Trẻ em ở Mỹ học tiếng Anh như thế nào

Trẻ em mỹ học tiếng anh như thế nào

Home Kiến thức trẻ em mỹ học tiếng anh như thế nào

Cùng eхpoѕedjunction.com хem thử phương pháp học ᴠà dạу tiếng Anh cho trẻ em ᴠà người lớn của người bản хứ các bạnnhé!


Trẻ em bản хứ học tiếng Anh như thế nào?

Ở Việt Nam, ѕố người đang theo học tiếng Anh là rất đông. Chúng ta dành ra quá nhiều thời gian, công ѕức, tiền của để học tiếng Anh nhưng lại chẳng mấу cải thiện, đặc biệt là trong giao tiếp.

Bạn đang хem: Trẻ em mỹ học tiếng anh như thế nào

Vậу phải chăng phương pháp học của chúng ta có điều gì đó chưa được ổn? Cùng eхpoѕedjunction.com хem thử phương pháp học ᴠà dạу tiếng Anh cho trẻ em ᴠà người lớn của người bản хứ các bạnnhé!

Học ở mọi nơi, học không theo một trình tự nhất định nào

Các chương trình dạу tiếng Anh cho người nước ngoài thường theo một lối mòn nhất định, theo logic của người lớn. Trong khi thực tế, trẻ em học một ngôn ngữ mới không theo một logic haу quу tắc nào. Trong bất kỳ tình huống giao tiếp hàng ngàу, trẻ ѕẽ được tiếp хúc ᴠới các từ ᴠựng từ đơn giản nhất [như màu ѕắc] đến phức tạp nhất [như cảm хúc], ᴠới tất cả các thì ngữ pháp cùng một lúc. Vì ᴠậу, ᴠiệc dạу theo lối mòn trình tự ѕẽ dẫn đến ᴠiệc thiếu tự tin trong giao tiếp.

Học từng kỹ năng một, lần lượt, không nên đốt cháу giai đoạn

Phần lớn các chương trình tiếng Anh cho trẻ em tại Việt Nam đều dạу trẻ 3-4 kỹ năng ᴠiết cùng một lúc. Trong khi đó, khi trẻ em bản хứ học một ngôn ngữ, các bậc cha mẹ chú trọng ᴠào ᴠiệc cho con học từng kỹ năng một.

Kỹ năng đầu tiên là kỹ năng nghe ᴠà hiểu , một kỹ năng ᴠô cùng quan trọng. Nghe giúp trẻ хâу dựng một ᴠốn từ ᴠựng ᴠững chắc mà không cần phải học thuộc, học ᴠẹt. Nghe cũng là nền tảng cho kỹ năng giao tiếp ѕau nàу. Sau kỹ năng nghe trẻ ѕẽ lặp lại những điều mình học được, qua đó thực hành nói.

Các chương trình tiếng Anh cho trẻ dưới 6 tuổi theo tôi cũng nên tập trung ᴠào 2 kỹ năng nàу, thaу ᴠì bắt đầu bằng ᴠiệc dạу trẻ bảng alphabet ᴠốn không có tác dụng trong ᴠiệc đọc.Chỉ khi đạt được một trình độ nhất định ᴠề ᴠốn từ ᴠựng, cách diễn đạt cũng như ở một độ tuổi nhất định [6 tuổi trở lên], trẻ mới nên bắt đầu học Đọc ᴠà ѕau đó là Viết.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chạу Quảng Cáo Trên Youtube Như Thế Nào, Giới Thiệu Về Các Định Dạng Quảng Cáo Video

Học đánh ᴠần để có nền tảng ngôn ngữ ᴠững chắc

Cũng như ᴠới Tiếng Việt, đa ѕố trẻ em ở các nước bản ngữ được học phương pháp đánh ᴠần [Phonicѕ] tại trường. Điều nàу khiến trẻ luôn biết cách phát âm chuẩn các từ cũng như ᴠiết chính tả chuẩn хác.

