Trình độ học vấn của bạn là gì?

  • Trình độ học vấn là gì?
  • Học vấn là gì?
  • Trình độ học vấn có vai trò ra sao?
  • Hướng dẫn cách ghi trình độ học vấn của CV xin việc
  • Trình độ chuyên môn là gì?

Trong một số giấy tờ như sơ yếu lý lịch, đơn xin việc,… thì cách điền thông tin này như thế nào cho đúng?, trình độ học vấn có vai trò như thế nào?. Và khách hàng thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, vậy trình độ chuyên môn được hiểu như thế nào? Sau đây, mời quý vị tham khảo bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi để hiểu rõ hơn về trình độ học vấn là gì một cách dễ hình dung nhất.

Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn là cụm từ để chỉ mức độ của việc học của một người nào đó mà họ đạt được qua quá trình học tập tại trường lớp, ví dụ như hệ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao học,….Đối với mỗi bậc học như thế thì chúng ta có thể gọi là một trình độ.

Học vấn là gì?

Học vấn là những thứ ta tích lũy dần dần lên qua việc học tập, đọc sách, tìm hiểu và học hỏi người khác. Người có trình độ học vấn là người có sự hiểu biết sâu xa. Tùy vào khả năng của mỗi người mà họ có trình độ khác nhau. Sự nghiệp có rộng mở hay không, tương lai có thành công hay không còn tùy thuộc vào trình độ học vấn của người đó.

Trình độ học vấn có vai trò ra sao?

Dựa vào khái niệm trình độ học vấn là gì? đã nêu trên quý vị chắc hẳn cùng hình dung được phần nào về trình độ học vấn có vai trò quan trọng như thế nào?, mời quý vị tham khảo nội dung của phần nội dung sau để hiểu rõ hơn về vai trò:

– Do nội dung của trình độ học vấn thông thường sẽ được viết ở một số CV xin việc hay trong sơ yếu lý lịch,… dó đó qua phần thông tin về nội dung này thì người đọc – đặc biệt là người tuyển dụng có thể xác định được với trình độ đó, cá nhân ứng tuyển có phù hợp với công việc mà cơ quan hay đơn vị đang tìm kiếm hày không?.

Như vậy, trong trường hợp đi xin việc đối với việc để lại một phần ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, góp phần để tăng khả năng được làm việc tại chính đơn vị mà cá nhân xin việc.

– Thông qua trình độ học vấn mà có thể thấy được thông tin liên quan khả năng về các trình độ khác ví dụ như trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa,…. Tuy vậy, không phải trường hợp nào có trình độ học vấn thì phải đồng thời có trình độ khác.

Hướng dẫn cách ghi trình độ học vấn của CV xin việc

CV xin việc là một trong những giấy tờ cần thiết quan trong trong khi xin việc của mỗi chúng ta, theo đó khi soạn thảo một CV đối với phần trình độ học vấn sẽ là một điểm gây ấn tượng cho người tuyển dụng. Cho nên, chúng ta cần lưu ý những điểm sau khi viết CV:

– Trong phần trình độ học vấn, chúng ta nên ghi thông tin về trình độ học vấn cao nhất. Ví dụ: 12/12

Tiếp đó là ghi những bậc học khác theo thời gian từ gần đây nhất đến xa nhất.

– Đồng thời, trong phần nội dung cần ghi rõ chuyên ngành và tên trường học của bản thân, nếu có nhiều trình độ thì ghi rõ?

– Nêu những chứng chỉ về nghiệp vụ, giải thưởng,…. đạt được . Nhưng cần lưu ý đưa ra chủ yếu những thành tích liên quan đến công việc mà nhà tuyển dụng cần tìm kiếm.

