Trung Quốc có tất cả bao nhiêu thành phố?

Các tỉnh của Trung Quốc

Trung Quốc Gồm có 22 tỉnh:  Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Giang Tô, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, An Huy, Triết Giang, Phúc Kiến,  Thiểm Tây, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Đông, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Hải Nam.

Tỉnh An Huy Trung Quốc

An Huy là một tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2020, An Huy là tỉnh đông thứ tám về số dân, đứng thứ 11 về kinh tế Trung Quốc với 61,02 triệu dân, tương đương với Cộng hòa Nam Phi và 3.868 tỷ NDT [560 tỷ USD], tương đương với Na Uy. An Huy có chỉ số GDP đầu người đứng thứ 15, đạt 63.382 NDT [tương ứng 9.186 USD]. Tỉnh nằm ở Hoa Đông và trải dài trên các đồng bằng Trường Giang và Hoài Hà, An Huy giáp với Giang Tô ở phía đông, Chiết Giang ở phía đông nam, Giang Tây ở phía nam, Hồ Bắc ở phía tây nam, Hà Nam ở phía tây bắc, và giáp với Sơn Đông trên một đoạn nhỏ ở phía bắc. Tỉnh lị An Huy là Hợp Phì. Vào đầu thời Thanh, An Huy thuộc tỉnh Giang Nam, đến năm Khang Hi thứ 6 [1667], triều đình đã tách tỉnh Giang Nam thành tỉnh Giang Tô và An Huy. Tên gọi "An Huy" bắt nguồn từ tên của hai thành phố phía nam của tỉnh là An Khánh và Huy Châu [nay là Hoàng Sơn]. Giản xưng của An Huy là "皖" [Wǎn, âm Hán Việt là Hoản, Hoàn hay Hoán].

Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc

Phúc Kiến là một tỉnh nằm ở ven Biển Đông nam của đại lục Trung Quốc. Năm 2018, Phúc Kiến là tỉnh đông thứ mười lăm về số dân, đứng thứ mười về kinh tế Trung Quốc với 39,4 triệu dân, tương đương với Iraq và GDP đạt 3.580 tỉ NDT [541,1 tỉ USD] tương ứng với Bỉ hay Ba Lan. Phúc Kiến có chỉ số GDP đầu người đứng thứ sáu Trung Quốc, đạt 92.080 NDT [tương đương 13.731 USD]. Phúc Kiến giáp với Chiết Giang ở phía bắc, với Giang Tây ở phía tây, và với Quảng Đông ở phía nam. Đài Loan nằm ở phía đông của Phúc Kiến, qua eo biển Đài Loan. Tên gọi Phúc Kiến bắt nguồn từ việc kết hợp tên gọi của hai thành Phúc Châu và Kiến Châu [tên cũ của Kiến Âu] trên địa phận vào thời Nhà Đường. Tỉnh có đại đa số cư dân là người Hán và là một trong những tỉnh có văn hóa và ngôn ngữ đa dạng nhất tại Trung Quốc. Hầu hết tỉnh Phúc Kiến do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý. Tuy nhiên, các quần đảo Kim Môn và Mã Tổ nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc [Đài Loan].

Tỉnh Cam Túc Trung Quốc

Cam Túc  là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Cam Túc là tỉnh đông thứ hai mươi hai về số dân, đứng thứ hai mươi bảy về kinh tế Trung Quốc với 26,372 triệu dân, tương đương với Bờ Biển Ngà và GDP danh nghĩa đạt 824,6 tỉ NDT [124,6 tỉ USD] tương ứng với Ukraina. Cam Túc có chỉ số GDP đầu người đứng thứ ba mươi mốt trong khu vực Trung Quốc đại lục, xếp hạng ba mươi ba [hạng cuối] trong danh sách các đơn vị hành chính Trung Quốc, đạt 31.336 NDT [tương ứng 4.735 USD]. Cam Túc nằm giữa tỉnh Thanh Hải, Nội Mông và Cao nguyên Hoàng Thổ, giáp với tỉnh Govi-Altai của Mông Cổ về phía bắc. Hoàng Hà chảy qua phía nam tỉnh này. Dân số Cam Túc là 26.372.600 người [2018], đa số là người Hán, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác sinh sống như người Hồi và người Tạng. Tỉnh lỵ là Lan Châu nằm ở phía đông nam của tỉnh. Cam Túc có tên gọi tắt là Cam hay Lũng [陇/隴], cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía đông Cam Túc.

Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc

Quảng Đông là một tỉnh phía Nam Trung Quốc, nằm ven bờ Biển Đông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quảng Đông là tỉnh đông nhất về số dân, đứng đầu về kinh tế Trung Quốc với 113 triệu dân và 9,73 nghìn tỷ NDT [1,47 nghìn tỷ USD] năm 2018. Tỉnh lị của Quảng Đông là Quảng Châu, đại đô thị này cùng với trung tâm kinh tế Thâm Quyến nằm trong số các thành phố đông dân và quan trọng nhất tại Trung Quốc. Vùng châu thổ Châu Giang là khu vực siêu đô thị lớn nhất thế giới. Từ năm 1989, Quảng Đông đã đứng đầu về Tổng sản phẩm nội địa [GDP] so với các đơn vị cấp tỉnh khác, xếp sau đó lần lượt là Giang Tô và Sơn Đông. Theo thống kê sơ bộ hàng năm cấp tỉnh, GDP của Quảng Đông vào năm 2018 đạt 9,73 nghìn tỉ NDT, hay 1,47 nghìn tỉ USD, tương đương với quy mô của Tây Ban Nha. Theo số liệu năm 2018, tiêu chí GDP bình quân đầu người ở Quảng Đông là 87.763 NDT [13.257 USD], xếp hạng tám so với các tỉnh thành khác tại đại lục Trung Quốc.

