Trong văn bản Cô tô ngày thứ năm trên đảo của tác giả là ngày như thế nào

Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.

1: ⇔⇔ So sánh:  Cây trên núi đảo xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa [So sánh không ngang bằng, so sánh hơn kém]

    ⇔⇔ Tác dụng:     + Làm câu văn trở nên giàu hình ảnh, giàu cảm xúc;

                                   + Khiến câu văn sinh động, hấp dẫn và dễ hình dung hơn.

2: ⇔⇔ Ẩn dụ:    .... và cát lại vàng giòn hơn nữa. [Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác]

    ⇔⇔ Tác dụng:     + Câu văn trở lên hay hơn, gợi cảm hơn.

                                   + Người đọc dễ hình dung cảnh tượng Cô Tô tươi đẹp, trù phú, xanh mát và đầy sức sống hơn.

1. Miêu tả ngày thứ năm trên đảo Cô tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa

2. Phép tu từ : ẩn dụ chuyển đổi cảm giác [vàng giòn]

– Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Làm câu văn thêm sinh động hấp dẫn người  đọc người nghe

+Diễn tả cụ thể chân thực cái nắng chói chang oi ả sau trận bão

+ Thể hiện sự quan sát tinh tế, cái nhìn đầy màu sắc thông qua con mắt của tác giả ,qua đây thể tình yêu thiên nhiên của tác giả

3.

Chủ ngữ: cây trên núi đảo; nước biển; cát.

– Vị ngữ: lại thêm xanh mướt; lại lam biếc và đậm đà hơn hết cả mọi khi; lại vàng giòn hơn nữa.

4.

Sau cơn bão, Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp.

BÀI 2

1.

– Trích văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân

– PTBĐ : miêu tả

2. ND: Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô

3. BPTT : so sánh [Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn]

-Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Làm câu văn thêm sinh động hấp dẫn người  đọc người nghe

+ Giup người đọc hình dung được vẻ tròn trĩnh, phúc hậu vừa hình dung được màu sắc đỏ tươi, hồng hào vĩ đại của mặt trời

+ Thể hiện sự quan sát tinh tế, cái nhìn đầy màu sắc của tác giả qua đây thể tình yêu thiên nhiên của tác giả

4.

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Bằng biện pháp so sánh vô cùng đặc sắc, thú vị, tác giả đã tạo nên một cảnh bình minh thật huyền ảo, đẹp đến mê hồn.  ” Sau trận bão… hết mây, hết bụi” một bầu trời thật quang đãng, sáng sủa khi mặt trời lên, bầu trời đó sạch như một tấm kính, có thể nhìn thấy thông suốt, nhìn xuyên qua cả bầu trời. ” Mặt trời nhú dần lên… quả trứng thiên nhiên đầy đặn” ông mặt trời từ từ nhô lên cao, tròn trĩnh, đỏ tươi giống như lòng đỏ trứng, điểm thêm vẻ đẹp phúc hậu, rộng lượng, đầy sức sống cho mặt trời qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng thật khéo léo khi kết hợp cả biện pháp ẩn dụ, lấy hình ảnh quả trứng để nói đến mặt trời, lấy chiếc mâm bạc để diễn tả mặt biển. Hai thứ này giống như một mâm lễ phẩm dâng tặng những chài lưới trên biển, mong cho họ mãi bền chặt, giữ vững tinh thần lao động không ngừng nghỉ vốn có. ” Vài chiếc nhạn mùa thu… là là nhịp cánh…” hình ảnh đó mới thật bình yên làm sao, thật ung dung, thư thái, khiến cho ai một lần đến nơi này cũng không thể nào quên cái vị ngọt ngào, đằm thắm của đảo Cô Tô. Thật lộng lẫy, huy hoàng, thơ mộng biết bao

CÂY TRE VIỆT NAM

1. Trích văn bản CÂY TRE VIỆT NAM của t.g THÉP MỚI

2. Biện pháp nhân hóa  [âu yếm]

Tác dụng: +Diễn tả sự gần gũi, gắn bó của tre với con người.

                 + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Làm câu văn thêm sinh động hấp dẫn người  đọc người nghe

                  + Thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây tre VN

3. diễn tả sự gần gũi, gắn bó của tre với con người.