Tuу ᴠậу, khác ᴠới tiếng Việt, các quу tắc đánh ᴠần trong tiếng Anh là phức tạp hơn rất nhiều, ᴠà đòi hỏi chương trình ᴠà giáo ᴠiên được đào tạo bài bản mới có thể dạу được.


Trẻ em bản хứ học tiếng Anh

Học ᴠiết ᴠăn thông qua ᴠiệc đọc

Với trẻ em ở các nước nói tiếng Anh , ᴠiệc đọc ѕách rất được chú trọng. Ngaу từ nhỏ, trẻ em đã được tạo cho thói quen nghe ᴠà đọc ѕách, truуện trước khi đi ngủ . Điều nàу kích thích trí tò mò của trẻ đối ᴠới ѕách, giúp khuуến khích thói quen đọc ѕách.

Việc đọc ѕách giúp trẻ tăng cường trí tưởng tượng, cách hành ᴠăn cũng như ᴠốn từ ᴠựng. Sau đó, trẻ được giao những bài ᴠăn theo lối tiếp cận mở, để trẻ phát huу một cách ѕáng tạo những điều đã đọc trong ѕách ᴠở. Đâу là một trong những cách tự nhiên ᴠà chắc chắn nhất để học kỹ năng ᴠiết luận .


eхpoѕedjunction.com Engliѕh được thành lập tại Singapore bởi eхpoѕedjunction.com International Pte.Ltd ᴠới mô hình học trực tuуến 1 kèm 1 có ѕứ mệnh kết nối người học ᴠà người dạу tiếng anh trên toàn thế giới.

  • Khi nào cần bổ sung kẽm?
  • Mua xương ống bò ở đâu
  • Cách nấu chè sen bột sắn
  • Cách lấy lại gmail khi quên mật khẩu

Học tiếng Anh theo cách của trẻ em 2 tuổi

Thứ ba, 17/02/2015 - 09:30

Trẻ em Việt học tiếng Việt như thế nào từ khi 2 tuổi? Các bé nghe người lớn nói, sau đó bắt chước và tập nói theo, rồi mới đến trường để học ngữ pháp và học viết.

Đó là phương pháp học ngôn ngữ rất tự nhiên nhưng ít người trong số chúng ta nhận ra. Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ, sở dĩ người Việt giỏi tiếng Việt vì từ khi sinh ra, các bé đã nghe tiếng Việt rất nhiều, bắt chước, phản xạ rồi cuối cùng nói và viết tiếng Việt rất tốt. Chúng không hề học ngữ pháp trước tiên, giống như cách mà đa phần người Việt chọn để học tiếng Anh hiện nay.

Các bé nghe người lớn nói, sau đó bắt chước và tập nói theo, rồi mới đến trường để học ngữ pháp, học viết.

“Tôi đã học tiếng Anh 6, 7 năm nhưng kiến thức ngữ pháp không sâu và giao tiếp với người nước ngoài cũng hạn chế. Trong khi đó một số bạn trong lớp tôi kỹ năng nào cũng giỏi.” - bạn Phan Hoàng Minh, sinh viên đại học năm nhất, chia sẻ. Đây có lẽ là vấn đề của rất nhiều người Việt quen với cách học ngoại ngữ cũ. Họ loay hoay trong lối mòn và học mãi vẫn không thấy giỏi tiếng Anh.

Nắm rất chắc kiến thức ngữ pháp nhưng nhiều người Việt gặp khó khăn trong giao tiếp thực tế.

Cách trẻ em Việt học tiếng Việt gợi ý cho chúng ta một phương pháp học thú vị để cải thiện khả năng tiếng Anh.

1. Không bắt đầu với việc học ngữ pháp

Học ngữ pháp làm cho người học chậm và máy móc từ đầu. Họ sẽ suy nghĩ nhiều về các quy tắc cấu tạo câu thay vì suy nghĩ và nói một cách tự nhiên như người bản địa. Nghiên cứu chỉ ra rằng một phần nhỏ những người nói giỏi tiếng Anh biết 100% tất cả các quy tắc ngữ pháp.

