Trò chơi con mực la gì

Trò Chơi Con Mực [Squid Game 2021] là một bộ phim truyền hình mới về một trò chơi sinh tồn bí ẩn với phần thưởng lên đến 45,6 tỷ won [tương đương 40 triệu USD]. Phim được đạo diễn Hwang Dong Hyuk cầm trịch sản xuất và góp mặt của dàn cast chất lượng như Lee Jung Jae, Park Hae Soo.

Tựa phim Squid Game [tạm dịch: Trò Chơi Con Mực] vốn dĩ là dự án thu hút sự chú ý vào năm 2019 cũng là thời điểm mà dự án bắt đầu chạy. Phim vẫn luôn được biết đến là một bộ phim kinh dị về cuộc chiến sinh tồn đầy tăm tối và tàn nhẫn, lấy ý tưởng từ trò chơi phổ biến vào những năm 1980 ở Hàn Quốc. Thế nhưng thời điểm trước khi phim được công chiếu chính thức, khán giả lại có màn quay xe cực gắt của Netflix khi trailer phim chưa đầy hình ảnh tươi vui trên nhạc nền bắt tai. Vậy liệu đây là tác phẩm thuộc thể loại gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nội dung phim

Lý do phim Trò Chơi Con Mực được lấy cảm hứng từ một trò chơi ở Hàn Quốc là vào những năm 1980 ở Hàn Quốc, có một trò chơi giải trí phổ biến thường được chơi trên khoảng sân trống với những hình thù được vẽ trên đất. Trò chơi không những giúp trải trí lành mạnh mà còn giúp tình bạn gắn kết bằng cách giải cứu cho nhau mỗi khi gặp khủng hoảng hay bị kẻ địch tấn. Tuy nhiên trò chơi này dần biến mất và trở nên xa lạ đối với trẻ em Hàn Quốc thế hệ sau này bởi tình hình bất động sản bắt đầu phát triển song song với việc đất trống sụt giảm.

Thể lệ tham gia trò chơi Squid Game được chia làm hai phe, phòng thủ và tấn công. Hai bên cùng đối mặt với những hình vuông, tròn và tam giác đang được ghép lại tạo nên hình dạng của một con mực. Bên tấn công được xem là chiến thắng khi họ vượt qua hàng phòng thủ và đi vào vòng tròn tương ứng với đầu con mực. Ngược lại nếu hàng phòng thủ sẽ giành được thắng lợi nếu ngăn chặn được cuộc tấn công mà không phạm luật.

Trò Chơi Con Mực được thu hút bởi hàng trăm người đang đối mặt với việc thất nghiệp không có tiền để sinh sống. Vì vậy bọn họ đều nhận được một lời mời tham gia vào trò chơi con mực dành cho trẻ em, nếu chiến thắng sẽ được một số tiền hàng tỷ won. Có một quy định đơn giản mà hầu hết người chơi đều không lường trước được chính là những người tham gia Trò Chơi Con Mực đều được đưa đến một nơi xa lạ và bị nhốt tại đó và người dành chiến thắng sẽ nhận được số tiền ấy. Đằng sau một trò chơi nhỏ ấy là một sự trả giá bằng cả mạng sống của mình mà nhiều người không hề hay biết cứ đăng ký tham gia tấp nập.

Trong phim Squid Game có hai thanh niên là bạn thơ ấu của nhau cùng tham gia trò chơi là Gi Hun [Lee Jung Jae thủ vai] và Sang Woo [Park Hae-soo đóng]. Gi Hun là một trong số những người đối mặt với khủng hoảng tài chính sau khi bị sa thải, anh quyết định tham gia trò chơi sinh tồn để giành tiền thưởng. Trong khi đó người bạn Sang Woo cũng đang gặp rắc rối trong công việc mặc dù đã chăm chỉ làm việc để có được vị trí hiện tại.

Với mục đích kiếm tiền trang trải cuộc sống nhưng nào ngờ, nhiều điều uẩn khúc đã bị lật tẩy khi cả hai cố gắng chinh phục giải thưởng của trò chơi con mực. Mặc dù phim sẽ quen thuộc với khán giả Hàn Quốc bởi trò chơi này không ai mà không biết nhưng với các quốc gia khác thì đầy được xem là một thể loại đầy mới mẻ đơn xen lẫn tình bạn, hành động, hồi hộp - gây cấn.

Diễn viên chính trong phim Trò Chơi Con Mực

Lee Jung Jae

Lee Jung-jae sinh ngày 15 tháng 12 năm 1972 là một diễn viên và người mẫu Hàn Quốc. Anh ra mắt với tư cách là một người mẫu thời trang, sau đó bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình trên truyền hình, đáng chú ý là loạt phim Feelings và bộ phim truyền hình mang tính biểu tượng Sandlass. Lee Jung Jae nam diễn viên nổi tiếng với các phim như "The Thieves" [2012] và "Assassination" [2015] - vào vai Gi-hun trong Squid Game [Trò Chơi Con Mực] một người đàn ông tuyệt vọng, quyết định tham gia trò chơi sinh tồn sau khi bị sa thải hứa hẹn sẽ mang đến khán giả một hình tượng mới.

Park Hae Soo

Park Hae Soo sinh ngày 21 tháng 11 năm 1981 diễn viên nổi tiếng sau khi xuất hiện trong bộ phim truyền hình tvN "Prison Playbook" và bộ phim Netflix "Time to Hunt" [2020] - vào vai người bạn thời thơ ấu của Gi-hun, Sang-woo. Sang-woo cũng tham gia trò chơi Squid Game [2021] khi không thấy tương lai ở nơi làm việc của mình.

- Nhân vật chính là người trí tuệ, hay trí lực, hay đẹp trai, hay từ bi: KHÔNG, do trò chơi không có tính trí tuệ nên những nhân vật đi đến cuối cũng không có những đặc điểm nổi trội nào cả. Thậm chí nhân vật chính cuối cùng dành chiến thắng lại không phải người có trí tuệ, không có thể lực tốt, và cũng không có tấm lòng siêu từ bi. Hắn chỉ là 1 người thất nghiệp, ăn bám mẹ già, bị vợ bỏ, không có khả năng mua cho con gái 1 món quà sinh nhật cho tử tế. Hắn cũng không có 1 tấm lòng nhân ái cao cả, kiểu nhân vật mà nhiều phim thường xây dựng.
- Có gái đẹp: cũng không, nữ [hơi] chính của của phim là 1 cô người mẫu lần đầu đóng phim, có khuôn mặt bình thường và đơ 1 kiểu như diễn trên sàn catwalk từ đầu tới cuối. Thường bộ phim muốn phổ biến nhanh, nhân vật nữ đẹp, cuốn hút là điều không thể thiếu, nhưng lại không có ở phim này. Ngay cả phim cùng thể loại của Nhật “Alice in BorderLand” còn có được 3 cô gái rất đẹp, khiến mình phải google ngay trong lúc xem film để biết thêm chi tiết, thì phim của Hàn lại không có.
- Có tình tiết hồi hộp, gay cấn, hay võ thuật hay: càng KHÔNG, xem từ tập này qua tập khác, mình chỉ có cảm giác tức tối và tò mò không biết rằng phim sẽ được kết thúc như thế nào. Các trò chơi để loại người chơi được lấy từ trò chơi dân gian của trẻ con, như trò gì hồi nhỏ mình hay chơi: vỗ vỗ 3 cái vô cái cột rồi quay lại, xem thử có ai di chuyển không rồi bắt, mình quên mất cái tên. Các trò chơi được thiết kế chỉnh chu về hình ảnh, góc quay, nhưng lại cẩu thả về nội dung và cách loại người, không theo một tiêu chí nào cả, khiến mình không thể đoán được ai bị loại, và ai có thể đi tiếp. Và cuối cùng thì phim nó cũng kết thúc mà mình tưởng rằng nó còn phần 2.

Vậy rốt cục, sao nhiều người xem phim như thế. Chắc họ cũng như mình, cũng mò vào xem, và đây mình nghĩ là lý do:
- Tên bộ phim là "Trò chơi con mực - Squid Games" Một cái tên cực kì gây tò mò, phim mà tên có "trò chơi" trong đó, rồi rốt cục đó là phim hay trò chơi, mình khá tò mò lúc đầu nghe thấy. Rồi lại "con mực" nữa chứ, nếu là "trò chơi sinh tử" thì sẽ không làm mình tò mò đến thế, chứ trò chơi con mực thì pải xem thử nó là cái quái gì
- Trang phục: mấy cái trang phục đồng loạt màu mè trên phông nền trắng có sức lan tỏa cực kì. Một hình ảnh đấm đá có thể là bình thường, nhưng hình ảnh nhóm người mặc áo đồng phục màu xanh, hồng và bịt mặt trên nền trắng gây tò mò kinh khủng. Trước giờ phải nói là chưa có phim nào có những hình ảnh kiểu gây tò mò thị giác như vậy. Khi xem những hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội, mình liền tò mò và muốn xem thử nó là cái quái gì, nó là trò chơi gì, sao mà lạ lùng thế.
- Games được lan tỏa trong cộng đồng mạng: mấy cái game nhỏ trong đó như game bóc bánh được lan tỏa trên mạng xã hội, cũng góp phần làm người khác tò mò muốn xem cho bằng được.

Những điểm “hay” của phim
- Diễn tả tâm lý nhân vật. Mình đã coi một phim tương tự của Nhật Bản "Alice in BorderLand, mới thấy phim của Hàn Quốc là bậc thầy về việc lột tả tâm lý nhân vật. Tâm lý của những người cùng đường trong cuộc sống, không lối thoát, tâm lý của những người sắp đối diện cái chết, cộng với cách chuyển cảnh quay một cách hợp lý, đã cho người xem thấy một cách chân thật, lột tả chính xác diễn biến tâm lý của nhân vật. Điều này làm cho người xem có cảm giác bộ phim liền mạch, chỉnh chủ, đầu tư cầu kì trong từng phân đoạn quay.
- Quảng bá trò chơi dân gian, góp phần kéo dài thêm tuổi thọ của trò chơi này. Việt Nam cũng có khá nhiều trò chơi dân gian cho trẻ nhỏ, nhưng thú thật là sau 2-3 thập kỷ mình đã quên khá nhiều, quên cả tên, thế hệ con cái mình cũng không còn chơi những trò như hồi xưa mình chơi nữa. Ở Hàn Quốc, những trò chơi dân gian của trẻ em được gìn giữ và lưu truyền rất tốt, ở những địa điểm du lịch, bảo tàng lịch sử, ... đều có những trò chơi gian nhỏ nhỏ cho khách tham gia chơi, hoặc mô hình để trẻ em xem. Đây cũng là lần đầu tiên 1 trò chơi dân gian được đặt tên cho một bộ phim.
- Nói lên thực trạng xã hội Hàn Quốc: cực kì khắc nghiệt. Hàn Quốc trước kia từng nghèo đói do chiến tranh, rồi sau đó họ phát triển thần tốc để trở thành nền kinh tế thứ 12 thế giới sau một thời gian ngắn. Sự phát triển thần tốc này có lẽ chỉ sau sự "phát triển thần thánh" của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 thôi. Để có được thành quả như vậy, cả xã hội phải nổ lực và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Ngày nay mặc dù kinh tế đã phát triển, nhưng văn hóa làm việc, sự cạnh tranh trong xã hội, trong con người không thể biến mất trong một sớm một chiều. Theo mình nhận định thì nó khắc nghiệt hơn nhiều so với Mỹ và phương Tây, dĩ nhiên là hơn VN, nhưng chắc không bằng Nhật Bản.
Bộ phim đã cho những người chưa từng biết về cuộc sống ở xã hội HQ hiểu hơn, và cũng để những người có chức trách thấy rõ hơn sự hà khắc của xã hội này mà có những chính sách để cải thiện.
Thực tế là những năm qua, Hàn Quốc ban hành rất nhiều chính sách để giúp con người sống thỏa mái hơn, giảm áp lực hơn.

Chủ Đề