Trực quan rất cần thiết góp phần hình thành các kiến thức toán học cho học sinh

PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG MÔN TOÁN LỚP 1

        Thực hiện kế hoạch năm học và hưởng ứng phong trào hội học hội giảng đợt 2 năm học 2018-2019, tổ 1 Trường Tiểu học Yên Sơn tổ chức thực hành dạy một số tiết học. Trong đó có tiết dạy Toán.: “ So sánh các số có hai chữ số”.

        Đối với học sinh lớp 1, môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của Toán học, giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày một cách thực tế. Sang học kì II các em học sinh lớp 1 mới được làm quen và hình thành các số có hai chữ số từ 11 dến 99. Khi  biết đọc ,đếm ,viết các số có hai chữ số  các em còn biết so sánh các số có hai chữ số. Bằng những đồ dùng trực quan đó là các thẻ que tính và que tính rời dưới sự hướng dẫn của cô giáo các em học sinh có cơ sở để hình thành số và so sánh số.

[ Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Sâm hướng dẫn học sinh trong giờ học Toán]    

   Mục tiêu của tiết học là biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số từ đó nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm số.Vì vậy giáo viên đã tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm lấy các thẻ que tính và que tính rời lập thành các số sau đó so sánh các số  có hàng chục bằng nhau và khác nhaub ở chữ số hàng đơn vị.

[ Học sinh lớp 1A sôi nổi thảo luận nhóm trong giờ học Toán]

    Khi học sinh đã được thực hành trong nhóm  biết so sánh số có hai chữ số mà hàng chục bằng nhau rồi , cá nhân học sinh tự lấy cho mình 63 que tính và 58 que tính để so sánh hai số có hàng chục khác nhau. Các em biết tự lập phép tính, điền dấu phép tính  đúng với số lượng que tính mình đã lấy, đọc phép tính của mình cho bạn nghe trong nhóm đôi.

[Học sinh thực hành cá nhân với đồ dùng trực quan, đọc cho nhau nghe phép tính trong nhóm đôi]

     Qua đồ dùng trực quan và tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm cho học sinh, kết thúc phần lý thuyết học sinh cùng cô giáo đã hình thành được cách so sánh các số có hai chữ số một các sôi nổi nhẹ nhàng không gò bó và gây hứng thú học tập cho học sinh.

[Mô hình, phép tính nội dung dạy so sánh số có hai chữ số]

  Như vậy có thể nói hình thành một kiến thức mới trong dạy Toán ở lớp 1 thì đồ dùng trực quan là rất cần thiết giúp các em dễ nhận biết, hứng thú học tập, bên cạnh đó giáo viên  phải biết tổ chức các hoạt động học sôi nổi. trong tiết học, học sinh phải được thực hành khám phá các kiến thức mới , từ đó các em vận dụng làm bài tập phần thực hành một cách dễ dàng.

                                                                              Người viết

                                                                            Nguyễn Thị  Hồng Sâm

                                                                        Tổ 1 Trường Tiểu học Yên Sơn

VAI TRÒ CỦA TRỰC QUAN TRONG

DẠY HỌC PHÂN MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1

Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm, giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội.

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh.

          Hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học và nhất là với đối tượng học sinh lớp 1. Trong tiết tự nhiên và xã hội đợt hội giảng vòng hai bài 23: Cây hoa do cô Trần Thị Như Quỳnh giảng dạy đã sử dụng đồ dùng trực quan rất gần gũi, phong phú và đạt hiệu quả cao.

                        Cô Trần Thị Như Quỳnh trong tiết dạy thao giảng vòng 2

   Một trong các mục tiêu chính của bài “cây hoa” tự nhiên và xã hội lớp 1 đóa là giúp học sinh quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa. Để đạt được mục tiêu này một cách hiệu quả nhất đối với đối tượng học sinh lớp 1 với tư duy trực quan thì việc quan sát các cây hoa trực tiếp là không thể thiếu.

Các bạn học sinh sôi nổi tìm hiểu yêu cầu của hoạt động

          Nhờ việc quan sát trực tiếp cùng bạn chia sẻ hoạt động nhóm sôi nổi, tích cực các bạn học sinh đã nhanh chóng đạt được mục tiêu phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa giúp cho tiết học tự nhiên và xã hội đạt hiệu quả cao.

Các nhóm thảo luận quan sát cây hoa

 Qua tiết học tôi thấy trực quan là một trong những phương pháp rất quan trong và cần thiết  đối với học sinh nhất là học sinh lớp 1 và đặc biệt là phân môn tự nhiên xã hội.

                                                                                     Yên Sơn,  Ngày 19 tháng 3 năm 2019                                                 

                                                                                      Người viết

                                                                                            Trần Thị Như Quỳnh

Phương pháp trực quan trong giáo dục mầm non là gì? Có những ưu điểm và hạn chế nào? Cùng tìm hiểu những lưu ý khi áp dụng phương pháp này vào dạy học mầm non.