Tỉnh Quý Châu Trung Quốc

Quý Châu là một tỉnh nằm ở tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Quý Châu là đơn vị hành chính đông thứ mười chín về số dân, đứng thứ hai mươi lăm về kinh tế Trung Quốc với 35,5 triệu dân, tương đương với Maroc và GDP danh nghĩa đạt 1.481 tỉ NDT [223,8 tỉ USD] tương ứng với Hy Lạp. Quý Châu có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai mươi chín, đạt 41.244 NDT [tương ứng 6.233 USD]. Tỉnh lị của Quý Châu là Quý Dương. So với các tỉnh khác của Trung Quốc, Quý Châu là tỉnh khá nghèo, nền kinh tế chưa phát triển, nhưng bù lại, Quý Châu giàu tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, và môi trường. Về mặt nhân khẩu học, Quý Châu có mức đa dạng cao với 37% là dân số là các sắc dân thiểu số như người Miêu và Dao.

Tỉnh Hải Nam Trung Quốc

Hải Nam là tỉnh cực nam của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Hải Nam là tỉnh đông thứ hai mươi tám về số dân, đứng thứ hai mươi tám về kinh tế Trung Quốc với 9,1 triệu dân, tương đương với Honduras và GDP danh nghĩa đạt 483,2 tỉ NDT [73 tỉ USD] tương ứng với Myanmar. Hải Nam có chỉ số GDP đầu người đứng thứ mười bảy, đạt 51.955 NDT [tương ứng 7.851 USD]. Tỉnh gồm nhiều đảo, trong đó đảo lớn nhất được gọi là đảo Hải Nam. Tỉnh lỵ là thành phố Hải Khẩu. Đảo Hải Nam là đảo lớn nhất dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc [đảo Đài Loan lớn hơn nhưng nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc]. Hải Nam có vị trí nằm ở Biển Đông, ngoài hải khơi và ngăn cách với bán đảo Lôi Châu của tỉnh Quảng Đông tại phía bắc bởi eo biển Quỳnh Châu. Về phía tây của đảo Hải Nam là vịnh Bắc Bộ. Ngũ Chỉ Sơn [1.876 m] là ngọn núi cao nhất đảo. Từ năm 1988, Hải Nam tách khỏi tỉnh Quảng Đông, trở thành tỉnh riêng, đồng thời là một đặc khu kinh tế của Trung Quốc.

Tỉnh Hà Bắc Trung Quốc

Tình Hà Bắc llà một tỉnh nằm ở phía bắc của Trung Quốc. Giản xưng của Hà Bắc là Ký, Hán tự: "冀", theo tên Ký châu thời Nhà Hán, châu này bao gồm khu vực nay là nam bộ Hà Bắc. Tên gọi Hà Bắc ám chỉ đến việc tỉnh nằm ở phía bắc của Hoàng Hà. Năm 2018, Hà Bắc là tỉnh đứng thứ sáu về số dân, đứng thứ chín về kinh tế Trung Quốc với 75 triệu dân, tương đương với Thổ Nhĩ Kỳ và GDP đạt 3.601 tỉ NDT [544,2 tỉ USD] tương ứng với Ba Lan. Năm 1928, chính phủ Trung Quốc đã đổi tên tỉnh Trực Lệ thành Hà Bắc. Bắc Kinh và Thiên Tân sau được tách khỏi Hà Bắc. Hà Bắc giáp với Liêu Ninh ở phía đông bắc, Nội Mông ở phía bắc, Sơn Tây ở phía tây, Hà Nam ở phía nam, và Sơn Đông ở phía đông nam. Bột Hải nằm ở phía đông của tỉnh. Một phần nhỏ của Hà Bắc [gồm thành phố cấp huyện Tam Hà và các huyện Đại Xưởng, Hương Hà của địa cấp thị Lang Phường] bị tách rời với phần còn lại của tỉnh, xen giữa là địa phận của Bắc Kinh và Thiên Tân.

Tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc

Hắc Long Giang là một tỉnh phía đông bắc của Trung Quốc. Năm 2018, Hắc Long Giang là tỉnh đông thứ mười bảy về số dân, đứng thứ hai mươi ba về kinh tế Trung Quốc với 37,9 triệu dân, tương đương với Canada và GDP danh nghĩa đạt 1.636 tỉ NDT [247,3 tỉ USD] tương ứng với Ai Cập. Hắc Long Giang có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai mươi bảy, đạt 43.274 NDT [tương ứng 6.539 USD].  Hắc Long Giang có nghĩa là "sông rồng đen", đây là tên tiếng Hán của sông Amur. Phiên âm tên tiếng Mãn của con sông là Sahaliyan ula [nghĩa là "sông đen"], và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của đảo Sakhalin. Giản xưng của tỉnh Hắc Long Giang là "Hắc" [黑, Hēi]. Tỉnh Hắc Long Giang giáp với tỉnh Cát Lâm ở phía nam và giáp với khu tự trị Nội Mông ở phía tây; tỉnh giáp với Nga ở phía bắc và phía đông. Ở phía bắc tỉnh Hắc Long Giang, sông Amur tạo thành biên giới giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nga. Tỉnh Hắc Long Giang sở hữu điểm cực bắc [tại huyện Mạc Hà dọc theo Amur] và điểm cực đông [nơi hợp lưu giữa sông Amur và sông Ussuri] của Trung Quốc. Tỉnh lị của Hắc Long Giang là Harbin [Cáp Nhĩ Tân].

