Trình bày vai trò ưu nhược điểm của điện tử tin học

Hoạt động 2 trang 33 Tin học lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em dịch vụ thư điện tử có những ưu điểm và nhược điểm gì so với các phương thức liên lạc khác?

Lời giải:

So với các phương thức liên lạc khác, dịch vụ này có nhiều ưu điểm cũng có một số nhược điểm như sau:

* Ưu điểm:

- Thời gian gửi và nhận nhanh, kịp thời.

- Có thể gửi thư cùng lúc cho nhiều người.

- Có thể gửi kèm được các tệp thông tin khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh,…

- Lưu trữ và tìm kiếm các thư đã gửi hoặc nhận một cách dễ dàng.

- Chi phí thấp, có nhiều dịch vụ thư điện tử còn là miễn phí.

* Nhược điểm:

- Phải kết nối mạng mới sử dụng được.

- Có thể kèm theo virus máy tính.

- Có thể bị làm phiền với các thư rác.

- Có thể bị lừa đảo bởi các thư giả mạo.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi 2 trang 34 Tin học lớp 6: Em hãy nêu các ưu điểm và hạn chế của dịch vụ thư truyền thống. Các điểm đó đã thay đổi thế nào khi ta sử dụng dịch vụ thư điện tử?

Quảng cáo

Lời giải:

- Ưu điểm: Dịch vụ thư truyền thống có thể chuyển thư bằng các phương tiện khác nhau như: máy bay, tàu, xe, người,… tới mọi nơi không cần các thiết bị điện tử, kết nối mạng. Thư truyền thống được viết trên giấy [ hoặc vải,…] trong mọi điều kiện. Người ra có thể gửi đi các vật liệu hàm chứa thêm nội dung hay ý nghĩa khác, điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều người.

- Nhược điểm: Chí phí cao, thời gian chuyển thư dài, số lượng thư gửi nhận và nhận bị hạn chế, có thể bị chuyền nhầm hoặc thất lạc. Có trường hợp gặp như phá hoại như là thư có tẩm chất độc, bom thư,…

- Dịch vụ thư điện tử ra đời đã giúp cho dịch vụ như truyền thống giảm bớt những khó khăn, khắc phục được nhiều hạn chế, số lượng thư gửi qua đường bưu điện đã giảm đi rất nhiều, các chi phí cho việc vận chuyển này cũng giảm đáng kể.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Tin học lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tin học lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • 1. Vai trò

    Bùng nổ vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, công nghiệp điện tử- tin học được coi là ngành công nghiệp động lực trong thời đại ngày nay, đồng thời cũng là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

    Công nghiệp điện tử- tin học giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công nghiệp hiện đại nhằm đưa xã hội thông tin đang được hình thành và phát triển lên một trình độ cao mới.

    Việc chế tạo các mạch IC, các hệ vi xử lí, các bộ nhớ và linh kiện tinh vi khác của ngành công nghiệp điện tử- tin học đã góp phần làm cho nền kinh tế thế giới tạo ra bước ngoặt lịch sử trong việc chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Các lĩnh vực sử dụng sản phẩm của công nghiệp điện tử- tin học rất phong phú, từ nghiên cứu khoa học, sản xuất vật chất [công nghiệp, nông nghiệp], hoạt động tài chính, maketing, thương mại điện tử cho đến quản lí nhà nước [chính phủ điện tử], giáo dục [giáo dục điện tử…].

    Công nghiệp điện tử- tin học không chỉ tăng hiệu suất của các loại hoạt động, mà còn thay đổi cách thức làm việc cũng như cuộc sống xã hội với phạm vi vô cùng rộng lớn.

    2. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật

    Khác với nhiều ngành công nghiệp [như luyện kim, hoá chất, dệt, thực phẩm…], công nghiệp điện tử- tin học không gây ô nhiễm môi trường. Ngành này cũng không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu nguồn lao động nhanh nhạy, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phát triển và vốn đầu tư nhiều.

    3. Tình hình sản xuất và phân bố

    Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử- tin học rất phong phú và đa dạng. Có thể phân chúng thành bốn nhóm chính như sau:

    a. Máy tính với các sản phẩm chính là các thiết bị công nghệ, phần mềm. Số lượng máy tính và số người sử dụng máy tính trên thế giới ngày càng nhiều. Năm 1990, toàn thế giới mới chỉ sản xuất 40 triệu chiếc, thì đến năm 2000, con số này đã tăng lên gấp 7,5 lần. Những nước đứng đầu về sản xuất máy tính là Hoa Kỳ, Nhật Bản [40 triệu máy], CHLB Đức [27,6 triệu máy], Trung Quốc [20,6 triệu máy], Pháp [17,9 triệu máy], Canađa [12 triệu máy], Hàn Quốc [11,3 triệu máy], Italia [10,3 triệu máy] và Ôxtrâylia [8,9 triệu máy].