– Ngoài ra, không nhất thiết phải ghi từng cấp học như cấp 1, cấp 2, cấp 3,…nếu cá nhân chỉ học hết lớp 12 thì ghi 12/12

– Cuối cùng, cần trình bày thông tin một cách ngắn gọn, đầy đủ không nên trình bày lan man, các thông tin nêu ra cần phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn là việc mà cá nhân tiếp thu được qua quá trình đào tạo, qua đó có thể vận dụng kiến thức tiếp thu được trong thực tế để áp dụng cho lĩnh vực hoạt động, ví dụ như trình độ chuyên môn là trung học, tiểu học, đại học, trung cấp hoặc cao học,…

Khi ghi nội dung này, chúng ta có thể ghi kèm về chuyên ngành học như cử nhân ngành Kế toán, cử nhân Luật

Trên đây, là toàn bộ nội dung mà liên quan đến trình độ học vấn là gì? và các câu trả lời cho vướng mắc : trong một số giấy tờ như sơ yếu lý lịch, đơn xin việc,… thì cách điền thông tin này như thế nào cho đúng? Và khách hàng thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, vậy trình độ chuyên môn là gì?.

Bạn thường xuyên được yêu cầu điền thông tin về trình độ học vấn trong các loại giấy tờ, hồ sơ của các cơ quan Nhà nước. Vậy bạn có thực sự hiểu “trình độ học vấn là gì?” và cách ghi trình độ học vấn thế nào không?

  • Trình độ học vấn là gì?
  • Phân loại trình độ học vấn của Việt Nam
  • Ví dụ về cách ghi trình độ học vấn
  • Mẹo nói về trình độ học vấn của bạn trong một buổi phỏng vấn
    • Hãy cụ thể
    • Nói về các khóa học cụ thể có liên quan đến vị trí ứng tuyển
    • Hãy trung thực
    • Hãy nói về mục tiêu giáo dục trong tương lai của bạn
    • Hãy chia sẻ những điều tích cực, thay vì những điều tiêu cực
    • Hãy tự hào về những gì bạn đã hoàn thành

Trước khi trả lời cho câu hỏi “trình độ học vấn là gì?”, chúng ta cần hiểu “học vấn là gì?”. Theo đó, học vấn là những hiểu biết, tri thức mà một người có được nhờ quá trình học tập, tích lũy kiến thức.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu trình độ học vấn là mức độ hiểu biết, tri thức của một người. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ trình độ học vấn được sử dụng để đề cập đến mức độ học cao nhất. Song, đang có rất nhiều tranh cãi về cách sử dụng của từ này.

? Xem thêm: Trình độ học vấn trong CV: Viết sao để nhà tuyển dụng đánh giá cao?

Phân loại trình độ học vấn của Việt Nam

Tại Việt Nam, trình độ học vấn cao nhất là 12/12 [trước kia là 10/10]. Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi bạn đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp,… thì khi điền thông tin về Trình độ học vấn trong hồ sơ, giấy tờ, bạn đều phải ghi là 12/12.

Nếu hiểu theo cách này, trình độ học vấn sẽ được ghi như sau:

Cấp học

Cách ghi Trình độ học vấn

Học hết THCS Trình độ học vấn 9/12
Học hết THPT Trình độ học vấn 12/12
Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng,… Trình độ học vấn 12/12

Tuy nhiên, cách ghi như trên được nhiều người đánh giá là không chính xác. Họ cho rằng hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm các cấp học từ giáo dục mầm non đến tiểu học, THCS, THPT, đại học, sau hoặc trên đại học. Vì vậy, một người đã học qua cấp học nào thì trình độ học vấn phải được ghi ở cấp học đó. Nếu như vậy, trình độ học vấn sẽ được ghi như sau:

Cấp học Cách ghi Trình độ học vấn
Học hết THCS Trình độ học vấn THCS
Học hết THPT Trình độ học vấn THPT
Tốt nghiệp Trung cấp Trình độ học vấn Trung cấp nghề/ Trung cấp chuyên nghiệp
Tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng Trình độ học vấn Đại học/ Cao đẳng
Tốt nghiệp Cao học Trình độ học vấn Cao học

Ví dụ về cách ghi trình độ học vấn

Ví dụ: Một người tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và nhân văn ngành Tâm lý học sẽ ghi Trình độ học vấn: Đại học và Trình độ chuyên môn là Cử nhân Tâm lý học.

Cũng như vậy, một người tốt nghiệp Đại học sư phạm ngành Ngữ văn thì cần ghi Trình độ học vấn: Đại học và Trình độ chuyên môn là Giáo viên Ngữ văn THPT/ THCS [tùy cấp dạy].