Tỉnh Hà Nam Trung Quốc

Hà Nam là một tỉnh ở miền trung của Trung Quốc. Tên gọi tắt là Dự [豫], đặt tên theo Dự châu, một châu thời Hán. Tên gọi Hà Nam có nghĩa là phía nam Hoàng Hà. Năm 2018, Hà Nam là tỉnh đông thứ ba về số dân, đứng thứ năm về kinh tế Trung Quốc với 95,6 triệu dân, tương đương với Việt Nam và GDP đạt 4.810 tỉ NDT [715,9 tỉ USD] tương ứng với Ả Rập Xê Út. Hà Nam giáp Hà Bắc về phía bắc, Sơn Đông về phía đông bắc, An Huy về phía tây nam, Hồ Bắc về phía nam, Thiểm Tây về phía tây và Sơn Tây về phía tây bắc. Hà Nam và tỉnh láng giềng Hà Bắc có tên gọi chung là Lưỡng Hà [两河]. Hà Nam thường được gọi là Trung Nguyên [中原] hoặc Trung Châu [中州], nghĩa là "đồng/ vùng đất ở giữa"; rộng hơn, tên gọi này cũng được dùng để chỉ bình nguyên Hoa Bắc. Hà Nam được xem là vùng đất phát nguyên trung tâm của nền văn minh Trung Hoa.

Tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc

Hồ Bắc là một tỉnh ở miền trung của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Giản xưng chính thức của tỉnh Hồ Bắc là "Ngạc" [鄂], lấy theo tên một nước chư hầu thời xưa, sau trở thành đất thuộc nước Sở và Nhà Tần, nay nằm ở phía đông của tỉnh. Tên Hồ Bắc ám chỉ về vị trí của tỉnh này nằm ở phía bắc của hồ Động Đình. Giản xưng không chính thức của Hồ Bắc là Sở [楚], gọi theo nước Sở hùng mạnh ở đây vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Năm 2018, Hồ Bắc là tỉnh đông thứ chín về số dân, đứng thứ bảy về kinh tế Trung Quốc với 59 triệu dân, tương đương với Ý và GDP đạt 3.937 tỉ NDT [594,9 tỉ USD] tương ứng với Ba Lan. Hồ Bắc giáp với Hà Nam về phía bắc, An Huy về phía đông, Giang Tây về phía đông nam, Hồ Nam về phía nam, Trùng Khánh về phía tây, và Thiểm Tây về phía tây bắc. Tỉnh này có đập Tam Hiệp vào hàng lớn nhất thế giới tại Nghi Xương ở phía tây.

Tỉnh Hồ Nam Trung Quốc

Hồ Nam là một tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nằm ở khu vực trung-nam của quốc gia. Năm 2018, Hồ Nam là tỉnh đứng thứ bảy về số dân, đứng thứ tám về kinh tế Trung Quốc với 68,6 triệu dân, tương đương với Pháp và GDP đạt 3.642 tỉ NDT [505,5 tỉ USD], gần bằng với Bỉ. Hồ Nam là trọng điểm của ngành Du Lịch Trung Quốc nằm ở phía nam của trung du Trường Giang và phía nam của hồ Động Đình [vì thế mới có tên gọi là Hồ Nam]. Hồ Nam có giản xưng là "Tương" [湘], theo tên sông Tương chảy trên địa bàn. Hồ Nam giáp với Hồ Bắc ở phía bắc, với Giang Tây ở phía đông, với Quảng Đông ở phía nam, với Quảng Tây ở phía tây nam, với Quý Châu ở phía tây, và với Trùng Khánh ở phía tây bắc. Tỉnh lị của Hồ Nam là Trường Sa. Ngôn ngữ bản địa của phần lớn cư dân Hồ Nam là tiếng Tương.

Tỉnh Giang Tô Trung Quốc

Giang Tô là một tỉnh ven biển ở phía đông Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Giản xưng của Giang Tô là "Tô" [苏, sū], tức chữ thứ hai trong tên tỉnh. Năm 2018, Giang Tô là tỉnh đông thứ năm về số dân, đứng thứ hai về kinh tế Trung Quốc với 80,4 triệu dân, tương đương với Thổ Nhĩ Kỳ và GDP đạt 9,29 nghìn tỉ NDT [1,40 nghìn tỉ USD] tương đương với Úc. Giang Tô có mật độ dân số cao nhất trong số các tỉnh của Trung Quốc, và xếp thứ 4 trong số các đơn vị cấp tỉnh, chỉ sau Thượng Hải, Bắc Kinh và Thiên Tân. Vào đầu thời Nhà Thanh, Giang Tô thuộc tỉnh Giang Nam, đến năm Khang Hi thứ 6 [1667], triều đình đã tách tỉnh Giang Nam thành Giang Tô và An Huy. Giang Tô giáp với Sơn Đông ở phía bắc, giáp với An Huy ở phía tây, giáp với Chiết Giang và Thượng Hải ở phía nam. Giang Tô có đường bờ biển dài 1.000 kilômét [620 mi] dọc theo Hoàng Hải và một phần biển Hoa Đông, Trường Giang chảy qua và đổ ra biển ở nam bộ Giang Tô. Từ sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, Giang Tô là một điểm nóng về phát triển kinh tế và hiện có GDP bình quân đầu người cao nhất trong số các tỉnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, có sự chênh lệch phát triển giữa vùng phía nam giàu có và vùng phía bắc còn mang tính nông thôn cao.