    Các nước đang phát triển cũng đẩy mạnh sản xuất máy tính để phục vụ nhu cầu sản xuất, quản lí xã hội và xuất khẩu, trong đó phải kể đến Braxin [7,5 triệu máy tính], ấn Độ [4,6 triệu máy]…

    b. Thiết bị điện tử công nghiệp với các sản phẩm chính là các vi mạch IC, linh kiện điện tử, các tụ điện, điện trở, các chíp có bộ nhớ khác nhau.

    Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch IC và chất bán dẫn. Ngoài ra còn phải kể đến Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Pháp, CHLB Đức, ấn Độ, Canađa, Malaixia và Đài Loan. Các công ty điện tử nổi tiếng trên thế giới là Compaq, IBM, Môtôrôla, Digital, Apple, Sony, Panasonic, Samsung, LG, Gold Star…

    c. Điện tử tiêu dùng với các sản phẩm chủ yếu là ti vi, rađiô, đầu đĩa, đồ chơi điện tử. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Xingapo, các nước thuộc EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan là các quốc gia và lãnh thổ sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Các công ty nổi tiếng trong lĩnh vực này là Sony, Sanyo, Panasonic, Toshiba [Nhật Bản], Thomson [Pháp], Philip [Hà Lan], Samsung [Hàn Quốc]… Riêng về máy thu hình, năm 2000 toàn thế giới đã chế tạo 130,1 triệu máy. 

    d. Thiết bị viễn thông với các sản phẩm chủ yếu là điện thoại, telex, máy Fax. Việc sử dụng các thiết bị viễn thông này ngày càng phổ biến, nhu cầu tiêu thụ điện thoại ngày càng tăng. Riêng năm 2003, thế giới sản xuất được trên 1 tỷ máy điện thoại. Những quốc gia đứng đầu về chế tạo điện thoại là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, CHLB Đức, Anh, Italia, LB Nga…

    Các hãng điện thoại nổi tiếng thế giới là Nokia [Phần Lan], Eriksson [Thuỵ Điển], Samsung, LG [Hàn Quốc], Siemen [Đức], TLC [Trung Quốc]…

    4. Ở nước ta ngành điện tử- tin học vẫn còn non trẻ, mới chỉ chiếm 4% giá trị sản xuất công nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành là chế tạo các sản phẩm điện tử đảm bảo nhu cầu cho nền kinh tế và cho xuất khẩu trên cơ sở các linh kiện nhập ngoại và một số linh kiện và phụ tùng tự sản xuất trong nước. Các sản phẩm chủ yếu là thiết bị nghe nhìn, thiết bị bưu chính viễn thông, các phương tiện thông tin đại chúng, các máy điện tử chuyên dụng cho an ninh và quốc phòng, máy vi tính…

    Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net

  • 7CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGÀNH ĐIỆN TỬ TIN HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM1.1. Tổng quan ngành điện tử tin học thế giới 1.1.1. Vò trí của ngành điện tử – tin họcTrong những thập kỷ qua, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển rất mạnh mẽ của công nghiệp điện tử và tin học. Sự tác động trực tiếp của công nghiệpđiện tử và tin học đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế và nền kinh tế của nhiều quốc gia. Theo dự đoán, trong những thập niên tới côngnghiệp điện tử và tin học sẽ là động lực tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới. Cuộc cách mạng công nghệ đangchuyển dần sang cuộc cách mạng thông tin. Điện tử và tin học đã đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong công nghiệp, giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất,hợp lý hóa sử dụng tài nguyên, tạo ra một năng suất mới và chất lượng mới.Có thể nói cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đều có liên quan và dựa trên các thành tựu của kỹ thuật điện tử và tin học. Nhiều nướccông nghiệp mới đã chọn công nghiệp điện tử và tin học làm cơ sở trong chiến lược phát triển kinh tế của mình. Các sản phẩm điện tử và tin học cũng đã trởthành động lực tăng trưởng xuất khẩu của nhiều nước công nghiệp mới và các nước đang phát triển. Trong 20 nhóm ngành công nghiệp khác nhau, côngnghiệp điện tử và tin học đứng thứ nhất về thu hút lao động, đứng thứ hai về doanh số trên vốn sau ngành luyện kim, đứng thứ ba về doanh số tuyệt đối saungành lọc dầu và ôtô.Đối với nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển thì công nghiệp điện tử chiếm một vò trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và cótốc độ phát triển khá nhanh. Nếu so với năm 1975 thì đến năm 2000 tỷ lệ sản phẩm điện tử so với công nghiệp chế tạo ở Nhật đã tăng từ hơn 9 lên khoảng22, ở Mỹ cũng tăng hơn hai lần từ khoảng 8 lên khoảng 15, Hàn Quốc tăng từ gần 10 lên 25.1