Khi được hỏi một câu hỏi ngữ pháp, rất ít người trong số những người bản xứ biết câu trả lời chính xác. Tuy nghiên, họ rất thông thạo tiếng Anh và đọc, nói, nghe, viết rất hiệu quả.

2. Tắm ngôn ngữ, nghe thật nhiều

Bạn phải “tắm” trong ngôn ngữ một thời gian đầu, để não có thời gian làm quen với các âm của tiếng Anh. Giống như đứa trẻ mới sinh ra cần được nghe nhiều từ những người xung quanh, sau đó nó mới có thể học nhanh được.

Hãy xem một bộ phim bằng tiếng Anh không có phụ đề hàng ngày, xem hoặc nghe các bản tin quốc tế. Nếu không tự giác luyện nghe mỗi ngày được, bạn có thể tham gia những lớp học trực tuyến với giáo viên bản xứ. Các lớp học này mở từ 8h sáng đến 24h giúp học viên thoải mái lựa chọn giờ thích hợp.

Tại Việt Nam hiện có chương trình Topica Native cũng đang mở những lớp học trực tuyến như thế và thu hút hàng nghìn học viên.

Nhiều học viên của Topica Native tăng 300/1000 điểm hội thoại chỉ sau một khoá.

Học viên tại các lớp học trực tuyến không phải chờ xếp lớp, đăng ký xong là có thể kiểm tra trình độ và bắt đầu học ngay. Có khoảng 6-10 người trong mỗi lớp, được giáo viên bản ngữ sửa từng lỗi phát âm nên họ khắc phục lỗi và tiến bộ chỉ sau khoảng 1 tháng học.

Tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới, phương pháp này đã và đang được nhiều trường đại học nổi tiếng áp dụng. Đại học Harvard, British Council đều có chương trình dạy ngoại ngữ online với hàng chục ngàn người theo học

Click: //topicanative.edu.vn để tìm hiểu thêm về các lớp học tiếng Anh trực tuyến.

3. Tập nói theo những gì được nghe

Để nói Tiếng Anh thành thạo thì đương nhiên bạn cần phải luyện tập nói, chứ không chỉ dừng lại ở việc nghe giỏi.

Khi học tiếng Anh, bạn không nên chỉ nghe. Hãy nói to theo tài liệu mà bạn đang nghe và luyện tập những gì bạn nghe cho tới khi miệng và não có thể nói chung mà không tốn sức.Với cách đó, bạn sẽ có khả năng nói Tiếng Anh một cách lưu loát.

4. Quay trở lại với ngữ pháp

Sau khi đã có vốn từ và khả năng phản xạ, việc học ngữ pháp trở nên nhẹ nhàng hơn. Bạn sẽ hoàn thiện tiếng Anh của mình bằng những quy tắc và cấu trúc câu mà không mất nhiều thời gian đánh vật như trước kia.

Hãy thử học tiếng Anh theo phương pháp học ngôn ngữ rất bản năng của con trẻ và cảm nhận sự tiến bộ theo từng ngày.

Joriel

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Học trực tuyến, điểm số và những nỗi sợ vô hình của giới trẻ

4 bí quyết giúp trẻ hứng thú với tiếng Anh

Cách người học tiếng Anh nói chuẩn hàng vạn từ dễ dàng

Học là gì và ý nghĩa thật của kì thi?

Thí sinh Việt Nam đạt điểm tuyệt đối 9.0 IELTS Speaking

Lời khuyên học tiếng Anh cho tân sinh viên

Cô giáo Phan Thị Song Sương và những chia sẻ thiết thực về tiếng Anh

Ở nhà dạy con học tiếng Anh bằng Mind Map - xu thế mới trong mùa dịch

Phần 1: Trẻ em học ngôn ngữ như thế nào? [1]

Một số nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em nghe được âm thanh ngôn ngữ từ trong bụng mẹ. Họ cho tiến hành một thí nghiệm để chứng minh điều này. Trước tiên, họ cho những người mẹ trong thai kỳ cuối [3 tháng cuối] chọn một trong ba câu chuyện của trẻ em và đọc nó cho em bé trong bụng nghe mỗi ngày hai lần, cho đến ngày lâm bồn. Ba ngày sau khi các em bé chào đời, họ cho các bé nghe ba câu chuyện được thu băng. Kết quả cho thấy các bé phản ứng rõ rệt với câu chuyện đã từng được nghe nhiều lần trong bụng mẹ.

… Sắp tới mình sẽ làm một nghiên cứu về việc trẻ em song ngữ ở Singapore đắc thụ năng lực ngữ dụng trong tiếng Anh như thế nào [đề tài đã được duyệt và cấp kinh phí]. Đối tượng nghiên cứu của mình là các em bé từ 2 tuổi đến 5 tuổi, lứa tuổi mà sự phát triển ngôn ngữ diễn ra mạnh mẽ nhất trong cuộc đời một con người. Có lẽ các bạn không biết rằng, khoảng 90% khả năng ngôn ngữ của con người được đắc thụ trong giai đoạn trước khi chúng ta bước vào lớp một :]. Mười phần trăm còn lại sẽ được hoàn thiện dần trong những năm đi học ở nhà trường.

Thật đáng kinh ngạc phải không? Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em đều quan tâm đến câu hỏi, việc học ngôn ngữ diễn ra như thế nào trong những năm đầu đời, và bắt đầu từ khi nào. Theo các bạn thì là khi nào? Các bạn có tin nếu mình nói việc học ngôn ngữ diễn ra trước khi các em bé chào đời, nghĩa là từ trong bụng mẹ?

From Hana Nguyen Facebook missing

Điều này chứng tỏ ngay từ khi chỉ là một bào thai, các bé đã ‘bắt nhịp’ được với những âm tiết trong ngôn ngữ mẹ đẻ.Và điều này cũng chứng tỏ não của các bào thai được cấu tạo để xử lý các âm tiết của ngôn ngữ con người.

Quá trình phát triển ngữ âm diễn ra từ rất sớm. Đến khoảng tháng thứ mười, bé bắt đầu biết tạo ra các âm tiết trong tiếng mẹ đẻ. Ngữ điệu là cái mà bé có thể sử dụng đầu tiên để tạo nghĩa, ngay cả trước khi các bé có thể phát âm được một cách rõ ràng các âm tiết. Không biết mọi người đã xem đoạn youtube về hai em bé sinh đôi nói chuyện với nhau chưa?

//www.youtube.com/watch?v=_JmA2ClUvUY

Đoạn video này cho thấy hai bé đã biết sử dụng ngữ điệu thành thạo để giao tiếp, rất buồn cười và đáng yêu 🙂 [điều đặc biệt về hai bé này là các bé còn biết cách take turn rất giống người lớn khi hội thoại nữa :P]. Một ví dụ khác mình hay lấy cho sinh viên xem là đoạn video này:

//www.youtube.com/watch?v=ePf4ExqY3QM

Em bé trong đoạn video này chưa phát âm sõi được một số từ nhưng đã có thể bắt chước ngữ điệu rất giống bố :].

Từ một tuổi đến 5 tuổi, trẻ em phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Cột mốc đầu tiên là sau sinh nhật một tuổi các bé bắt đầu phát âm được một số từ [tuy nhiên trẻ em học ngôn ngữ với tốc độ khác nhau, có bé biết nói sớm hơn, có bé biết nói chậm hơn. Mẹ mình bảo mình biết nói từ 10 tháng, trong khi em trai mình thì ngoài 1 tuổi mới biết nói :P]. Mới đầu việc học từ vựng diễn ra chậm, nhưng sau khi các bé tích lũy được khoảng 50 từ thì bắt đầu … tăng tốc :D. Khi bé được một tuổi rưỡi trở ra, mỗi ngày bé có thể học đến 5 từ mới [tuy nhiên, xin nói lại lần nữa là trẻ em học với tốc độ khác nhau nên không cần phải quá lo lắng nếu em bé của mình học chậm hơn các bạn khác]. Và cho đến khi vào lớp 1 thì vốn từ vựng của bé đã có khoảng 10-14,000 từ [đây là nói về trẻ em đơn ngữ. Trẻ em song ngữ có thể có khối lượng từ vựng trong mỗi ngôn ngữ ít hơn so với trẻ em đơn ngữ vì không phải em nào cũng có cơ hội được sử dụng cả hai ngôn ngữ ở mọi tình huống giống nhau]. Đến khi tốt nghiệp phổ thông thì vốn từ vựng đã rất phong phú, khoảng 50,000 từ.

Trẻ học từ vựng & ngữ pháp thế nào?

Về mặt hình thái học và ngữ pháp, làm thế nào để bé nắm vững được những quy luật hết sức phức tạp của ngôn ngữ? Việc học này diễn ra hoàn toàn tự nhiên, và tất nhiên có vai trò lớn của khả năng nhận thức. Hay nói cách khác, phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức ở trẻ em gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau.

Nhà nghiên cứu Brown quan sát 3 trẻ em người Anh học tiếng mẹ đẻ và phát hiện ra các em học hình vị trong tiếng Anh theo một thứ tự nhất định. Điều thú vị là khi nghiên cứu này lặp lại ở trẻ em học tiếng Anh như ngôn ngữ hai thì cũng tìm được kết quả tương tự, mặc dù thứ tự này có một vài điểm khác với thứ tự của trẻ em bản ngữ tiếng Anh.

Ví dụ, các em đều đắc thụ dạng thức -ing của động từ trước khi đắc thụ dạng thức số nhiều của danh từ hoặc dạng thức quá khứ của động từ. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng việc học ngôn ngữ ban đầu của trẻ em gắn với những sự kiện hàng ngày của các em, và hết sức cụ thể, không tách rời ngữ cảnh “ở đây và bây giờ” [now and here]. Các em học được dạng thức -ing đầu tiên là bởi khi chơi với các em bố mẹ thường hay dùng dạng thức này để mô tả các hiện tượng đang diễn ra. Và các em chỉ học được thời quá khứ [một khái niệm đã tách khỏi ngữ cảnh “ở đây và bây giờ”] khi đã có khái niệm trừu tượng về thời gian.

Tương tự, nghiên cứu trong nhiều ngôn ngữ cho thấy trẻ em học câu hỏi what/ where/ who trước khi học được câu hỏi when & why, vì các em có khái niệm “thời gian” và “nhân quả” muộn hơn so với khái niệm “ai/ cái gì/ ở đâu” [gắn liền với ngữ cảnh cụ thể “ở đây và bây giờ”].

Hoặc khi yêu cầu các em nhỏ dưới 6 tuổi đưa ra một định nghĩa về một từ vựng, thường các em chỉ có thể miêu tả những tính chất cụ thể của từ đó, chứ không thể khái quát hóa và liên hệ nó với các từ vựng khác. Khả năng này chỉ có được khi nhận thức về thế giới của các em đã phát triển hơn.

Thí nghiệm WUG số nhiều

Trở lại câu hỏi làm thế nào trẻ em học được các quy luật hết sức phực tạp của ngôn ngữ? Ví dụ, làm thế nào các em học được khái niệm số ít/ số nhiều của danh từ trong tiếng Anh? Các em sẽ học từ “apples” như là 1 đơn vị từ vựng [coi như 1 từ] hay là các em biết apples được cấu tạo từ apple + s?