Mẹo nói về trình độ học vấn của bạn trong một buổi phỏng vấn

Cho dù bạn chưa từng học Đại học, chưa tốt nghiệp hoặc bạn có bằng cấp không liên quan trực tiếp đến vị trí bạn đang ứng tuyển, vẫn có những cách bạn có thể sử dụng để nói về trình độ học vấn và kinh nghiệm của mình.

Dưới đây là 6 tips để thảo luận về học vấn của bạn.

Hãy cụ thể

Thông tin về trình độ học vấn của bạn rất có thể đã được nêu trong CV. Nhưng nhà tuyển dụng đôi khi vẫn yêu cầu bạn nói về nó. Vậy họ đang muốn biết điều gì?

Thực tế, họ muốn nghe xem:

  • Bạn tốt nghiệp sớm hay muộn hơn bình thường?
  • Bạn có từng nhận được học bổng hay không?
  • Bạn có thể cân bằng giữa công việc và học tập cùng lúc không?

Nói về các khóa học cụ thể có liên quan đến vị trí ứng tuyển

Hãy nói về các khóa học cụ thể liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển

Giả sử, bạn đang ứng tuyển vào vị trí Marketer nhưng bằng tốt nghiệp của bạn lại Cử nhân Ngôn ngữ Anh. Phải làm thế nào khi bạn đang xin việc trái ngành?

Ngày nay, các nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá ứng viên dựa trên trình độ học vấn [bằng cấp từ một trường cao đẳng, đại học cụ thể] mà hơn hết, họ tìm kiếm kiến thức và giá trị thực sự của ứng viên. Vì thế, đã đến lúc để bạn nói cụ thể về những khóa học liên quan đến Marketing mà bạn đã từng tham gia.

Hãy trung thực

Nếu bạn được mời đến tham gia buổi phỏng vấn, rất có thể, nhà tuyển dụng đã tìm hiểu rất kỹ về bạn. Các HR có thể xem xét LinkedIn, Facebook, Instagram, Blog,… của bạn. Vì thế, đừng bao giờ nói dối trong một cuộc phỏng vấn.

Nhà tuyển dụng có thể đã biết câu trả lời, nhưng đôi khi họ vẫn yêu cầu bạn xác nhận lại. Và bạn đừng xấu hổ khi không có trình độ học vấn Cao đẳng, Đại học. Vì nếu HR mời bạn đến phỏng vấn ngay cả khi biết bạn không có bằng cấp cao, điều đó có nghĩa là họ đánh giá cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đang sở hữu.

Hãy nói về mục tiêu giáo dục trong tương lai của bạn

Nếu bạn quan tâm đến việc tiếp tục học, hãy thảo luận về kế hoạch này trong cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ thích thú khi biết rằng nhân viên tiềm năng muốn cải thiện bản thân. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng công việc sẽ không bị ảnh hưởng vì việc học.

Hãy chia sẻ những điều tích cực, thay vì những điều tiêu cực

Chia sẻ những điều tích cực luôn tốt hơn nói về những điều tiêu cực

Nếu bạn không có bằng cấp cao, đừng nhấn mạnh nó một cách tiêu cực. Bạn có thể nói rằng bạn chưa tốt nghiệp và sau đó, hãy chia sẻ nhiều hơn về kinh nghiệm, kiến thức, niềm đam mê của bạn với công việc. Hãy cho nhà tuyển dụng biết vì sao bạn là một ứng viên tuyệt vời ngay cả khi không có trình độ học vấn Đại học, Cao học,…

Hãy tự hào về những gì bạn đã hoàn thành

Bạn được mời đến buổi phỏng vấn là có lý do. Vì vậy, hãy tự tin khi biết rằng nhà tuyển dụng đã tìm thấy những điều sáng giá ở bạn. Hãy thể hiện niềm tự hào về những gì bạn từng đạt được trong sự nghiệp của mình từ trước cho đến nay và tỏ ra hào hứng khi được nhận công việc mới.

? Xem thêm: Để buổi phỏng vấn thành công, đừng quên 5 điều cơ bản sau

Kết luận

Bạn đã hiểu trình độ học vấn là gì và biết cách ghi trình độ học vấn chưa? Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên ghé thăm JobsGO mỗi ngày để tìm đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!

Chủ Đề