4. * Dưới bóng tre của ngàn xưa- Trạng ngữ

Thấp thoáng- Vị ngữ

Mái đình mái chùa cổ kính- Chủ ngữ

* Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời – Trạng ngữ

người dân cày Việt Nam – Chủ ngữ

dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.- Vị ngữ

BÀI 2

1. PTBĐ: TS

2. ND : Tre là người bạn của nhân dân VN trong lao động và chiến đấu

3. Phép tu từ :     Nhân hóa: tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước…                           Liệt kê: làng, nước, mái nhà tranh, đồng lúa chín…     [chọn 1 trong 2]

-TD:  Gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tạo tính nhạc cho đoạn văn.
Nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quí của tre. Qua cây tre, ngợi ca, tự hào về con người Việt Nam anh hùng trong lao động và chiến đấu.

a] Đoạn văn trên trích từ tác phẩm cô tô của tác giả Nguyễn Tuân 
b] Phương thức biểu đạt chính là miêu tả

c] Tác giả sử dụng từ ngữ điêu luyện, giàu sức gợi hình.

-Tác dụng: Khiến cho đoạn văn trở lên sinh động hơn, giàu sức gợi hình,gợi cảm ơn. Từ đó thể hiện lòng yêu Cô Tô của tác giả và thiên nhiên nơi đây.

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là miêu tả.

2. Nội dung chính của đoạn trích trên là miêu tả về cảnh ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô sau trận bão.

3. Tác giả đã miêu tả Cô Tô sau trận bão là: "sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy"; "Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt nước biển thêm lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa".

Chúc bạn học tốt ^^

Soạn bài Cô Tô. Trả lời câu 5 trang 113 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức. 

Câu hỏi: Chỉ ra một câu văn thể hiện sự yêu mến của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô đến theo mùa sóng ở đây

Trả lời: 

Câu văn thể hiện sự yêu mến của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô đến theo mùa sóng ở đây: Nhìn  rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức

Quảng cáo

Đoạn văn 1:

Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Đoạn văn 2:

"Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng của, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp"

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? tác giả?

2.Trình bày nội dung, ý nghĩa của văn bản trên? 3. Đoạn văn sử dụng yếu tố nghệ thuật nào? Tác dụng?

4. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn?

5. Tìm câu trần thuật đơn có từ "là" và không có từ "là" trong đoạn văn trên?

6. Câu " Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính" là câu miêu tả hay tồn tại? Vì sao?

Những câu hỏi liên quan

Bài 12.Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô […] ngắm toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây…

[Nguyễn Tuân,Cô Tô]

a] Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

b] Xác định các thành phần chính trong câu in đậm. Dấu phẩy trong câu có tác dụng gì?

c] Đọc đoạn văn em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của đảo Cô Tô? Từ đó, nêu cảm xúc về vùng đảo thân yêu của Tổ quốc.

Bài tập 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”

                                                                                          [Ngữ văn 6- tập 2]

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn văn trên. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy.

Câu 4: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của nó có trong đoạn văn trên.

“Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.”

Bài tập 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

          “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

                                                                                              [Ngữ văn 6- tập 2]

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Đoạn văn trên diễn tả điều gì? Hãy tìm một câu văn nêu bật được ý đó.

Câu 3: Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng.

Câu 4: Xác định các thành phần chính, phụ trong từng câu. Các câu đó có phải là câu trần thuật đơn không? Vì sao?

Giúp mk với, mk đang cần gấp

                                       Cô Tô [ Nguyễn Tuân]

          Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khoẻ anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. [ đoạn1]

Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh…

[ đoạn 2]

    Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hoà Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên. Anh quẩy mười lăm gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà, có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước bể thôi”…. [ đoạn 3]

1.  Văn bản trên thuộc thể loại du kí hay hồi kí? Dựa vào những đặc điểm nào của thế loại mà em xác định được.

2.  Nêu nội dung của mỗi đoạn văn.

3.  Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo.

Giải nghĩa từ mũi trong câu trên.Từ mũi trong câu này là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

4.  Đặt câu với từ “ mũi” nhưng không cùng nét nghĩa với từ “ mũi “ trong câu:

“ Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo.”

Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sửa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khoẻ anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. [Trích Cô Tô, Ngữ văn 6, Tập II]Trong đoạn trích trên, điểm quan sát của tác giả ở vị trí nào?

Video liên quan

Chủ Đề