Trắc nghiệm Công nghệ 12 Chương 2

Câu 1:Kĩ thuật điện tử được ứng dụng trong các lĩnh vực:

A. Trong hầu hết các lĩnh vực phục vụ sản xuất và đời sống

B. Thông tin liên lạc và bưu chính - viễn thông

C. Truyền thanh, truyền hình

D. Công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp

Đáp án:A

Câu 2:Máy giặt [hiện đại] là loại:

A. Thiết bị cơ khí

B. Thiết bị điện

C. Thiết bị cơ - điện

D. Thiết bị cơ điện được điều khiển bằng mạch điện tử hoạt động theo chương trình lập sẵn

Đáp án:D

Câu 3:Thiết bị điện tử ngày càng trở nên gọn nhẹ, chất lượng ngày càng cao vì:

A. Kĩ thuật chế tạo các linh kiện ngày càng cao làm thể tích và khối lượng của nó ngày càng nhỏ

B. Công nghệ lắp ráp ngày càng tinh vi, chính xác làm các mạch lắp ráp nhỏ lại

C. Phát minh ra các linh kiện mới như IC, ... có kích thước rất nhỏ, độ tin cậy cao mà nó có thể thay thế cho cả mạch điện tử phức tạp

D. Tất cả các yếu tố trên

Đáp án:D

Câu 4:Điện trở có công dụng:

A. Phân chia điện áp

B. Ngăn cản dòng một chiều

C. Ngăn cản dòng xoay chiều

D. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp

Đáp án: D. Vì tụ điện ngăn cản dòng một chiều, cuộn cảm chặn dòng xoay chiều.

Câu 5:Đơn vị đo điện trở là:

A. Ôm

B. Fara

C. Henry

D. Oát

Đáp án: A. Vì fara là đơn vị đo điện dung, henry là đơn vị đo điện cảm, oát là đơn vị đo công suất.

Câu 6:Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Tụ điện ngăn cản dòng xoay chiều, cho dòng một chiều đi qua.

B. Cuộn cảm ngăn cản dòng một chiều, cho dòng xoay chiều đi qua.

C. Tụ điện ngăn cản dòng một chiều và xoay chiều đi qua.

D. Cuộn cảm ngăn cản dòng xoay chiều, cho dòng một chiều đi qua.

Đáp án: D

Câu 7:Kí hiệu của tụ hóa là:

Đáp án: D. Vì đáp án A là tụ cố định, đáp án B là tụ biến đổi, đáp án C là tụ bán chỉnh.

Câu 8:Trong các tụ sau, tụ nào phân cực:

A. Tụ xoay

B. Tụ giấy

C. Tụ hóa

D. Tụ mica

Đáp án: C. Vì chỉ có tụ hóa là phân cực

Câu 9:Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có:

A. 1 tiếp giáp P – N.

B. 2 tiếp giáp P – N.

C. 3 tiếp giáp P – N.

D. Các lớp bán dẫn ghép nối tiếp.

Đáp án: A. Vì linh kiện có 2 tiếp giáp P – N là tranzito, 3 tiếp giáp P – N tirixto, các lớp bán dẫn ghép nối tiếp là triac.

Câu 10:Linh kiện điôt có:

A. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A, K

B. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A, G

C. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: K, G

D. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A1, A2

Đáp án: A. Vì điôt bán dẫn không có cực G; A1, A2 là cực của điac.

Câu 11:Phát biểu nào sau đây sai:

A. Điôt tiếp điểm chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua

B. Điôt tiếp mặt chỉ cho dòng điện lớn đi qua

C. Điôt ổn áp dùng để ổn định điện áp xoay chiều

D. Điôt chỉnh lưu biến đổi dòng xoay chiều

Đáp án: C. Vì điôt ổn áp dùng để ổn định điện áp một chiều.

Câu 12:Đâu là kí hiệu điôt bán dẫn:

Đáp án: B. Vì đáp án A sai vị trí cực, đáp án C vẽ kí hiệu thiếu, đáp án D là kí hiệu tirixto.

Câu 13:Tirixto cho dòng điện đi qua khi:

A. UAK> 0, UGK> 0

B. UAK> 0, UGK< 0

C. UAK< 0, UGK> 0

D. UAK< 0, UGK< 0

Đáp án: A. Vì tirixto mở khi và chỉ khi phân cực thuận và cực điều khiển dương.

