Trang phục dân tộc thái đen

Từ xa xưa, người Thái ở Thanh Hóa đã biết trồng dâu, nuôi tằm để tự dệt vải. Với sự cần cù, trí tưởng tượng phong phú, phụ nữ Thái đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, thể hiện qua những nét hoa văn mang tín ngưỡng văn hóa độc đáo trên bộ trang phục.

12/03/2022 05:23 9773

Từ xa xưa, người Thái ở Thanh Hóa đã biết trồng dâu, nuôi tằm để tự dệt vải. Với sự cần cù, trí tưởng tượng phong phú, phụ nữ Thái đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, thể hiện qua những nét hoa văn mang tín ngưỡng văn hóa độc đáo trên bộ trang phục.

Trang phục dân tộc Thái Trắng

Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái Trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng để phân biệt.

Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn [xửa cỏm], áo dài [xửa chái và xửa luổng], váy [xỉn], thắt lưng [xải cỏm], khăn [piêu], nón [cúp], xà cạp [pepăn khạ], các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.

Xửa cỏm [áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm] có thể may bằng nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay kim loại đã làm cho xửa cỏm thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục Thái. Theo quan niệm dân gian Thái, hai hàng cúc bạc trên hai vạt áo xửa cỏm là tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, tạo nên sự trường tồn của nòi giống.

Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng. Xửa chái may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào dịp cưới xin, hội hè. Xửa luổng là áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc không có tay. Phụ nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một dành biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải.

Váy [xỉn] cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái. Phụ nữ Thái mặc váy hai lớp: váy trắng lót bên trong và và váy chàm mặc ngoài.

Thắt lưng [xài ẻo] làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng.

Trang phục của dân tộc Thái

Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn Piêu. Chiếc khăn Piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kỳ, với đường nét tinh sảo và hoa văn mang đậm chất núi rừng hoang sơ cùng màu sắc sặc sỡ, thể hiện tình yêu, sức mạnh nữ tính. Đặc biệt, phụ nữ Thái khi đi lễ hội không thể thiếu chiếc khăn Piêu cầm tay. Ngoài ra, phụ nữ Thái rất thích đeo các đồ trang sức, như: Vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm cài tóc, xà tích và cả cúc bạc.

Sự khác biệt giữa nữ giới của dân tộc Thái Đen và Thái Trắng được thể hiện trong các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải “khít” ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành. Trong khi đó, phụ nữa Thái Đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng.

So với trang phục nữ, trang phục của nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc thái, gồm: Áo, quần, thắt lưng và các loại khăn. Áo nam giới có hai loại: áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo không có trang trí hoa văn, chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo.

Trang phục dân tộc Thái Đen

Mặc dù có những nhóm người Thái khác nhau nhưng nhìn chung trang phục của họ phần nào cũng thể hiện ảnh hưởng của nhau. Tất cả đều rất tự hào về bản sắc riêng của mình và không ngừng bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tộc người, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Bộ trang phục lễ hội của nam dân tộc Thái đen gọi là "sửa sai". Bộ này có 2 áo dài lễ hộ và một quần.

Hiện vật được sưu tầm tại gia đình bà Quàng Thị Phanh. dân tộc Thái ở bản Tông xã Chiềng Xôm - TP Sơn La.

Cũng giống như phụ nữ Thái, nam dân tộc Thái  cũng thường mặc trang phục ngày thường và lễ hội. Song trang phục ngày thường cắt may đơn giản và có thể có may vải nâu và vải kẻ karo còn áo lễ hội được cắt may hết sức cầu kì bằng vải nhuộm chàm màu đen có mùi thơm hấp dẫn. Với lối cắt may "sửa chai" áo lễ hội nam của Thái đen cũng giống như cắt may áo lễ hội của nữ song ngắn hơn một chút và độ xòe rộng rãi hơn. Bởi áo của nam chỉ dài phần đầu gối. Để cắt may được áo lễ hội của nam thì phải dùng tới 4 mảnh vài dài dọc theo độ rộng của độ rộng vải tự dệt của người dân tộc [40 cm] . Áo cắt may giống áo dài của phụ nữ Việt Nam- cổ truyền có mở cúc bên cạnh sườn  và cổ cao giống như áo của Tàu. Duy nhất có đặc trưng là áo này chỉ được cắt may bằng vải màu đen chứ không dùng vải màu khác. Khác với áo dài phụ nữ Thái loại áo Nam cũng không được ghép thêm vải chuyt và vải màu xanh đỏ táp bên trong vạt và gấu áo nhưu đối với áo nữ. Áo cũng được đính cúc bằng đồng.  "Mak hỏ toong" hình tròn như hạt cườm. áo có tay dài bằng áo thường. Đối với nam giới trang phục lễ hội được mặc vào những dịp lễ hội :"Sên bản, sên mường" hay ngày cưới hoặc phù rể. So với áo lễ hội nữ nam thường ít mặc hơn. Số đo của áo dày lễ hội nam giới thái đen

- Độ dài thân áo: 1.48m

- Chiều ngang thân áo: 1.02m

- Chiều dài tay áo: 0.42m

- Cổ tay áo rộng: 0.17m

- Nách rộng: 0.25m

* Quần nam dân tộc Thái đen được gọi là xuổng xí pắc nghĩa là quần 4 mảnh. Bởi nó được cắt và may từ 4 mảnh vải chính. Quần nam được may bằng vải nhuộm chàm màu đen. Với nam giới quần lễ hội và ngày thường được cắt may như nhau. Song ngày lễ hội chỉ được mặc màu đen. Đây cũng là một đặc trưng của dân tộc Thái đen [ngày thường mặc màu khác đều được] . có thể nói trang phục của nam được mặc giống như nam ở vùng quan họ cũng đội khăn chăn pau. Song với lối cắt may quần khó hơn quần bà ba. Cạp quần được đính bằng mảnh vải khác . Đũng quần được nối thêm mảnh vải hình tam giác để từ đó quần sẽ thêm phần thoải mái khi mặc. Khi mặc quần nam giới cũng gập theo kiểu gập váy của phụ nữ và dùng thắt lưng để thắt gọi là "Hạng k xuông" Nam chỉ dùng day po và sau này thắt lưng da chứ không dùng thắt lưng tơ tằm như phụ nữ Thái.

Chủ Đề