1. Phương pháp trực quan trong dạy học là gì?

Phương pháp trực quan trong dạy học [hay còn gọi là trình bày trực quan] là phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện dạy học trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học như: Bản đồ, tranh ảnh, video, các thí nghiệm,... giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

2. Phương pháp trực quan trong dạy học mầm non là gì?

Bản chất của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non là sử dụng những phương tiện đồ chơi, tranh ảnh, hiện vật… kèm theo cử chỉ và lời nói để trẻ quan sát, nói theo, làm theo với mục đích rèn luyện các giác quan, khả năng ngôn ngữ của trẻ và giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. 


Dùng tranh ảnh để dạy học đem lại sự sinh động cho bài giảng.

Một số ví dụ phương pháp trực quan cho trẻ mầm non:

  • Việc trình chiếu các câu chuyện, hình ảnh, video nhằm đem lại sự sống động trong các bài giảng. Với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử: máy chiếu, máy tính,..., bài giảng trở nên sinh động, kích thích trí tò mò, khả năng quan sát của trẻ.
  • Phương pháp trực quan còn được thể hiện qua cách minh họa bằng đồ dùng có tính trực quan như: bản đồ, hình vẽ trên bảng...

3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

3.1. Ưu điểm của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

  • Giúp học sinh hiểu sâu các khái niệm: Trực quan là một trong những phương pháp tối ưu nhằm giúp học sinh hình thành nhận thức, gọi tên sự vật trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng trực quan là thứ giúp trẻ hiểu sâu bản chất kiến thức, là phương tiện để hình thành các khái niệm, giúp học sinh nắm rõ kiến thức hơn. Bên cạnh đó, phương pháp trực quan trong dạy học giúp trẻ dễ dàng nhận biết mọi vật xung quanh, kích thích sự phát triển não bộ ở trẻ.


Phương pháp trực quan giúp trẻ nhớ kiến thức lâu hơn.

  • Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và vận dụng linh hoạt: Đồ dùng trực quan có tính chất minh họa: bản đồ, tranh vẽ, hình vẽ trên bảng có vai trò lớn trong việc giúp trẻ nhớ kỹ, hiểu sâu hơn kiến thức được học. Nhờ phương pháp trực quan, hình ảnh được lưu giữ trong trí nhớ và dễ dàng áp dụng trong thực tế. Vì vậy, ngoài việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành các khái niệm, phương pháp trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của trẻ.

3.2. Hạn chế của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

Phương pháp trực quan trong dạy học mầm non còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Dễ gây mất tập trung: Nếu giáo viên không định hướng rõ ràng trong việc sử dụng hình ảnh, video sẽ dễ làm phân tán sự chú ý của trẻ vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non hiếu động. Điều này dẫn đến trẻ mất tập trung, không lĩnh hội được kiến thức bài giảng.

Nhiều chi tiết trong bài giảng có thể khiến trẻ dễ mất tập trung.

  • Đầu tư nhiều thời gian: Để soạn ra một bài giảng thu hút sự tập trung của trẻ giáo viên cần dành ra nhiều thời gian để liệt kê lại những sở thích của các em học sinh nhằm xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, giáo viên cần thời gian để lựa chọn những tài liệu minh họa thực sự phù hợp với bài giảng.

4. Lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

Để có những tiết học trực quan bổ ích, hiệu quả, tạo hứng thú cho trẻ mầm non, giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan sau:

Đầu tiên, lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hiếu động, luôn muốn tìm tòi, khám phá, vì vậy giáo viên cần chú ý trình bày logic, khoa học, chữ viết to, rõ ràng nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.

Bên cạnh đó, hình ảnh, tài liệu minh họa, tranh ảnh phải có tính thẩm mỹ, màu sắc bắt mắt, càng ít chi tiết càng tốt. Tránh lạm dụng hình ảnh gây phản tác dụng khiến trẻ mất hứng thú học tập, thậm chí là sợ học.

Cuối cùng, giáo viên cũng cần chú ý tới các đồ dùng trực quan dù là nhỏ nhất khi dùng với từng học sinh, hay trong việc tự học ở nhà. Các giáo viên nên trao đổi với phụ huynh để họ cùng thực hiện, tăng hiệu quả trong việc giáo dục trẻ.

Bài viết hy vọng đã đem lại những thông tin hữu ích về phương pháp trực quan trong dạy học mầm non tới giáo viên và phụ huynh. Tuy nhiên, tùy thuộc và điều kiện cũng như khả năng, nhu cầu của trẻ, giáo viên nên cân nhắc phương pháp dạy phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề