Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu đó thì dùng miếng dán hạ sốt?

Trước khi tìm hiểu có nên sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ nhỏ hay không; hãy cùng xem thử miếng dán hạ sốt là gì nhé.

Miếng dán hạ sốt (cooling pads) là miếng dán có tác dụng tản nhiệt, thành phần chủ yếu là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi; không tan trong nước; có khả năng hút nước ở vùng da mà chúng tiếp xúc.

Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán lên ra bên ngoài. Do đó, khi mới dán lên trẻ sẽ có cảm giác mát lạnh; nhiệt độ cơ thể đỡ nóng hẳn; giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên miếng dán hạ sốt không có tác dụng giải quyết sốt triệt để. Sau khi dán được một thời gian, nhiệt độ của trẻ bị sốt sẽ lại dần trở nên cao như lúc đầu. Vậy có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ hay không? Câu trả lời ở phần tiếp theo.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

2. Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ?

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu đó thì dùng miếng dán hạ sốt?
Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ? Vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể giúp hạ sốt

Trẻ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt. Nhưng thực tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh miếng dán hạ sốt có thể giúp hạ sốt hoàn toàn. Các tinh dầu, chất làm mát trong miếng dán có thể làm mát cơ thể bé trong thời gian nhất định; chứ không chữa dứt điểm sốt cho bé.

Đây là hợp chất polyme dạng chuỗi, không tan trong nước nên có khả năng hút được lượng lớn nước ở vùng da được dán. Cơ chế hoạt động của hợp chất này là hấp thụ nhiệt, sau đó, tản nhiệt từ vùng được dán ra bên ngoài môi trường. 
  • Tinh dầu bạc hà (Oelum methae): Theo y học cổ truyền, bạc hà thường được dùng để giải cảm và hạ sốt, bởi nó có vị cay và tính mát. Trong miếng hạ sốt, tinh dầu bạc hà đóng vai trò làm giãn nở lỗ chân lông, tăng tiết mồ hôi và thúc đẩy quá trình thải nhiệt của cơ thể
  • Công dụng

    • Cơ chế hoạt động của miếng dán hạ sốt là hấp thụ và khuếch tán nhiệt của vùng da tiếp xúc ra bên ngoài. Khi dán mới dán, miếng dán sẽ giúp trẻ có cảm giác mát lạnh và dễ chịu hơn. 
    • Cách sử dụng tiện lợi và nhanh chóng. Phụ huynh chỉ cần bóc lớp vỏ và dán miếng dán lên trán của trẻ. 
    • Có tác dụng làm mát trong thời gian dài. Nếu thuốc hạ sốt có thời gian làm mát khoảng 5 tiếng thì miếng hạ sốt có thể lên đến 10 tiếng. 
    • Ngoài khả năng hạ sốt, miếng hạ sốt còn có tác dụng giảm đau. Với người bị chấn thương hoặc đau nhức cơ, có thể dùng miếng dán để giảm đau bằng cách dán lên vai, lưng, cơ bắp. 

    Tuy nhiên, miếng dán hạ sốt chỉ có công dụng hạ nhiệt tạm thời vùng da bên ngoài và không thể thay thế được thuốc trị sốt chuyên dùng cho trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh thường mang một nỗi lo chung rằng liệu trẻ sơ sinh dùng miếng dán hạ sốt được không

    Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu đó thì dùng miếng dán hạ sốt?
    Miếng dán hạ sốt có tác dụng làm mát khoảng 10 tiếng (Nguồn: Internet)

    Tác hại của việc lạm dụng miếng dán hạ sốt

    Theo TS.BS Đặng Bùi Bảo Linh (Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội), miếng dán hạ sốt không phải là thuốc và không có tác dụng chăm sóc sức khoẻ bé thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu lạm dụng miếng dán hạ sốt, có thể gây hại đến sức khoẻ của trẻ. Một số tác hại có thể kể đến như sau: 

    Tác dụng giảm sốt không đáng kể 

    Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp chườm lạnh để hạ sốt cho trẻ, vì cách này không mang lại hiệu quả. Trong khi bản chất miếng dán hạ sốt là miếng dán lạnh và tác dụng hạ thân nhiệt rất hạn chế. 

    Gây biến chứng nặng do sốt nếu chỉ dùng miếng dán hạ sốt mà không dùng thuốc

    Khả năng giảm sốt của miếng dán hạ sốt rất hạn chế. Nếu trẻ bị sốt quá cao mà mẹ bé chỉ dán hạ sốt thay vì thuốc thì nguy cơ dẫn tới việc trẻ bị co giật và gây biến chứng về não là không thể tránh khỏi. 

    Có thể gây kích ứng da 

    Làn da của trẻ em rất nhạy cảm, mỏng manh và rất dễ bị dị ứng. Một số thành phần trong miếng dán hạ sốt có thể khiến trẻ bị kích ứng. 

    Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

    Đa số các miếng dán hạ sốt đều có thành phần menthol. Chất này có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ hô hấp của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. 

    Với những trẻ bị sốt do viêm phổi, việc dùng miếng dán hạ sốt sẽ khiến hệ hô hấp của trẻ dễ bị tổn thương hơn vì phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị.

    Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu đó thì dùng miếng dán hạ sốt?
    Trẻ sơ sinh dùng miếng dán hạ sốt được không? (Nguồn: Internet)

    >> Xem thêm: Review khăn hạ sốt Dr Papie có tốt không? 

    Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu đó thì dùng miếng dán hạ sốt?

    Hướng dẫn sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ đúng cách mà không gây tác dụng phụ 

    Miếng dán hạ sốt được bán khá rộng rãi trên thị trường. Vì thế, phụ huynh cần lưu ý chọn miếng dán đến từ các thương hiệu uy tín và có thành phần an toàn để bảo vệ sức khoẻ của trẻ. 

    Nếu trẻ sốt cao, phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Trong khi đợi thuốc phát huy tác dụng giảm sốt, phụ huynh có thể dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ như một cách tạm thời để hạ nhiệt cơ thể bé. 

    Cách sử dụng miếng dán rất đơn giản, phụ huynh chỉ cần bóc tấm phim và dán lên giữa trán của trẻ. Song, vẫn phải lưu ý đến một số điều sau: 

    • Đọc kỹ những thông tin ghi trên bao bì, gồm hướng dẫn sử dụng, cách dùng, thời hạn và đối tượng sử dụng. 
    • Tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi mua và sử dụng miếng dán hạ sốt. 
    • Nên dán vào trán, 2 bên bẹn hoặc 2 bên nách của trẻ vì các khu vực này có nhiều mạch máu lưu thông. Đắp miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh vào vùng này sẽ tăng khả năng tản nhiệt và giúp bé hạ sốt nhanh hơn.
    • Không đặt miếng dán hạ sốt vào những vùng da bị tổn thương hoặc vị trí tiêm chủng của bé. Tuyệt đối không dán miếng dán lên ngực trẻ, việc này sẽ tăng nguy cơ trẻ bị viêm phổi. 
    • Nếu trẻ có tiền sử bị dị ứng hay gặp các vấn đề về hô hấp thì mẹ & bé không nên dùng  miếng dán để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. 
    • Chú ý theo dõi bé trong suốt thời gian dùng miếng dán hạ sốt. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, bố mẹ phải dừng sử dụng miếng dán ngay. 
    Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu đó thì dùng miếng dán hạ sốt?
    Tác hại của miếng dán hạ sốt có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

    Những phương pháp chăm sóc khi trẻ bị sốt cao 

    Ngoài việc dùng miếng dán hạ sốt đúng cách thì các phụ huynh nên tự trang bị các kiến thức và phương pháp chăm sóc khi trẻ bị sốt. Cụ thể như:

    Theo dõi thân nhiệt và chườm ấm 

    Hầu như các bố mẹ đều không biết rằng trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt. Khi bé mới bị sốt, bố mẹ nên theo dõi thân nhiệt và sức khoẻ của bé trong khoảng 2 – 3 ngày. Trong thời gian này, phụ huynh có thể dùng khăn trẻ sơ sinh thấm vào nước ấm thấp hơn 2 độ C so với thân nhiệt của trẻ để lau người cho bé. 

    Dùng thuốc hạ sốt 

    Nếu trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, bố mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol hoặc ibuprofen theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý không nên cho bé dùng nhiều loại thuốc hạ sốt cùng lúc để tránh gây hại đến sức khỏe của trẻ.

    Dành thời gian nghỉ ngơi 

    Khi bị sốt, hoạt động nhiều sẽ khiến thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn. Cách phù hợp để hồi sức và hạ sốt kịp thời là cho trẻ nghỉ ngơi. 

    Uống đủ nước 

    Sốt cao có thể dẫn tới mất nước. Với trẻ sơ sinh, khi bị sốt, mẹ cần cho bé bú đủ. Với trẻ lớn hơn, mẹ nên cho bé uống đủ nước, ăn trái cây hoặc súp để làm mát có thẻ và tránh mất nước. Phụ huynh cần cho trẻ uống 8 – 12 ly nước mỗi ngày.

    Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu đó thì dùng miếng dán hạ sốt?
    Đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên khi trẻ bị sốt (Nguồn: Internet)

    Những lưu ý cần tránh làm khi trẻ bị sốt

    Bên cạnh những phương pháp chăm sóc trẻ bị sốt, phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây để giảm tình trạng sốt cao của trẻ: 

    • Không nên uống thuốc hạ sốt quá sớm và dùng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt dưới 38,5 độ C. 
    • Khi trẻ bị sốt, bố mẹ không nên chườm lạnh bằng miếng hạ sốt, vì như thế, trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh và trở bệnh nặng hơn. Đặc biệt là vùng lưng và bụng của trẻ
    • Với trẻ bị sốt cao và bị co giật, bố mẹ không nên lạm dụng thuốc động kinh, thuốc an thần. Vào lúc này, bố mẹ cần bế nghiêng người trẻ và giữ đầu thẳng để đờm dãi chảy ra ngoài. 
    • Không nên vuốt hoặc day ngực của bé. 
    • Không cho bé uống xen kẽ các loại thuốc hạ sốt. Vì khoảng cách dùng paracetamol là 4 – 6 tiếng, trong khi inbuprofel là 6 – 8 tiếng. 
    • Không tự chia liều thuốc nhét hậu môn. Vì liều lượng thuốc hạ sốt nhét hậu môn là liều cố định, bố mẹ tuyệt đối không được bẻ hay nhét nhiều viên cùng một lúc. 
    Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu đó thì dùng miếng dán hạ sốt?
    Phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sơ sinh uống thuốc hạ sốt mà không có chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Internet)

    Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện chăm sóc? 

    Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé trở nặng như các trường hợp sau đây thì bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện: 

    • Trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi bị sốt 38 độ C trở lên. 
    • Trẻ em từ 3 – 5 tháng tuổi bị sốt đến 38 độ C hoặc cao hơn. 
    • Trẻ hơn 6 tháng tuổi sốt khoảng 39 độ C trở lên. 
    • Trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như xuất hiện vết tím trên da, khó thở, nôn quấy, đau họng, đau tai, phát ban, co giật,… 

    Kết luận

    Qua bài viết này, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có lời giải đáp cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh dùng miếng dán hạ sốt được không? Việc chăm sóc trẻ bị sốt không chỉ cần bố mẹ phải trang bị rất nhiều những kiến thức về y tế mà còn đòi hỏi sự thấu hiểu tình trạng sức khoẻ của con. 

    Shopee Blog luôn cập nhật những bài viết về sức khỏe. Hãy theo dõi Shopee Blog mỗi ngày để tích lũy thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ nhé! 

    Trẻ sốt bảo nhiêu đó thì dùng miếng dán hạ sốt?

    Miếng dán hạ sốt có tác dụng hạ nhiệt trong khoảng thời gian nhất định tại vị trí dán và không có khả năng hạ nhiệt cho cơ thể, vì vậy nên dùng khi trẻ sốt dưới 38 độ. Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều dùng theo chỉ định của bác sĩ và có thể dùng kèm thêm miếng dán hạ sốt.

    Miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh dân ở đâu?

    Như vậy, có thể thấy lợi ích đầu tiên khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ đó là tính tiện lợi. Phụ huynh chỉ cần bóc lớp vỏ, dán miếng dán vào trán, nách hay bẹn của trẻ. Lúc này miếng dán sẽ giúp thoát hơi nước ra khỏi cơ thể theo cơ chế khuếch tán ra ngoài, từ đó mà nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ giảm xuống.

    Miếng dán hạ sốt cơ tác dụng gì?

    Trong khi đó, miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh, tác dụng giảm thân nhiệt cho trẻ rất hạn chế; Gây biến chứng nặng nề do sốt: Khả năng hạ sốt của miếng dán rất hạn chế. Vì vậy, nếu trong trường hợp trẻ sốt cao mà phụ huynh chỉ dùng miếng dán hạ sốt thì sẽ vô tác dụng.

    Trẻ sốt bảo nhiêu đó thì dùng thuốc nhét hậu môn?

    Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn khi trẻ sốt trên 38,5 độ C và không sử dụng được hạ sốt bằng đường uống. Do trong thuốc viên đạn đã có thành phần Paracetamol nên khi sử dụng không kết hợp cả thuốc hạ sốt đường uống cùng một lúc sẽ gây hiện tượng quá liều, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.