Tphcm cách ly ở đâu

Sáng 20/8/2021, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo để thông tin về công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Chủ trì họp báo có ông Phan Nguyễn Như Khuê - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy và ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Thông tin tới các cơ quan báo chí, ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết, thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong phòng chống dịch COVID-19 và đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn diễn biến rất phức tạp.

Ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tại buổi họp. Ảnh: TTBC

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 86 của Chính phủ, Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 2715 của UBND TP.HCM, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp với phương châm "mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch".

Trong đó, chú trọng 5 giải pháp chính trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất, người dân Thành phố đảm bảo việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố - ấp cách ly khu phố - ấp, phường - xã - thị trấn cách ly phường - xã - thị trấn.

Thứ hai, tập trung chăm lo F0, điều trị người có triệu chứng, chuyển nặng, hạn chế tỷ lệ tử vong.

Thứ ba, tiếp tục tiến hành lấy mẫu xét nghiệm người dân ở những khu vực "vùng đỏ" trên bản đồ COVID TPHCM

Thứ tư, tăng cường đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho người dân.

Thứ năm, Thành phố đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu; tiếp tục chăm lo đầy đủ, hỗ trợ nhanh chóng đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế tại địa bàn dân cư.

Theo đó, đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện "5K vaccine thuốc uống", không tập trung mua gom hàng hoá, thực phẩm, Thành phố đã chuẩn bị các phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nêu trên.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê.

Phát biểu tại buổi họp báo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê nhấn mạnh: Tại Nghị quyết 86, Chính phủ đặt mục tiêu và yêu cầu TP.HCM đến 15/9/2021 phải kiểm soát, khống chế được tình hình dịch bệnh, sớm đưa Thành phố trở lại trạng thái bình thường mới. Với 5 giải pháp nêu trên, Thành phố bắt đầu tập trung nâng cao việc triển khai thực hiện từ ngày 23/8/2021.

"Thành phố mong muốn người dân cùng hợp tác để thực hiện tốt các giải pháp đề ra. Một số ngành đang hoàn thiện các giải pháp, hướng dẫn cụ thể về các vấn đề như: Kiểm soát lưu thông, các đối tượng được lưu thông, cách thức tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu đến người dân, triển khai các trạm y tế lưu động, mở rộng xét nghiệm, tiêm vaccine phòng COVID-19…; trước ngày 23/8/2021, các ngành chức năng sẽ có thông tin hướng dẫn đầy đủ đến báo chí và người dân" - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê cho biết.

Vân Nhi

Nguồn: //giadinh.net.vn/xa-hoi/tphcm-thuc-hien-ai-o-dau-o-yen-do-tu-ngay-23-8-20210820121451771.htm

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc khai báo với y tế phường rất cần thiết, đặc biệt là đối với những trường hợp lớn tuổi và có bệnh lý nền.

F0 ngại khai báo, hệ lụy khôn lường

Cách đây không lâu, ngày 28-1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM [HCDC] đã đưa ra cảnh báo đối với người dân thông qua trường hợp một bệnh nhân 65 tuổi tử vong do tự điều trị COVID-19 tại nhà mà không khai báo y tế phường.

Giữa tháng 2-2022, chị T.T. [25 tuổi, TP Thủ Đức] phát hiện mình dương tính COVID-19, tuy nhiên chị không khai báo với trạm y tế vì nghĩ mình sẽ nhanh khỏi khi đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin.

Ông Hồ Văn Tiên - tổ 20, khu phố 2, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức - cho biết trên địa bàn phường vừa qua có một số trường hợp mắc COVID-19 nhưng không khai báo với y tế địa phương. Những người này khi hết bệnh mới cho biết mình đã nhiễm trước đó. Họ chủ yếu là những người lớn tuổi, không khai báo vì sợ bị cách ly tập trung và không được chăm sóc y tế.

"Khu phố chúng tôi thành lập một tổ y tế lưu động bao gồm 6 người gồm có tổ dân phố, nhân viên y tế, cán bộ phường... tập hợp để hỗ trợ F0. Khi có trường hợp nào sốt, ho, khó thở thì người khai báo chỉ cần chụp CMND và báo địa chỉ, chúng tôi sẽ trực tiếp xuống hỗ trợ test nhanh, tư vấn, điều trị. Trong quá trình điều trị bệnh nhân, nếu có biểu hiện khó thở thì chúng tôi sẽ cấp tốc mang bình oxy xuống, sơ cứu bệnh nhân và chuyển viện kịp thời. Những trường hợp lớn tuổi, có bệnh nền không khai báo thực sự rất nguy hiểm", ông Tiên cho biết.