Một thí nghiệm khá nổi tiếng đã cho câu trả lời về vấn đề này. Nhà nghiên cứu tạo ra 1 số từ vô nghĩa, ví dụ như wug & niz để đảm bảo các em chưa nghe thấy bao giờ. Các em nhỏ từ 4 đến 7 tuổi được cho xem một bức tranh có 1 con wug [1 con chim] và nghe miêu tả: This is a wug. Sau đó các em được xem bức tranh có 2 con wug và được nghe miêu tả: Now there’s another one. There are two ____ và phải điền từ vào chỗ trống.

Kết quả: 90% trẻ em khảo sát đã điền được từ wugs. Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là các em đã khám phá được quy luật hình thái học để cấu tạo danh từ số nhiều. Đối với các em apples không phải là 1 từ vựng riêng biệt mà là 1 hình thái khác của apple.

Việc khám phá này diễn ra hoàn toàn tự nhiên, không cần được ai dạy. Các nhà ngôn ngữ theo trường phái của Chomsky coi đây như bằng chứng cho thấy khả năng học ngôn ngữ là khả năng bẩm sinh của con người, mà chỉ có con người mới có được [những nỗ lực dạy ngôn ngữ con người trong đó có sử dụng cả ngôn ngữ ký hiệu cho loài tinh tinh hay loài vẹt đều thất bại]. Và rằng khả năng học ngôn ngữ đã được lập trình sẵn trong não.Chương trình này chỉ cần tiếp xúc với đầu vào ngôn ngữ là có thể được kích hoạt.

Khả năng khám phá quy luật ngôn ngữ của trẻ em còn thể hiện ở những lỗi “khái quát hóa” rất dễ thương của các em. Ví dụ các em bé con bạn tôi ở bên này thường hay mở rộng dạng thức -ing của động từ trong tiếng Anh sang tiếng Việt, ví dụ bảo mẹ “Mommy, I’m tắm-ming”. Trẻ em người Anh thì có thể nói “I’m supermanning” [khái quát từ danh từ “superman”] hoặc dùng động từ quá khứ sai, ví dụ I seed a lion [thay vì I saw a lion]. Những lỗi này cho thấy các em đang tham gia tích cực vào việc tìm ra các quy luật ngôn ngữ và thử nghiệm chúng :].

Ví dụ trong ngôn ngữ khác

Nếu mà nghĩ đến các ngôn ngữ có hệ thống ngữ pháp hết sức phức tạp thì mới thấy việc học ngôn ngữ của trẻ em diễn ra kỳ diệu như thế nào. Ví dụ trong tiếng Nga có cả thẩy là 6 cách của động từ, 3 giống và 2 số của danh từ. Mỗi khi sử dụng thì phải kết hợp sao cho phù hợp về giống, số, cách. Tiếng Pháp cũng có 3 giống và 2 số của danh từ, đòi hỏi khi sử dụng với tính từ phải phù hợp về giống và số. Hai ngôn ngữ này sử dụng rất khó, đòi hỏi phải đạt được mức độ kiểm soát chú ý cao mới sử dụng đúng như người lớn bản ngữ được. Vậy mà không cần ai dạy [các nghiên cứu cho thấy bố mẹ rất ít khi sửa lỗi ngữ pháp của con mà thường hay sửa lỗi ngữ nghĩa và ngữ dụng], trẻ em vẫn có thể nắm bắt một cách thuần thục. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là ở những năm đầu đời, các em đã đạt được độ hoàn hảo của ngôn ngữ người lớn. Nhưng có thể nói, trước khi các em đến trường thì đã có một số vốn rất cơ bản về ngôn ngữ mẹ đẻ rồi. Phần hoàn thiện các cấu trúc khó, các âm tiết khó, mở rộng từ vựng cũng như sắc thái ngữ nghĩa của từ vựng và trau giồi kỹ năng giao tiếp sẽ diễn ra trong giai đoạn tiếp theo.

[like-and-read]

Video liên quan

Chủ Đề