năng suất, thay thế sức lực con người, vừa giảm thất thoát trong thu hoạch, mà mang lại hiệu quả cao.

Nhờ vốn vay của Agribank, nhiều hộ nông dân có cơ hội tiếp cận máy móc nông nghiệp hiện đại, nâng cao năng suất cao động, cải thiện cuộc sống

Ông Lê Xuân Trường, ở ấp Hòa Thạnh, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã tiếp cận vốn vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành từ năm 2011 đến nay. Nhờ vay vốn ngân hàng, gia đình ông mua 2 máy gặt đập liên hợp hiệu Yanmar với tổng số tiền 1,3 tỷ đồng, vừa phục vụ thu hoạch lúa nhà, vừa đi làm dịch vụ cắt lúa thuê cho các hộ khác trong và ngoài tỉnh.

Mua máy nông nghiệp hiện đại, được Công ty Yanmar hỗ trợ gói bảo hiểm máy, tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng ABIC đề phòng rủi ro xảy ra; kể từ khi có máy gặt đập liên hợp đến nay, gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định. Nhờ việc đi làm dịch vụ cắt lúa thuê, đã giúp ông mở rộng sản xuất, mua thêm 3 công ruộng, nâng tổng số 5,9 héc-ta đất lúa của gia đình. Bên cạnh đó, ông Trường còn đứng ra thuê thêm 3 héc-ta đất để sản xuất lúa.

Ông Trường vui mừng cho biết, từ khi được vay vốn mua máy gặt đập liên hợp, không lúc nào máy nghỉ ngơi, chạy hết cánh đồng này đến cánh đồng khác để thu hoạch lúa. Bình quân 1 năm 3 vụ lúa, 2 chiếc máy có thể hoạt động cắt lúa trên 600 ha/năm. Trừ hết chi phí hoạt động, 2 chiếc máy mang lại thu nhập cao cho gia đình. Tuy hoạt đông liên tục nhiều năm qua, 2 chiếc máy của gia đình ông đến nay vẫn phát huy hiệu quả, nhờ vậy, ông đã trả được một nửa số vốn vay ngân hàng.

Còn nông dân Nguyễn Thanh Bình, ở ấp Tân Phú, xã Phú Lâm, huyện Phú Tân được vay vốn mua 2 máy gặt đập liên hợp mới nhãn hiệu Kubota vào năm 2015. Vay vốn với chương trình hỗ trợ lãi suất theo QĐ 68, gia đình ông được hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu và 50% lãi suất từ năm thứ 3.

Theo ông Bình, các máy nông nghiệp hoạt động rất phù hợp với địa hình đất đai tại địa phương, sức máy mạnh và không bị lún ngập trong bùn, dòng máy cũng dễ sử dụng với nông dân. Bên cạnh đó, ông Bình có tay nghề cơ khí, nên khi máy hư hỏng hay trục trặc kỹ thuật, có thể xử lý được ngay. Vì vậy, hoạt động máy mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Ông Bình cho biết, nhờ hỗ trợ của ngân hàng Agribank, đến nay gia đình ông đã trả hơn 50% vốn vay và có dư được một số vốn tích lũy, xây dựng được một ngôi nhà mới khang trang, mua thêm được một số công đất ruộng và lo cho con cái học hành.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển ngành nông nghiệp. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản là vấn đề cấp bách. Nhiều địa phương trên cả nước đang thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động và tăng lợi nhuận…

Tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân có thêm nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp với lãi suất ưu đãi, thông qua đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, ký kết thoả thuận hợp tác với các tập đoàn máy nông cụ lớn trên thế giới [Tata Ấn Độ, Yanmar, Kubota Nhật Bản], Agribank đang tích cực góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chú trọng cơ giới hóa nông nghiệp, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Thanh Ngọc