Tỉnh Giang Tây Trung Quốc

Giang Tây là một tỉnh nằm ở đông nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Giang Tây là tỉnh đông thứ mười ba về số dân, đứng thứ mười sáu về kinh tế Trung Quốc với 46,4 triệu dân, tương đương với Tây Ban Nha và GDP đạt 2.198 tỉ NDT [332,2 tỉ USD] tương ứng với Colombia hay Philippines. Giang Tây trải dài từ bờ Trường Giang ở phía bắc đến các khu vực cao hơn ở phía nam và phía đông, tỉnh có ranh giới giáp với An Huy ở phía bắc, Chiết Giang ở phía đông bắc, Phúc Kiến ở phía đông, Quảng Đông ở phía nam, Hồ Nam ở phía tây, và Hồ Bắc ở phía tây bắc. Tên gọi "Giang Tây" bắt nguồn từ tên một đạo dưới thời Nhà Đường được lập vào năm 733, Giang Nam Tây đạo [江南西道, đạo phía tây Giang Nam]. Giản xưng của Giang Tây là Cám [赣], theo tên sông Cám chảy từ phía nam lên phía bắc tỉnh rồi đổ vào Trường Giang. Giang Tây cũng được gọi là "Cám Bà đại địa" [贛鄱大地] nghĩa là "vùng đất lớn của sông Cám và hồ Bà Dương".

Tỉnh Cát Lâm Trung Quốc

Cát Lâm là một tỉnh ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Cát Lâm là tỉnh đông thứ hai mươi mốt về số dân, đứng thứ hai mươi tư về kinh tế Trung Quốc với 27 triệu dân, tương đương với Mozambique và GDP danh nghĩa đạt 1.507 tỉ NDT [227,8 tỉ USD] tương ứng với Peru. Cát Lâm có chỉ số GDP đầu người đứng thứ mười bốn, đạt 55.611 NDT [tương ứng 8.404 USD]. Tỉnh Cát Lâm có biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Liên bang Nga ở phía đông; có ranh giới giáp với tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc, với tỉnh Liêu Ninh ở phía nam, và với khu tự trị Nội Mông Cổ ở phía tây.

Tỉnh Liêu Ninh

Liêu Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Liêu Ninh là tỉnh đông thứ mười bốn về số dân, đứng thứ mười bốn về kinh tế Trung Quốc với 43,7 triệu dân, tương đương với Algérie và GDP đạt 2.532 tỉ NDT [382,6 tỉ USD] tương ứng với Cộng hòa Nam Phi. Năm 2015, GDP Liêu Ninh đạt 2.867 tỉ NDT [460,3 tỉ USD]. Tỉnh Liêu Ninh là một bộ phận của vành đai kinh tế Bột Hải tại Trung Quốc. Thủ phủ tỉnh Liêu Ninh đặt tại Thẩm Dương. Liêu Ninh giáp với tỉnh Cát Lâm ở phía đông bắc, giáp với khu tự trị Nội Mông Cổ ở phía tây bắc, giáp với tỉnh Hà Bắc ở phía tây nam, giáp với Triều Tiên qua Áp Lục Giang ở phía đông nam, phía nam là Bột Hải và Hoàng Hải. Liêu Ninh là yếu đạo giữa vùng Đông Bắc Trung Quốc và Trung Quốc bản thổ, cũng là nơi thông ra biển của vùng Đông Bắc Trung Quốc và khu vực đông bộ của Nội Mông Cổ.

Tỉnh Thanh Hải Trung Quốc

Thanh Hải là một tỉnh thuộc Tây Bắc Trung Quốc. Năm 2018, Thanh Hải là tỉnh đứng thứ ba mươi mốt về số dân, đứng thứ ba mươi về kinh tế Trung Quốc với 5,9 triệu dân, tương đương với Turkmenistan và GDP danh nghĩa đạt 188,5 tỉ NDT [29,9 tỉ USD] tương ứng với Estonia. Thanh Hải có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai mươi ba đạt 47.690 NDT [tương ứng 7,207 USD]. Thanh Hải là một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích lớn nhất tại Trung Quốc, tỉnh xếp thứ 4 về diện tích song lại là đơn vị hành chính cấp tỉnh ít dân thứ ba. Thanh Hải nằm chủ yếu trên cao nguyên Thanh-Tạng và là nơi sinh sống của một lượng lớn người Tạng. Người Hán chiếm đa số và sinh sống chủ yếu tại khu vực thủ phủ Tây Ninh ở phía đông bắc của tỉnh. Thanh Hải giáp với Cam Túc ở phía đông bắc, giáp với Tân Cương ở phía tây bắc, giáp với Tứ Xuyên ở phía đông nam, và giáp với khu tự trị Tây Tạng ở phía tây nam. Thanh Hải gần tương ứng với Amdo, một trong ba phân vùng truyền thống của văn hóa Tây Tạng.

Tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc

Thiểm Tây là một tỉnh của Trung Quốc. Năm 2018, Thiểm Tây là tỉnh đông thứ mười sáu về số dân, đứng thứ mười lăm về kinh tế Trung Quốc với 38 triệu dân, tương đương với Ba Lan và GDP danh nghĩa đạt 2.444 tỉ NDT [369,3 tỉ USD] tương ứng với Israel. Về mặt chính thức, Thiểm Tây được phân thuộc vùng Tây Bắc. Thiểm Tây bao gồm nhiều phần của cao nguyên Hoàng Thổ ở trung du Hoàng Hà, dãy Tần Lĩnh chạy ngang qua phần phía nam của tỉnh này. Giản xưng của Thiểm Tây là Thiểm hoặc Tần, tỉnh cũng được gọi là Tam Tần. Tỉnh lị của Thiểm Tây là Tây An.

Tỉnh Sơn Đông Trung Quốc

Sơn Đông là một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Năm 2018, Sơn Đông là tỉnh đông thứ hai về số dân, đứng thứ ba về kinh tế Trung Quốc với 100,4 triệu dân và 7,65 nghìn tỷ NDT [1,165 nghìn tỷ USD]. Tên gọi "Sơn Đông" xuất phát từ vị trí của tỉnh này ở phía đông Thái Hành Sơn,giản xưng của tỉnh Sơn Đông là "Lỗ", theo tên nước Lỗ thời cổ. Trước thời nhà Kim, Sơn Đông về mặt khái niệm địa lý là khu vực lưu vực Hoàng Hà rộng lớn ở phía đông Hào Sơn, Hoa Sơn hoặc Thái Hành Sơn. Thời cổ, trên địa bàn tỉnh Sơn Đông ngày nay có nước Tề và nước Lỗ. Sơn Đông nằm ở duyên hải phía đông Trung Quốc, thuộc hạ du Hoàng Hà, là địa phương cực bắc của vùng Hoa Đông. Tỉnh lị của Sơn Đông là Tế Nam. Ở một nửa phía tây, Sơn Đông giáp với các tỉnh khác tại Trung Quốc, từ bắc xuống nam lần lượt là: Hà Bắc, Hà Nam, An Huy và Giang Tô. Ở trung bộ, địa hình Sơn Đông cao đột ngột với đỉnh Thái Sơn là điểm cao nhất trên địa bàn. Bán đảo Sơn Đông giáp với Hoàng Hải, cách bán đảo Liêu Đông qua eo biển Bột Hải, bảo vệ Bắc Kinh-Thiên Tân và Bột Hải, đối diện với bán đảo Triều Tiên qua Hoàng Hải, đông nam bán đảo là vùng biển Hoàng Hải rộng lớn.

Tỉnh Sơn Đông có lịch sử lâu dài và văn hóa phong phú. Các nhà sáng lập tư tưởng Nho giáo như Khổng Tử và Mạnh Tử, nhà sáng lập tư tưởng Mặc gia là Mặc Tử, các nhà quân sự nổi tiếng như Tôn Tử, Tôn Tẫn, Ngô Khởi đều được sinh ra ở Sơn Đông. Với dân số trên 90 triệu người, Sơn Đông là tỉnh có dân số đông thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Quảng Đông. Sơn Đông là một tỉnh lớn công-nông nghiệp, đóng góp một phần chính giá trị của nền kinh tế Trung Quốc, tổng GDP của Sơn Đông đứng thứ ba tại Trung Quốc.

Tỉnh Sơn Tây Trung Quốc

Sơn Tây là một tỉnh ở phía bắc của Trung Quốc. Năm 2018, Sơn Tây là tỉnh đứng thứ mười tám về số dân, đứng thứ hai mươi hai về kinh tế Trung Quốc với 37 triệu dân, tương đương với Canada và GDP đạt 1.682 tỉ NDT [254,2 tỉ USD] tương ứng với Việt Nam. Giản xưng của Sơn Tây là "Tấn" [晋], theo tên của nước Tấn tồn tại trong thời kỳ Tây Chu và Xuân Thu. Tên gọi Sơn Tây có nghĩa là "phía tây núi", ý đề cập đến vị trí của tỉnh ở phía tây của Thái Hành Sơn. Sơn Tây giáp Hà Bắc về phía đông, Hà Nam về phía nam, Thiểm Tây về phía tây và Nội Mông về phía bắc. Tỉnh lỵ của Sơn Tây là thành phố Thái Nguyên.

Tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc

Tứ Xuyên là một tỉnh nằm ở tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh lị của Tứ Xuyên là Thành Đô, một trung tâm kinh tế trọng yếu của miền Tây Trung Quốc. Giản xưng của Tứ Xuyên là Thục [蜀], do thời Tiên Tần, trên đất Tứ Xuyên có hai nước chư hầu là Thục và Ba, nên Tứ Xuyên còn có biệt danh là Ba Thục [巴蜀]. Năm 2018, Tứ Xuyên là tỉnh đông thứ tư về số dân, đứng thứ sáu về kinh tế Trung Quốc với 83 triệu dân, tương đương với Đức và GDP đạt 4.068 tỉ NDT [615,4 tỉ USD] tương ứng với Đài Loan. Tỉnh Tứ Xuyên có một lịch sử lâu dài, cảnh quan đẹp, sản vật phong phú, từ xưa đã được gọi là Thiên phủ chi quốc [天府之国; quốc gia của trời đất thiên phủ]. Phía tây Tứ Xuyên là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số như người Tạng, người Di và người Khương.

Tỉnh Vân Nam Trung Quốc

Vân Nam là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang [Việt Nam]. Năm 2018, Vân Nam là tỉnh đông thứ mười hai về số dân, đứng thứ ba mươi về kinh tế Trung Quốc với 48 triệu dân, tương đương với Hàn Quốc và GDP danh nghĩa đạt 1.788 tỉ NDT [270,2 tỉ USD] tương ứng với Phần Lan. Vân Nam có chỉ số GDP đầu người xếp thứ ba mươi Trung Quốc, đạt 37.160 NDT [tương ứng với 5.612 USD].Vân Nam có diện tích 394.100 km². Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam.

Tỉnh Triết Giang Trung Quốc

Chiết Giang là một tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc. Tên gọi Chiết Giang lấy theo tên cũ của con sông Tiền Đường chảy qua Hàng Châu - tỉnh lị Chiết Giang. Tên gọi tắt của tỉnh này là Chiết. Năm 2018, Chiết Giang là tỉnh đông thứ mười về số dân, đứng thứ tư về kinh tế Trung Quốc với 57,3 triệu dân, tương đương với Cộng hòa Nam Phi và GDP là 5,62 nghìn tỷ NDT [849 tỷ USD], tương đương với Hà Lan, quốc gia đang xếp hạng 17 thế giới. Chiết Giang giáp giới với tỉnh Giang Tô và thành phố Thượng Hải về phía bắc, An Huy và Giang Tây về phía tây và Phúc Kiến về phía nam, phía đông giáp biển Hoa Đông. Trong tiếng Việt, Chiết Giang hay bị viết nhầm thành Triết Giang.

Danh sách các thành phố lớn nhất của Trung Quốc

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có nhiều thành phố lớn, trong đó có 3 thành phố nằm trong top 55 thành phố cấp toàn cầu. Dưới đây là danh sách tốp 20 thành phố lớn nhất tại Trung Quốc:

Thành Phố Thượng Hải Trung Quốc

Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới. Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Diện tích: 6.340,5 km². Năm 2018, Thượng Hải là đơn vị hành chính đông thứ 25 về số dân với 27 triệu dân,tương đương với Cameroon và đứng thứ 11 về kinh tế Trung Quốc với GDP đạt 3.82 tỉ NDT [550 tỉ USD] tương ứng với Thái Lan. Thượng Hải có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Bắc Kinh, đạt 137.000 NDT [tương đương 20.130 USD]. Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.

Thành Phố Bắc Kinh Trung Quốc

Bắc Kinh là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành phố nằm ở miền Hoa Bắc, và là một trong số bốn trực hạt thị của Trung Hoa, với 14 quận nội thị và cận nội thị cùng hai huyện nông thôn; là trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục của Trung Quốc. Bao quanh hầu hết Bắc Kinh là tỉnh Hà Bắc, thành phố Thiên Tân giáp với Bắc Kinh ở phía Đông Nam.

Thành phố Hồng Kông Trung Quốc 

Hồng Kông tên chính thức là Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa,[d] là một vùng đô thị đặc biệt, cũng như một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [cùng với Ma Cao]. Đây đồng thời là địa phương tự trị duy nhất của Trung Quốc. Hồng Kông tọa lạc tại cửa sông Châu Giang, phía đông eo biển Linh Đinh Dương, phía bắc giáp sông Thâm Quyến và thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông thuộc vùng Hoa Nam Trung Quốc. Với hơn 7,5 triệu người [ước tính 2019] thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trong một khu vực diện tích nhỏ, Hồng Kông là một trong những đô thị có mật độ dân số đông và cao nhất trên thế giới.

Thành Phố Thiên Tân Trung Quốc

Thiên Tân là một trực hạt thị, đồng thời là thành thị trung tâm quốc gia và thành thị mở cửa ven biển lớn nhất ở phía bắc của Trung Quốc. Năm 2018, Thiên Tân là đơn vị hành chính [gồm 04 thành phố trực thuộc trung ương, 22 tỉnh, 05 khu tự tri dân tộc và 02 đặc khu hành chính] đông thứ hai mươi bảy về số dân, đứng thứ mười chín về dân số Trung Quốc với 15,5 triệu dân, tương đương với Somalia và GDP đạt 1.881 tỉ NDT [284,2 tỉ USD] tương ứng với Bangladesh. Thiên Tân có chỉ số GDP đầu người đứng thứ ba Trung Quốc, chỉ sau Bắc Kinh và Thượng Hải, đạt 120.711 NDT [tương đương 18.241 USD].

Thành Phố Vũ Hán Trung Quốc

Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là thành phố lớn nhất ở Hồ Bắc và là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc, với dân số hơn 11 triệu người, thành phố đông dân thứ 9 của Trung Quốc và là một trong chín thành phố trung tâm quốc gia của Trung Quốc.

Thành Phố Thẩm Dương Trung Quốc

Thẩm Dương là tên một thành phố ở Đông Bắc Trung Quốc. Đây là tỉnh lỵ của tỉnh Liêu Ninh, nằm ở phía trung-bắc của tỉnh. Thẩm Dương là thành phố đông dân nhất của Liêu Ninh cũng như là thành phố lớn nhất ở Đông Bắc Trung Quốc theo dân số đô thị, với dân số đô thị là 6,3 triệu người [tổng điều tra dân số năm 2010], trong khi tổng dân số đô thị lên tới 8,1 triệu. Thẩm Dương cũng là thành phố trung tâm của một trong những siêu đô thị lớn ở Trung Quốc, Khu vực đô thị lớn Thẩm Dương, với tổng dân số hơn 23 triệu người. Khu vực hành chính của thành phố bao gồm mười quận đô thị của Thẩm Dương, thành phố Tân Dân cấp huyện và hai huyện Khang Bình và Pháp Khố. Cái tên Thẩm Dương nghĩa là phía bắc [phía dương] của sông Thẩm [tên khác của sông Hồn]. Thành phố này còn được biết đến dưới tên gọi Thịnh Kinh [盛京] hay Phụng Thiên [奉天].

Thành Phố Quảng Châu Trung Quốc

Quảng Châu là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc. Nằm trên sông Châu Giang, thành phố cách Hồng Kông 120 km [75 dặm] về phía Tây Bắc và cách Ma Cao 145 km [90 dặm] về phía Bắc. Quảng Châu có lịch sử hơn 2.200 năm và là một điểm cuối chính của con đường tơ lụa hàng hải và tiếp tục là cảng và trung tâm vận tải chính ngày nay, đây là một trong ba thành phố lớn nhất của Trung Quốc.

Thành Phố Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc

Cáp Nhĩ Tân là một địa cấp thị và thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Cáp Nhĩ Tân là thành phố đông dân thứ 8 của Trung Quốc theo điều tra dân số năm 2010, khu vực phát triển nhất thành phố bao gồm bảy trong chín quận đô thị [trừ Shuangcheng và Acheng chưa đô thị hóa] có 5.282.093 cư dân, trong khi tổng dân số thành phố cấp tỉnh lên tới 10.635.971. Cáp Nhĩ Tân là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa và truyền thông quan trọng ở Đông Bắc Trung Quốc, cũng như một cơ sở công nghiệp quan trọng của quốc gia.

Thành Phố Tây An Trung Quốc

Tây An là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường An. Tây An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất khu vực Tây Bắc và là một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Thành Phố Trùng Khánh Trung Quốc

Trùng Khánh là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Trùng Khánh là đơn vị hành chính cấp trung ương đông thứ hai mươi về dân số với 30,7 triệu dân tương đương với Ghana, đứng thứ mười bảy về kinh tế với GDP danh nghĩa đạt 2.036 tỉ NDT [307,7 tỉ USD] tương đương với Pakistan. Trùng Khánh có chỉ số GDP đầu người xếp thứ mười Trung Quốc, đạt 66.210 NDT [tương ứng với 10.007 USD].

Thành Phố Thành Đô Trung Quốc

Thành Đô là một thành phố tại tây nam Trung Quốc, tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên, là thành phố thuộc tỉnh, đông dân thứ năm Trung Quốc [2005]. Thành Đô là một trong những trung tâm giao thông vận tải và giao thương quan trọng của Trung Quốc. Hơn 4000 năm trước, nền văn hóa Kim Sa [金沙 Jinsha] thời kỳ đồ đồng được thiết lập tại khu vực này. Đồng bằng màu mỡ Thành Đô được gọi là "Thiên Phủ Chi Quốc", có nghĩa là "đất nước thiên đường".

Thành Phố Trường Xuân Trung Quốc

Trường Xuân là thủ phủ và là thành phố lớn nhất ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Nằm ở trung tâm bình nguyên Đông Bắc, Trường Xuân được quản lý như một thành phố trực thuộc tỉnh, bao gồm 7 quận, 1 huyện và 2 thành phố cấp huyện. Theo điều tra dân số năm 2010 của Trung Quốc, Trường Xuân có tổng dân số 7,674,439 thuộc thẩm quyền của mình. Khu vực tàu điện ngầm của thành phố, bao gồm 5 quận và 4 khu vực phát triển, có dân số 3,815,270 trong năm 2010, do các quận Shuangyang và Jiutai chưa được đô thị hóa. Đây là một trong những thành phố lớn nhất ở Đông Bắc Trung Quốc, cùng với Thẩm Dương, Đại Liên và Cáp Nhĩ Tân.

Thành Phố Thái Nguyên Trung Quốc

Thái Nguyên là tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Thái Nguyên được mệnh danh là "cửu triều cổ đô", Thái Nguyên là một trong những thành thị có số hạng mục di sản văn hoá nhiều nhất. Ngoài ra, Thái Nguyên còn là "thành thị lữ du ưu tú Trung Quốc", "thành thị viên lâm quốc gia", "danh thành văn hoá lịch sử". Thái Nguyên nằm ở bắc bộ bồn địa Tấn Trung, dựa lưng vào Nhị Long Sơn, sông Phần chảy qua thành phố từ phía bắc. Thái Nguyên được xác định là một cơ sở của ngành vật liệu mới và chế tạo tiên tiến tại Trung Quốc.

Thành Phố Nam Kinh Trung Quốc

Nam Kinh  là một thành phố thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. Nam Kinh là một thành phố lớn trong lịch sử và văn hóa Trung Hoa. Nam Kinh đã từng là thủ đô Trung Hoa trong nhiều triều đại, được xem như một trong bốn cố đô lớn của Trung Hoa. Nam Kinh là một trong 15 thành phố cấp phó, loại thành phố này được hưởng nhiều quyền tự chủ về kinh kế và hoạch định chính sách gần như là cấp tỉnh. Đây đã từng là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc. Diện tích: 6598 km², dân số: 6,4 triệu người. Năm 2004 GDP của Nam Kinh là 191 tỷ Nhân dân tệ [NDT] [thứ ba ở tỉnh Giang Tô], GDP đầu người là 33.050 NDT, tăng 15% so với năm 2003. Thu nhập bình quân đầu người dân nội đô là 11.601 NDT, ngoại ô: 5.333 NDT. Tỷ lệ thất nghiệp nội đô: 4,03%, thấp hơn mức chung của cả Trung Quốc là 4,2%.

Thành Phố Tế Nam Trung Quốc

Tế Nam là thành phố cấp phó tỉnh và tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Thành phố nằm về phía tây của Sơn Đông, giáp với Liêu Thành về phía tây nam, Đức Châu về phía tây bắc, Tân Châu về phía đông bắc, Truy Bác về phía đông, và Thái An về phía nam. Tên gọi "Tể Nam" ý là phía nam sông Tể Thủy.

Thành Phố Đại Liên Trung Quốc

Đại Liên là thành phố địa cấp thị hay thành phố thuộc tỉnh của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Đại Liên cũng là hải cảng không bị đóng băng ở cực bắc Trung Quốc.

Thành Phố Thanh Đảo Trung Quốc

Thanh Đảo là thành phố nằm ở phía đông tỉnh Sơn Đông, trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc. Diện tích thành phố vào khoảng 10.654 km², dân số xấp xỉ 7,5 triệu người. Từ thời Tuỳ Đường trở đi, Thanh Đảo đã trở thành một hải cảng quan trọng của Trung Quốc. Năm 1891 triều đình nhà Thanh đổi tên Thanh Đảo là Giao Áo.

Thành Phố Lan Châu Trung Quốc

Lan Châu là tỉnh lỵ tỉnh Cam Túc của Trung Quốc. Diện tích: 13.100 km², Độ cao: 1.600 m so với mặt nước biển. Hơn 20 km hành lang đô thị dọc theo bờ nam Hoàng Hà.

Thành Phố Phủ Thuận Trung Quốc

Phủ Thuận là một thành phố trực thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Thành phố này cách Thẩm Dương khoảng 45 km. Thành phố Phủ Thuận có dân số 1,3 triệu người, diện tích 10.816 km², trong đó có 675 km² là nội thành. Hố nhân tạo lớn nhất thế giới gọi là hố Tây nằm gần trung tâm thành phố. Phủ Thuận là một thành phố công nghiệp hóa cao. Các mỏ than ở đây được khai thác từ thế kỷ 12. Đây cũng là nơi có các mỏ dầu đang được khai thác và chế biến ở các nhà máy lọc dầu tại đây. Phủ Thuận còn có ngành sản xuất nhôm, chế tạo máy. Phủ Thuận được kết nối với Thẩm Dương và Đại Liên bằng đường sắt.

Thành Phố Trịnh Châu Trung Quốc

Trịnh Châu trước đây gọi là Dự Châu hay Trung Châu, là một địa cấp thị và là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Địa cấp thị này tọa lạc ngay phía bắc của miền trung tỉnh Hà Nam và phía nam sông Hoàng Hà. Thành phố này giáp giới với Lạc Dương về phía tây, Tiêu Tác về phía tây bắc, Tân Hương về phía đông bắc, Khai Phong về phía đông, Hứa Xương về phía đông nam và Bình Đỉnh Sơn về phía tây nam.

Trung Quốc có thành phố gì?

Những thành phố lớn nhất.
Thượng Hải. 9.031.200. Thượng Hải [trực thuộc trung ương] ... .
Bắc Kinh. 7.129.500. Bắc Kinh [trực thuộc trung ương] ... .
Hồng Kông. 7.012.738. Hồng Kông [Đặc khu HC] ... .
Thiên Tân. 4.344.500. Thiên Tân [trực thuộc trung ương] ... .
Vũ Hán. 3.957.500. ... .
Thẩm Dương. 3.452.900. ... .
Quảng Châu. 3.433.700. ... .
Cáp Nhĩ Tân. 2.765.400..

Trung Quốc có tất cả bao nhiêu tỉnh?

Trung Quốc là quốc gia đa đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền [có quan điểm cho rằng đơn đảng nhưng không chính xác], chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc và 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao.

Trung Quốc có bao nhiêu khu tự trị?

Hiện Trung Quốc có 5 khu tự trị là: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ

Trung Quốc có bao nhiêu miền?

Theo truyền thống, Trung Quốc được chia thành hai miền Bắc và Nam, với ranh giới địa lý là sông Hoài và dãy Tần Lĩnh.

Chủ Đề