Trò chơi về các con vật sống dưới nước

CHỦ ĐỀ NHÁNH: “CÁC CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC” Nội dung Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ T...

//giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/chu-de-nhanh-cac-con-vat-song-duoi-nuoc.html?m=0

CHỦ ĐỀ NHÁNH: “CÁC CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC”

Nội dung

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ

TDS

    - Đón trẻ tận tay PH trò chuyện về sk và các vấn đề liên quan đến trẻ .

- Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ của cháu. Về bản thân bé.

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Cùng cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chủ đề.

    - Tập các động tác theo bài hát Các con vật nuôi

Hoạt động học

PTTC:

- Ném trúng đích thẳng đứng

- TC: “Bắt cá”

PTNT:

- Tìm hiểu về một số loài cá.

PTTM:

- Dạy hát: “Cá vàng bơi”.

Nghe hát: “Chú Ếch con”.

- Trò chơi: “Đoán tên bạn hát”

PTTM:

- Ghép hình con cá bằng các hình khối.

PTNN:- Thơ:  “Rong và cá”

Hoạt động góc

     - Phân vai: Cửa hàng bán thức ăn của động vật  [Bán các loại thực phẩm chế biến từ động vật dưới nước]

- Xây dựng: Xây mô hình chuồng trại. Trang trại chăn nuôi...

- Nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán, các con vật dưới nước.  Hát múa, đọc thơ về động vật dưới nước

- Góc sách: Tô màu, làm sách về các con vật dưới nước.

- Thiên nhiên: Chăm sóc vườn rau.

Hoạt động ngoài trời

HĐCCĐ:

- Trò chuyện về 1 số con vật sống dưới nước.

- TCVĐ: “Bắt vịt trên cạn”

HĐCCĐ:

- Quan sát Con cá Heo qua tranh.

- TCVĐ:

“Thả đỉa ba ba”

HĐCCĐ: 

- Vẽ tự do trên sân

- TCVĐ:

“Tiếng con vật gì”

HĐCCĐ:

- Đọc thơ cho trẻ nghe “Cá ngủ ở đâu?” TCVĐ: “Bắt cá”

HĐCCĐ

- Dạo chơi sân trường

- TCVĐ: “Mèo đuổi  chuột”

Hoạt động chiều

     - Hướng dẫn trò chơi mới.

- Làm quen, ôn luyện kiến thức trong tuần

- Chơi kết hợp ở các góc

- Lao động, vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC


Góc

Nội dung

Yêu cầu

Chuẩn bị

Hướng dẫn thực hiện

Phân vai

- Cửa hàng bán thức ăn của động vật  [sống dưới nước]

- Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình

- Biết chế biến các món ăn từ các con vật sống dưới nước.

- Bộ đồ chơi bán hàng

- Cô cho trẻ về góc chơi.

- Cô hướng dẫn trẻ chơi và thực hiện vai chơi của mình.

- Trẻ biết thể hiện vai người mua và người bán.

Xây dựng

- Xây mô hình chuồng trại. Trang trại chăn nuôi...

- Trẻ biết sử dụng các khối nhựa để lắp ghép thành chuồng trại cho các con vật.

- Bộ đồ chơi lắp ghép:

Một số cây cảnh, bồn hoa, thảm cỏ, 1 số con vật

- Cô cho trẻ về góc, tự thỏa thuận về góc chơi

- Cô gợi ý để trẻ tự tưởng tượng về lớp, sân trường, sau đó cho trẻ thực hiện

- HD trẻ thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định.

Nghệ thuật

- Vẽ, nặn, xé dán, các con vật dưới nước.  Hát múa, đọc thơ về động vật dưới nước

- Trẻ biết sử dụng các kỷ năng để xé dán chọn màu tô phù hợp.

- Giất A4, bút chì, bút màu, đất nặn, tranh ảnh về đồ dùng, đồ chơi

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về đồ dùng đồ chơi trong lớp

- Hỏi trẻ về ý thích thực hiện sp tạo hình của mình

- GD trẻ không chạy lộn xộn.

Sách

- Tô màu, làm sách về các con vật dưới nước.

- Trẻ biết ngồi đúng tư thế để xem tranh, biết giở sách chỉ con vật và gọi đúng tên biết vài đặc điểm nổi bật của các con vật.

- Tranh ảnh, sách báo, truyện về các con vật.

- Cô cho trẻ về góc và tự lấy sách ra, cùng nhau thảo luận.

- Cô hướng dẫn trẻ dở sách và cất gọn đúng nơi quy định

Khám Phá khoa học

- Chăm sóc vườn rau. 

- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vườn rau.

- Đất, cát, sỏi....

- Cô cho trẻ ra góc thiên nhiên, cho trẻ quan sát mô hình rừng cây. Cho trẻ gọi tên từng loại cây, đặt câu hỏi để trẻ khám phá.

Giáo án 4 tuổi - Động vật dưới nước + HĐNT

KPKH

TÌM HIỂU VỀ 1 SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC.


1. Mục tiêu:

- Kiến thức

: Trẻ gọi đúng tên, đặc điểm, môi trường sống và vận động của một số loài động vật sống dưới nước.

- Kỹ năng: Phát triển tư duy chú ý và ghi nhớ có chủ định. Trẻ biết so sánh nói lên đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật sống ở dưới nước.

- Thái độ : Giáo dục trẻ phải biết yêu quý các con vật và chăm sóc chúng.

2. Chuẩn bị :

- Tranh ảnh các con vật sống dưới nước. - Xắc xô, nhạc bài hát cá vàng bơi. - Hình các loài động vật trên cạn, dưới nước. - Máy tính, máy chiếu.

3. Tổ chức hoạt động:

1. HĐ1: Gây hứng thú: - Trò chuyện về chủ đề.

- Một số con vật sống dưới nước.

Trẻ trò chuyện.
2. HĐ2: Tìm hiểu về 1 số con vật sống dưới nước.
* Quan sát cá chép.
- Cô có bức tranh về con gì đây? - Cả lớp đọc từ “Cá chép”. - Cá chép sống ở đâu? - Con cá chép có những bộ phận nào? - Đầu cá có gì? - Mình cá có gì? - Cá thở bằng gì ? - Cá bơi được là nhờ gì ? => Đúng rồi! Cá chép có 3 phần, phần đầu cá chép có mắt, có mang, có miệng, có dâu còn mình cá thì có vây, cuối cùng là phần đuôi cá có vây đấy. Cá thở bằng mang, cá bơi được là nhờ vây, đuôi.

* Quan sát con cua:

- Cho trẻ quan sát tranh con cua. - Đó là con gì? - Trẻ đọc từ “con cua”. - Con cua sống ở đâu? - Con cua có bộ phận nào? - Tám chân nhỏ của cua dùng để làm gì? - Hai càng lớn của cua dùng để làm gì ? => Cua sống ở dưới nước và 8 chân nhỏ của cua dùng để bò và 2 càng lớn của cua dùng để gấp, kẹp thức ăn đưa vào miệng, và còn là vũ khí tự vệ, tấn công kẻ thù.

* Quan sát con tôm:

- Các con đoán xem đây là con gì? - Con tôm sống ở đâu? - Con tôm có những bộ phận nào? - Trên đầu có gì? - Trên thân có gì? => Con tôm có những chân nhỏ dài ở gần đầu, đầu có râu và có mắt, lưng thì cong. - Ngoài những con vật cô cho lớp mình trò truyện các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa? * So sánh: Cá và cua. + Giống nhau: + Khác nhau:

=> Giáo dục trẻ về lợi ích, chất dinh dưỡng của động vật dưới nước đem lại và GD trẻ bảo vệ môi trường sống cho động vật sống dưới nước.

- Con cá chép ạ. - Trẻ đọc. - Dưới nước ạ. - Đầu, thân, đuôi. - Mắt, mang và có đuôi ạ - Vây, vảy cá. - Bằng mang ạ. - Vây và đuôi ạ. - Trẻ lắng nghe. - Con cua. - Trẻ đọc. - Dưới nước. - Mình, càng, chân. - Để bò. - Kẹp thức ăn. - Trẻ lắng nghe. - Con tôm. - Dưới nước ạ. - Đầu, mình, đuôi, chân. - Mắt, râu. - Chân ạ. - Trẻ lắng nghe. - Ngao, sò, ốc, hến, …. - Đều là con vật sống dưới nước.

- Con cá có vảy, vây, đuôi, con cua có mình, càng, chân.

* Trò chơi củng cố:
- TC1: Làm đàn cá bơi
- Cách chơi: Cô cho trẻ làm đàn cá bơi phối hợp với vận động hít vào thở ra, hai tay làm vây cá đưa thẳng từ phía trước vòng ra sau, hai chân bước nhẹ, miệng nói “cá bơi” giữa 2 lần nói cá bơi thì hít vào. Khi nói “Gà không bơi” thì đứng im 2 tay buông xuôi, khi nói cá bơi thì lại tiếp tụ . - Cho trẻ chơi .

+ TC2: Bé tinh mắt:

- Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội, trên bàn mỗi đội có 1 cái xắc xô. Màn hình xuất hiện rất nhiều con vật trong đó có cả con vật sống dưới nước và con vật sống trên cạn, nhiệm vụ của các con là hãy nhìn thật tinh xem con vật nào sống dưới nước thì rung xắc xô trả lời. - Luật chơi: Đội nào có tín hiệu trước thì được trả lời, trả lời đúng được nhiều hình ảnh sẽ thắng cuộc.

- Cho trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi

3. HĐ3: Kết thúc:
- Cô và trẻ cùng hát bài Cá vàng bơi và ra sân .

- Trẻ hát và ra sân.

II. Hoạt động vui chơi ngoài trời: - Hoạt động có chủ đích: Quan sát bể cá cảnh . - Trò chơi vận động: Bắt trước dáng đi các con vật. - Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết thêm nhiều loại cá khác.

- Kỹ năng: Trau rồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận.

- Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát. - Bể cá cảnh thật. - Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo. - Các trò chơi động, trò chơi tĩnh. - Câu hỏi đàm thoại.

3 . Tổ chức hoạt động:

1. HĐ1: gây hứng thú:

- Cô cho trẻ hát bài hát “Cá vàng bơi” và ra sân - Trước khi đi ra sân các con hãy xếp thành 2 hàng, khi ra sân các con nhớ phải đi theo hàng không xô đẩy.

2. HĐ2: Quan sát bể cá:

- Đây là gì các con?[Bể cá ạ] - Trong bể cá có nhiều loài cá không?[Có ạ] - Màu sắc các loại cá ntn? [Rất đẹp ạ] - Có những màu gì? [màu vàng, nâu, đỏ…] - Hỏi trẻ mỗi loại cá về: + Màu sắc. + Bộ phận. + Tác dụng. GD trẻ bảo vệ các loài động vật.

* Trò chơi:

+ Trò chơi vận động: Bắt trước dáng đi các con vật: - Cách chơi: Cô sẽ nói tên con vật, nhiệm vụ của các con là bắt trước dáng đi của các con vật đó. - Luật chơi: Bạn nào bắt trước chưa đúng sẽ phải nhảy lò cò. - Cô mời một trẻ nhắc lại cách chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi yêu cầu. - Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ. * Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành: - Cô nêu cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 4-5 lần.

* Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi. - Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ .

3. HĐ3: Kết thúc: Gần hết giờ chơi ,cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- Ôn trò chuyện về các con vật sống dưới nước. - Cho trẻ học vở chủ đề. - Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, kéo cưa lừa sẻ.. - Đọc ca dao đồng dao. - Chơi tự do các góc. - Trẻ chơi, cô bao quát lớp. - Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.

* Nhận xét cuối ngày:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………................………………………………………

Video liên quan

Chủ Đề