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN MÁY HOÀNG LONG ĐC:423 minh khai, hai bà trưng, hà nội LÀ NHÀ PHÂN PHỐI LỚN NHẤT MIỀN BẮC, CHUYÊN PHÂN PHỐI SỐ LƯỢNG LỚN CÁC LOẠI MÁY CÀY KUBOTA GIÁ CẢ TỐT NHẤT LIÊN HỆ SỐ ĐT DUY NHẤT ĐỂ CÓ GIÁ TỐT, HÀNG CHUẨN: 0

423 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thu hoạch là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất trên đồng ruộng. Đây là khâu ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của sản phẩm thu được sau một mùa canh tác. Vì vậy, lựa chọn dòng máy gặt đập liên hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao lại phù hợp với túi tiền là điều rất quan trọng. Mời bà con theo dõi bài viết về các loại máy gặt đập liên hợp Yanmar tốt nhất cùng giá cả dưới đây của chúng tôi.

Yanmar là doanh nghiệp đứng thứ hai của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp. Ưu điểm của máy móc do Yanmar sản xuất chính là phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình bùn lầy của đồng ruộng Việt Nam đi kèm với những chính sách bảo trì và bảo hành uy tín.

Máy gặt đập liên hợp Yanmar có khả năng thích ứng với điều kiện năng suất cao giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, giúp nhanh chóng giải phóng đồng ruộng để chuẩn bị bước vào vụ sau. Máy đảm bảo chất lượng làm việc tốt và ổn định, cắt gặt sạch, đập sạch, phân ly sạch, ít gây ra rơi vãi. Máy cũng cho phép giải quyết những yêu cầu khác nhau về sử dụng các sản phẩm phụ như rơm rạ, thóc lép… Nhược điểm của các loại máy gặp đập liên hợp Yanmar chính là ở kết cấu còn cồng kềnh, không phù hợp cho các đồng ruộng nhỏ, đường sá hẹp, bờ vùng bờ thửa nhiều, nhất là ở các địa phương trung du và miền núi.

  • Tìm hiểu các máy gặt đập liên hợp Kubota

Máy gặt đập liên hợp Yanmar có giá thành cao hơn so với máy Kubota nhập khẩu, trên 600 triệu/chiếc đối với máy mới 100% như các dòng máy do công ty Yanmar Việt Nam phân phối chính thức là Yanmar AW [AW70V, AW82V] và YH [YH700, YH850]. Còn ở phân khúc máy cũ, bà con có thể lựa chọn cho mình các dòng Yanmar GC328, CA315, EE8 khoảng 100 – 150 triệu đồng, hoặc Yanmar GC80 giá từ 150 – 200 triệu đồng. Các dòng Yanmar AW80, AW82 hay AW70 cũng có loại máy đã qua sử dụng với giá mềm hơn máy mới, khoảng 250 – 500 triệu đồng.

Các loại máy gặt đập liên hợp Yanmar tốt nhất và giá 

Máy gặt đập liên hợp Yanmar GC80

Yanmar GC80 là dòng máy gặt đập liên hợp được sản xuất toàn bộ tại nhà máy Yanmar Nhật Bản và cung cấp cho thị trường Nhật Bản nội địa,  được nhập khẩu về Việt Nam theo hình thức máy đã qua sử dụng. Máy có công suất 80 mã lực, chiều rộng hàm cắt 180cm, buồng chứa thóc 600 – 700kg với hệ thống chuyển động đời mới 1 xích tiến 1 xích lùi khi vào cua cho phép máy di chuyển linh hoạt trên mặt ruộng. Máy có hàm cắt được thiết kế để cắt lúa đổ, cắt sát gốc, sát bờ.

Máy sở hữu 2 buồng đập chính và phụ giúp làm sạch thóc và giảm tối đa thất thoát lúa. Ngoài ra cũng phải kể đến một đặc điểm nổi bật của máy chính là thiết kế không đập cả thân lúa như máy gặt loại guồng cuốn mà chỉ đập phần bông lúa, giúp máy chạy nhẹ tải và tiết kiệm nhiên liệu.

Yanmar GC80 đáp ứng mọi tiêu chuẩn cao nhất về kỹ thuật chế tạo, độ chính xác, tiêu chuẩn mức khí thải và mức tiêu hao nhiên liệu. Máy còn giúp bà con có thể tận dụng rơm rạ sau khi thu hoạch nhờ hai chế độ giữ nguyên cây rơm hoặc băm nhỏ rơm và rải đều trên ruộng sau khi gặt. Dòng máy gặt đập liên hợp Yanmmar GC80 có giá rất phải chăng, trung bình từ 190 – 225 triệu đồng tùy vào thời gian đã qua sử dụng của máy.

Máy gặt đập liên hợp Yanmar AW70V và AW82V

Dòng máy gặt đập liên hợp Yanmar AW do Yanmar Việt Nam cung cấp, được trang bị động cơ TNV mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu. Công suất định mức 70 mã lực và 82 mã lực tương ứng với máy AW70V và AW82V, cho năng suất tối đa 0.6ha/giờ ở AW70V và 0.7ha/giờ ở AW82V. Máy có chiều rộng hàm cắt 197.5cm, dung tích thùng chứa lúa lên tới 490L, trọng lượng hơn 3.1 tấn và dung tích thùng nhiên liệu 90L cho thời gian vận hành cả ngày mà không cần tiếp thêm nhiên liệu.

Dòng máy Yanmar AW vận hành tốt trên đồng ruộng lầy lún nhờ thiết kế gầm cao 327mm, thông thoáng hơn giúp hạn chế tối đa lực cản của bùn đất. Máy có bánh xích cao su dài và rộng, làm giảm áp lực của máy lên mặt ruộng, giúp dễ dàng vận hành trong điều kiện đất lún. Hàm cắt của máy có thể hạ thấp tối đa kết hợp với guồng gặt linh hoạt, cho phép gặt lúa ngã và cắt sát gốc. Tùy thuộc vào từng đại lý, máy được bán với giá khoảng 590 – 605 triệu đồng đối với AW70V và 670 – 680 triệu đối với AW82V.

Máy gặt đập liên hợp Yanmar YH700 và YH850

Được ra mắt vào cuối tháng 10/2017, dòng máy gặt đập liên hợp Yanmar YH700 và YH850 là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu của các chuyên gia Yanmar Nhật Bản và được phân phối đến tay bà con nông dân trong nước thông qua Yanmar Việt Nam. Đây là dòng máy được chế tạo nhằm khắc phục điều kiện lầy lún và phức tạp của đồng ruộng, là giải pháp toàn diện tối ưu cho tất cả khó khăn hiện tại.

Dòng máy này có công suất 70 mã lực và 84.5 mã lực tương ứng với hai dòng YH700 và YH850. Bề rộng hàm cắt 197.5cm, dung tích thùng chứa lúa 490L, dung tích thùng nhiên liệu tăng lên 115L, tốc độ gặt của guồng gặt tối đa 43 vòng/phút và trọng lượng khoảng 3.3 tấn.

Máy gặt đập liên hợp Yanmar YH được xem như trang sử mới cho dòng máy gặt vô lăng nhờ tính năng điều khiển được cả hai bên bánh xích chỉ bằng một thao tác đánh lái vô lăng đơn giản. Máy có khả năng thoát lầy ưu việt với hộp số hoàn toàn mới, truyền động đến 2 bánh xích liên tục. Đặc biệt, dòng máy này còn được tích hợp hệ thống liên lạc từ xa qua GPS giúp chủ máy có thể kiểm soát tình trạng máy gặt của mình qua máy tính hoặc điện thoại thông minh. Máy gặt đập Yanmar YH700 và YH850 được trang bị nhiều tính năng vượt trội, vậy nên giá bán cũng rất cao, khoảng 730 – 800 triệu đồng.

Video liên quan

Chủ Đề