    1.1.2. Đặc điểm của ngành điện tử tin học

    1.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm Các sản phẩm điện tử – tin học có tốc độ thay đổi rất nhanh, việc ứngdụng các công nghệ mới tạo ra những sản phẩm có tính năng ưu việt hơn đồng thời chu kỳ sống của sản phẩm cũng rất ngắn như tốc độ CPU của Intel cứ 3tháng lại tăng lên một lần. Sản phẩm điện tử tin học không những đáp ứng được yêu cầu về tính chính xác cao trong các ngành công nghiệp vũ trụ, hàng8 không…mà còn đáp ứng được những nhu cầu giải trí, học hành của mọi người,mọi gia đình. Không những thế, các sản phẩm điện tử tin học còn đi trước nhu cầu của người tiêu dùng, nó tạo cho con người một cuộc sống tiện nghi, thoảimái hơn.Các công ty đa quốc gia với tiềm lực về vốn, kinh nghiệm phát triển lâu đời và lực lượng trình độ chuyên môn cao hầu như chi phối thò trường điện tửtin học toàn thế giới. Việc nghiên cứu triển khai các sản phẩm điện tử mới trước hết đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuậtcao. Họ cũng là nhà cung cấp chính các sản phẩm công nghệ cơ bản như linh kiện, thiết bò điện tử công nghiệp, thiết bò viễn thông.Động lực của phát triển là cạnh tranh. Các phát minh, công nghệ mới ra đời không nằm ngoài quy luật cạnh tranh trên thò trường. Cùng với xu hướngtoàn cầu hoá nền kinh tế thương mại thế giới sẽ dẫn tới xu hướng thò trường mở, tự do hoá thương mại. Các công ty, các tập đoàn đa quốc gia bước vào cuộccạnh tranh trên thương trường không phải bằng chính sách bảo hộ, những ưu đãi của quốc gia mà chủ yếu là bằng chất lượng sản phẩm, dòch vụ, giá thành sảnphẩm, chính sách tiếp thò khuyến mãi và uy tín của công ty.Giá bán các loại sản phẩm điện tử tin học ngày càng giảm và với tốc độ nhanh hơn. Hiện nay Tivi màn hình phẳng đang thay thế dần các loại Tivi mànhình thường và xu thế sắp tới là các loại Tivi LCD, Plasma sẽ thay thế các chủng loại Tivi hiện nay. Điều này dẫn tới giá bán có xu hướng giảm mạnh từ30 - 50năm.Tuy nhiên, do đầu tư nghiên cứu phát triển đòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn, tính rủi ro cũng rất cao do vậy các tập đoàn cũng thường hợp tác để cùngtồn tại và phát triển. Hợp tác để cùng nhau nghiên cứu đưa ra công nghệ, phát triển một chuẩn mới cho sản phẩm. Chẳng hạn tập đoàn điện tử Sony, Philipshợp tác phát triển đưa ra chuẩn đóa DVD 2 lớp chứa được nội dung dữ liệu gấp đôi chuẩn bình thường.1.1.2.2. Đặc điểm về thò trường2Doanh thu của thò trường điện tử thế giới năm 1999 đạt khoảng 1.000 tỷ USD, năm 2000 là 1.070 tỷ USD. Theo các chuyên gia dự báo thì trong nhữngnăm tới tốc độ tăng trưởng của công nghiệp điện tử thế giới khoảng 8năm. Trong đó, các loại thiết bò điện tử số hoá sẽ có tốc độ tốc độ tăng tới 12 -9 16năm. Dự báo đến năm 2005, cầu về thò trường điện tử thế giới tăng trưởngbình quân khoảng 8năm, trong đó: thiết bò viễn thông tăng bình quân 11năm, thiết bò xử lý số liệu tăng trưởng bình quân 8,1năm, các sản phẩmđiện tử công nghiệp tăng bình quân 7,3năm và các sản phẩm điện tử tiêu dùng tăng bình quân 5năm.Theo các tài liệu thống kê, Nhật Bản đã sản xuất tới 60 mạch tổ hợp IC, khoảng trên 13 máy tính thế hệ hiện đại. Công nghiệp điện tử Hàn Quốc từchỗ phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu linh kiện điện tử từ bên ngoài năm 1986 mức phụ thuộc vào nhập khẩu linh kiện phụ tùng trong tổng phụ tùng là10 đối với máy thu hình, 25 đối với đầu video, 40 đối với máy Stereo, 40 - 60 đối với máy vi tính, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạchsản xuất linh kiện điện tử theo đó đến năm 1991 khả năng cung ứng điện tử trong nước lên đến 69. Đến nay Hàn Quốc là nước đứng thứ ba trên thế giớivề sản xuất các chip nhớ bán dẫn DRAMs.Từ thập niên 90 đến nay công nghiệp điện tử thế giới đã hướng vào phát triển các sản phẩm điện tử có độ tích hợp cao, hệ thống hoá, tăng tính năng,giảm kích thước, trọng lượng cũng như giá thành.Các nước có nền kinh tế phát triển đều chú ý đến sự phát triển của công nghiệp điện tử. Do tầm quan trọng của lãnh vực này mà mức đầu tư trung bìnhcủa OECD cho lónh vực công nghiệp điện tử là 7 GDP. Hầu hết các nước có nền công nghiệp phát triển đều có tham vọng kiểm soát thò trường điện tử vàtin học.

    Video liên quan

    Chủ Đề