Câu 14:Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Mạch chỉnh lưu dùng điôt tiếp điểm để đổi điện xoay chiều thành một chiều

B. Mạch chỉnh lưu dùng điôt tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành một chiều

C. Mạch chỉnh lưu dùng pin để tạo ra dòng điện một chiều

D. Mạch chỉnh lưu dùng ac quy để tạo ra dòng điện một chiều

Đáp án: B. Vì mạch cỉnh lưu dùng điôt tiếp mặt

Câu 15:Mạch chỉnh lưu nửa chu kì:

A. Là mạch chỉnh lưu chỉ sử dụng một điôt

B. Hiệu suất sử dụng biến áp nguồn thấp

C. Trên thực tế ít được sử dụng

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 16:Nhiệm vụ của khối biến áp nguồn là

A. Đổi điện xoay chiều thành điện một chiều

B. Đổi điện xoay chiều 220 V thành điện xoay chiều có mức điện áp cao hơn

C. Đổi điện xoay chiều 220 V thành điện xoay chiều có mức điện áp thấp hơn

D. Đổi điện xoay chiều 220 V thành điện xoay chiều có mức điện áp cao hay thấp tùy theo yêu cầu của tải.

Đáp án: D

Câu 17:Mạch chỉnh lưu được sử dụng nhiều trên thực tế:

A. Mạch chỉnh lưu dùng một điôt

B. Mạch chỉnh lưu dùng hai điôt

C. Mạch chỉnh lưu dùng 4 điôt

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: C. Vì nó mang ưu điểm hơn các mạch còn lại

Câu 18:Phát biểu nào sau đây sai:

A. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì chỉ dùng một điôt

B. Mạch chỉnh lưu dùng một điôt sóng ra có độ gợn sóng lớn

C. Mạch chỉnh lưu cầu có cấu tạo phức tạp do dùng bốn điôt

D. Mạch chỉnh lưu cầu có cấu tạo đơn giản do biến áp nguồn không có yêu cầu đặc biệt

Đáp án: C. Vì mạch chỉnh lưu cầu có cấu tạo đơn giản.

Câu 19:Chức năng của mạch khuếch đại là:

A. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp

B. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt dòng điện

C. Khuếch đại tín hiệu điện về mặt công suất

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 20:Phát biểu nào sau đây đúng

A. Mạch khuếch đại có thể dùng tranzito

B. Mạch khuếch đại có thể dùng IC

C. Mạch khuếch đại dùng cả tranzito và IC

D. Mạch khuếch đại có thể dùng tranzito hoặc IC

Đáp án: D

Câu 21:Tìm phát biểu đúng: Trên kí hiệu của IC khuếch đại thuật toán

A. Ở đầu vào đảo kí hiệu dấu “-”

B. Ở đầu vào không đảo kí hiệu dấu “-”

C. Ở đầu vào không đảo kí hiệu “+”

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

Câu 22:Đầu vào không đảo kí hiệu dấu “+” nghĩa là:

A. Tín hiệu đưa đến đầu vào không đảo thì tín hiệu ra ngược dấu với tín hiệu vào.

B. Tín hiệu đưa đến đầu vào không đảo thì tín hiệu ra cùng dấu với tín hiệu vào.

C. Không có ý nghĩa gì, chỉ là kí hiệu ngẫu nhiên

D. Cả 3 đáp án đều sai

Đáp án: B

Câu 23:Tìm phát biểu đúng:

A. Tín hiệu ra sẽ cùng dấu hay ngược dấu tín hiệu vào tùy thuộc tín hiệu đưa vào đầu vào đảo hay không đảo

B. Tín hiệu vào là tín hiệu một chiều, tín hiệu ra là tín hiệu xoay chiều

C. Tín hiệu vào là tín hiệu xoay chiều, tín hiệu ra là tín hiệu một chiều

D. Tín hiệu vào là tín hiệu xoay chiều, tín hiệu ra là tín hiệu xoay chiều

Đáp án: A. Vì mạch khuếch đại chỉ khuếch đại tín hiệu, không có tác dụng đổi điện xoay chiều thành một chiều và ngược lại.

Câu 24:Thiết kế mạch điện tử đơn giản thực hiện theo mấy nguyên tắc:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Câu 25:Yếu tố nào sau đây thuộc nguyên tắc thiết kế mạch điện tử:

A. Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế.

B. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

C. Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 26:Yếu tố nào sau đây không thuộc nguyên tắc thiết kế mạch điện tử:

A. Hoạt động ổn định và chính xác.

B. Linh kiện có sẵn trên thị trường.

C. Mạch thiết kế phức tạp.

D. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

Đáp án: C. Vì mạch thiết kế đơn giản và tin cậy.

Câu 27:Thiết kế mạch điện tử được tiến hành theo mấy bước:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 28:Phát biểu nào sau đây đúng: Các bước của thiết kế gồm:

A. Thiết kế mạch nguyên lí

B. Thiết kế mạch lắp ráp

C. Cả 2 đáp án đều đúng

D. Cả 2 đáp án đều sai

Đáp án: C

Câu 29:Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Mạch điện tử điều khiển là mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển.

B. Mạch điều khiển tín hiệu là mạch điện tử điều khiển.

C. Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha là mạch điện tử điều khiển.

D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Đáp án: D

Câu 30:Ở mô hình điều khiển trong công nghiệp từ máy tính, tín hiệu được lấy từ:

A. Màn hình

B. Bàn phím

C. Bộ điều khiển

D. Động cơ

Đáp án: B

Câu 31:Đâu là sơ đồ khối tổng quát của mạch điện tử điều khiển:

Đáp án: C. Vì đáp án A thiếu đường hồi tiếp, đáp án B sai chiều mũi tên đường hồi tiếp, đáp án D sai vị trí ĐTĐK.

Câu 32:Dựa vào đâu để phân loại mạch điện tử điều khiển:

A. Dựa vào công suất

B. Dựa vào chức năng

C. Dựa vào mức độ tự động hóa

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 33:Công dụng của mạch điện tử điều khiển là:

A. Điều khiển tín hiệu

B. Điều khiển thiết bị điện dân dụng

C. Điều khiển trò chơi, giải trí

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 34:Sự thay đổi trạng thái của tín hiệu đó là:

A. Thay đổi tắt, sáng của đèn giao thông

B. Tiếng còi báo động khi gặp sự cố

C. Hàng chữ chạy của các bảng quảng cáo

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 35:Công dụng của mạch điều khiển tín hiệu:

A. Thông báo tình trạng thiết bị khi gặp sự cố.

B. Thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo lệnh.

C. Làm các thiết bị trang trí bằng bảng điện tử.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 36:Đâu là sơ đồ khối mạch điều khiển tín hiệu:

Đáp án: C

Câu 37:Đối với mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện áp cho gia đình, biến áp có nhiệm vụ:

A. Tăng điện áp từ 20V → 220V

B. Hạ điện áp từ 220V → 20V

C. Hạ điện áp từ 220V → 200V

D. Hạ điện áp từ 200V → 20V

Đáp án: B

Câu 38:Đối với mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện áp cho gia đình, Đ1và C có nhiệm vụ:

A. Đổi điện xoay chiều thành điện một chiều để nuôi mạch điều khiển.

B. Đổi điện một chiều thành điện xoay chiều để nuôi mạch điều khiển.

C. Cả 2 đáp án đều đúng.

D. Cả 2 đáp án đều sai.

Đáp án: A

Câu 39:Trong các động cơ sau, đâu là động cơ một pha không thay đổi tốc độ:

A. Quạt trần

B. Quạt bàn

C. Quạt treo tường

D. Máy bơm nước

Đáp án: D

Câu 40:Để thay đổi tốc độ động cơ một pha, người ta có thể:

A. Thay đổi số vòng dây stato

B. Điều khiển điện áp đưa vào động cơ

C. Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 41:Công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha:

A. Thay đổi tốc độ động cơ điện một chiều

B. Thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha

C. Thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều ba pha

D. Giữ nguyên tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha

Đáp án: B. Vì đây là động cơ điện xoay chiều một pha.

Câu 42:Đối với mạch điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp, người ta:

A. Thay đổi điện áp, giữ nguyên tần số

B. Thay đổi điện áp, thay đổi tần số

C. Thay đổi tần số, giữ nguyên điện áp

D. Giữ nguyên tần số, giữ nguyên điện áp

Đáp án: A

Câu 43:Đối với mạch điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi tần số, người ta:

A. Thay đổi tần số, giữ nguyên điện áp

B. Thay đổi tần số, thay đổi điện áp

C. Giữ nguyên tần số, thay đổi điện áp

D. Giữ nguyên tần số, giữ nguyên điện áp

Đáp án: B

Video liên quan

Chủ Đề