Linh động xử lý ca nhiễm

Bác sĩ Nguyễn Thị Khánh Hòa- phó trưởng Trạm y tế phường 3, quận Phú Nhuận, TP.HCM - cho biết số ca F0 tại phường gia tăng, trạm luôn linh động trong việc tiếp nhận và xử lý ca nhiễm. "Người dân có thể khai báo trực tiếp qua số đường dây nóng của trạm, trạm lưu động hoặc số của trưởng trạm mà trước đó đã được cung cấp cho tổ dân phố thông tin rộng rãi đến người dân. Trạm sẽ cử nhân viên y tế đến trực tiếp để kiểm tra tình trạng bệnh và cấp phát thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế", BS Hà chia sẻ.

Theo PGS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế], trước tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay thì việc khai báo y tế khi nhiễm bệnh vẫn cần thiết. "Hiện nay chúng ta đang áp dụng trạng thái bình thường mới và thích ứng an toàn với dịch bệnh nhưng vẫn cần thống kê số ca nhiễm ở từng địa phương để có thể xác định ổ dịch, tránh làm nguồn lây nhiễm trong cộng đồng. Đồng thời, việc khai báo sẽ giúp người bệnh được hướng dẫn, tư vấn và điều trị phù hợp, được theo dõi sức khỏe để phòng những trường hợp chuyển nặng được điều chuyển kịp thời", ông Phu chia sẻ.

Một chuyên gia dịch tễ cũng cho rằng việc bệnh nhân F0 khai báo là vô cùng quan trọng. "Thường trong một gia đình có F0 thì các thành viên còn lại có nguy cơ nhiễm rất cao. Khai báo bệnh giúp y tế có thể theo dõi sức khỏe kể cả các F1, nhất là với gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ", vị chuyên gia này nói. Ngoài ra, các chuyên gia lưu ý khai báo bệnh còn giúp ngành y tế có các biện pháp ứng phó kịp thời với xu hướng dịch, tránh gây quá tải, áp lực lên hệ thống y tế. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên thận trọng khi tự thực hiện các xét nghiệm nhanh tại nhà bởi nếu thực hiện không đúng phương pháp thì có thể cho kết quả sai. Nếu nghi ngờ kết quả, có thể nhờ nhân viên y tế kiểm tra lại.

Khi nào nhân viên y tế đến nhà?

Tại TP.HCM, các trường hợp nhiễm COVID-19 bắt buộc phải khai báo với địa phương. Khi trạm y tế tiếp nhận thông tin khai báo có người mắc COVID-19, nhân viên y tế sẽ xuống trực tiếp nơi cư trú kiểm tra, thăm khám tình trạng bệnh, xem xét điều kiện cách ly, điều trị cho bệnh nhân. Sau đó, trạm y tế sẽ theo dõi diễn tiến bệnh, cấp phát thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế; bệnh nhân hoàn thành cách ly khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

Nên ứng dụng công nghệ trong khai báo F0

Trong khi đó, nhiều nơi không bắt buộc người dân ra trạm y tế để khai báo mà có thể khai báo online. Các giấy tờ xác nhận điều trị tại nhà, hoàn thành cách ly y tế cũng được chuyển qua thư điện tử hoặc chuyển qua cán bộ tổ dân phố, Đoàn thanh niên.

Theo ông Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế], việc khai báo y tế là cần thiết để thống kê những ca nhiễm COVID-19 hiện nay.

Tuy nhiên, việc khai báo nên thực hiện qua các phần mềm, không cần quá hành chính tạo phiền hà cho người dân. "Đã là thời đại 4.0 rồi, chúng ta có phần mềm PC-COVID, những F0 có thể khai báo ở phần mềm này. Việc cần là người dân phải khai báo trung thực.

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều người cần giấy xác nhận F0, hoàn thành cách ly để nộp cho công ty, cơ quan. Với những người này cần có những quy định riêng nhưng phải đồng bộ, tránh mỗi nơi một kiểu. Bộ Y tế nên có những hướng dẫn để thống nhất việc này", ông Nga chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] - cho rằng cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai báo để tránh lây nhiễm, tránh phiền phức cho người dân.

Việc công nhận F0 thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Theo quy định của Bộ Y tế, người dân có thể được xác định là F0 khi thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 và được nhân viên y tế giám sát gián tiếp thông qua các phương tiện từ xa.

DƯƠNG LIỄU

Bộ Y tế yêu cầu không dùng thuốc Molnupiravir với F0 chưa có triệu chứng

THU HIẾN - CẨM NƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề