Trưởng bộ phận buồng phòng là gì

2. Kiểm soát toàn bộ công việc của bộ phận

-       Các công việc liên quan nội bộ Bộ phận:

·      Bao quát toàn bộ công việc của Bộ phận, có khả năng lập kế hoạch công việc, theo sát tiến độ để đảm bảo kế hoạch lập ra được  hoàn thành đúng tiến độ;

·      Thường xuyên trao đổi với Phó bộ phận và Giám sát về công việc và các hoạt động của Khách sạn để lên kế hoạch chỉ đạo phù hợp. Cập nhật thông tin và theo dõi nhật ký hàng ngày;

·      Giám sát các tiêu chuẩn về vệ sinh phòng khách, các khu vực công cộng, và cây cảnh. Đảm bảo các đồ trang trí và thiết bị trong phòng luôn được sửa chữa, bảo trì và thay thế nếu cần thiết;

·      Giám sát các tiêu chuẩn về tất cả đồ vải trong Khách sạn. Đảm bảo các loại đồ vải của các bộ phận Nhà hàng, Buồng phòng và đồng phục được giặt đúng tiêu chuẩn cũng như may vá, sửa chữa, thay thế khi cần thiết;

·      Đảm bảo đồng phục cho toàn bộ nhân viên Khách sạn thích hợp và chuyên nghiệp;

·      Kiểm soát và quản lý đồ thất lạc của khách;

·      Kết hợp với Phó bộ phận và Giám sát chuẩn bị lịch làm việc của nhân viên để phù hợp với nhu cầu công việc của Bộ phận cũng như của Khách sạn;

·      Đảm bảo bảng chấm công của Bộ phận được chính xác để gửi phòng Nhân sự;

·      Tiến hành kiểm tra thường xuyên và đảm bảo rằng diện mạo của nhân viên trong suốt ca làm việc theo đúng tiêu chuẩn của Khách sạn;

·      Hoàn thành việc đánh giá hiệu suất công việc hàng năm của nhân viên, đặc biệt là đối với nhân viên mới;

·      Tiến hành các cuộc họp Bộ phận hàng tháng;

·      Nắm được số lượng phòng có khách, phòng đến, phòng đi của từng ngày;

·      Trực tiếp kiểm tra các phòng khách quan trọng mỗi khi có đoàn khách quan trọng nghỉ lại;

·      Trực tiếp kiểm tra các phòng mẫu, giới thiệu mỗi khi có các đoàn thăm quan khảo sát Khách sạn.

-       Các công việc liên quan đến các bộ phận khác trong Khách sạn & khách hàng:

·      Thiết lập mối quan hệ tốt, giao tiếp tốt với các bộ phận khác để có dịch vụ tốt nhất phục vụ khách;

·      Giao tiếp hiệu quả với bộ phận Lễ tân để đảm bảo sự chính xác 100% về tình trạng phòng được theo dõi hàng ngày;

·      Giúp thúc đẩy việc kinh doanh của Khách sạn bằng cách cung cấp các dịch vụ hoàn hảo đến với khách hàng;

·      Hướng dẫn nhân viên giải quyết các sự cố có thể xảy ra trong công việc hàng ngày để tạo thói quen làm việc phù hợp đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ phận;

·      Hỗ trợ tiến hành các cuộc họp thường xuyên với các nhân viên và phát huy việc giao tiếp tốt ở mọi thời điểm;

·      Giải quyết  các vấn đề khiếu nại và yêu cầu của khách liên quan đến Bộ phận.

Trong một khách sạn có rất nhiều bộ phận buồng phòng khác nhau. Và mỗi bộ phận như thế lại có những chức năng của riêng mình. Vậy chức năng bộ phận buồng phòng là gì? Chính xác thì nhiệm vụ của bộ phận này như thế nào? Để Poliva giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Chức năng bộ phận buồng phòng

Bộ phận buồng phòng là một bộ phận chủ chốt trong khách sạn

Bộ phận buồng phòng không làm việc ở vị trí hào nhoáng như các bộ phận khác. Thế nhưng đây là một bộ phận trực tiếp đem lại những trải nghiệm cho khách hàng. Âm thầm hoạt động là thế nhưng đây là bộ phận ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn của khách hàng đối với khách sạn. Vì vậy nó chiếm tới 60% tổng doanh thu của khách sạn. Đây cũng là bộ phận tương tác trực tiếp với bộ phận lễ tân để cung cấp dịch vụ buồng phòng và đem lại những dịch vụ tuyệt vời nhất cho khách hàng trong quá trình lưu trú. Chỉ mới điểm qua những ý trên đã thấy được vai trò bộ phận buồng phòng là rất quan trọng

Nhiệm vụ bộ phận buồng phòng

Tuy luôn âm thầm làm việc nhưng bộ phận buồng phòng giữ một nhiệm vụ rất quan trọng

Nhiệm vụ chính của bộ phận buồng phòng là chịu trách nhiệm về sự vệ sinh cho khách sạn. Đây là bộ phận đảm bảo sự sạch sẽ cho phòng ở với các công việc chính như dọn dẹp, giặt ủi,… Đồng thời đây cũng là bộ phận đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, đảm bảo những giấc ngủ ngon trong quá trình lưu lại khách sạn.

Những vị trí và chức năng bộ phận buồng phòng riêng

Trong bộ phận buồng phòng chia ra nhiều vị trí nhỏ hơn. Mỗi vị trí lại có một nhiệm vụ riêng, chuyên hóa chức năng của mình. tất cả những vị trí này hoạt động teamwork chặt chẽ, ăn ý với nhau đảm bảo tiến độ công việc được hoàn thành tốt nhất

Chức năng bộ phận buồng phòng: Nhân viên dọn phòng [Room attendant]

Đảm bảo phòng luôn trong trạng thái tốt nhất. Phòng phải sạch sẽ, gọn gàng, đầy đủ đồ dùng trước khi khách nhận phòng

Nhân viên vệ sinh khu vực công cộng [Public Area Attendant]

Chịu trách nhiệm giữ gìn sự sạch sẽ, gọn gàng các khu vực sảnh, hành lang, các thiết bị chung trong khách sạn

Nhân viên vải và đồng phục [Linen and Uniform attendant]

Chịu trách nhiệm giữ, cấp phát, làm sạch và kiểm kê ga giường, gối,chăn… của khách sạn. Luôn giữ những vật dụng này sạch sẽ thơm tho để giúp khách hàng thoải mái nhất có thể. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận chịu trách nhiệm cấp phát và làm sạch đồng phục cho nhân viên

Nhờ bộ phận buồng phòng mà phòng ốc lúc nào cũng tinh tươm, sạch sẽ

Giám sát khu vực công cộng [Public area, Floor… Supervisor]

Giám sát, kiểm tra, nhắc nhở nhân viên cấp dưới. Đảm bảo buồng phòng và các khu vực công cộng luôn đạt chuẩn tiêu chí đề ra.

Trợ lý trưởng bộ phận buồng phòng [Assistance Executive Housekeeper]

Phối hợp chặt chẽ với Trưởng bộ phận để đảm bảo giữ gìn sạch sẽ. Luôn duy trì liên lạc với Bộ phận Lễ tân để nắm bắt được nhu cầu của khách. Đón khách đoàn, khách VIP. Phối hợp với các bộ phận khác để có thể phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

Trưởng bộ phận buồng phòng [Executive Housekeeper]

Là người chịu trách nhiệm cao nhất về sự sạch sẽ của khách sạn. Là người đưa ra, triển khai kế hoạch cho cấp dưới. Ngoài ra, họ còn là người trực tiếp làm việc với bộ phận khác nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất

Kỹ thuật [Maintenance & Engineering hay Janitor]

Phụ trách về việc vận hành và bảo trì toàn bộ cơ sở vật chất của tất cả buồng phòng khách sạn. Những thiết bị bao gồm: điện, cơ khí, hệ thống sưởi, máy điều hòa không khí, đồng thời thực hiện những sửa chữa nhỏ và tu bổ trang thiết bị cần thiết.

Bảo vệ [Security]

Đây là bộ phận phụ trách đảm bảo an ninh trong khu vực buồng phòng khách sạn. Khi có tình huống ngoài mong muốn, họ sẽ bảo vệ an toàn tính mạng của khách hàng và nhân viên khách sạn.

Mối quan hệ trong và ngoài bộ phận đảm bảo chức năng bộ phận buồng phòng

Chức năng bộ phận buồng phòng trong hệ thống kinh doanh khách sạn

Để hoạt động phục vụ khách hàng diễn ra suôn sẻ thì cần có sự hợp tác ăn ý giữa các bộ phận khác nhau. Chẳng hạn như bộ phận tiền sảnh và bộ phận buồng phòng phải luôn có sự trao đổi cập nhật thông tin với nhau. Khi khách muốn check-out, bộ phận tiền sảnh phải báo với bộ phận buồng phòng để kiểm tra tình trạng phòng, đồng thời lau dọn và bổ sung. Khi đã dọn xong thì cần báo lại để bắt đầu bán buồng

Trong nội bộ bộ phận cũng cần có sự kết hợp ăn ý.  Ví dụ như muốn vệ sinh phòng thì bộ phận giặt đồ cần cung cấp gối, chăn,… sạch. Bộ phận kĩ thuật cũng không thể biết mà sửa chữa những vật dụng đã hỏng hóc nếu nhân viên dọn phòng không báo cáo,…

Trên đây là những chia sẻ của Poliva về chức năng bộ phận buồng phòng. Nếu có thắc mắc gì, các bạn hãy để lại phản hồi phía dưới. Chúng mình sẽ giải đáp tận tình tất cả thắc mắc của mọi người. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Poliva là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp đồ amenities cho khách sạn, các thiết bị khách sạn cao cấp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ báo giá và đặt hàng nhanh với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn!

Poliva – Công ty chuyên nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị khách sạn cao cấp giá rẻ như: xích đu giọt nước giá rẻ, ghế hồ bơi, ô dù lệch tâm giá rẻ, bộ amenities khách sạn,…Mọi sản phẩm do Poliva cung cấp đều là hàng 100% nhập khẩu và mang thương hiệu Poliva cao cấp. Quý khách có nhu cầu mua hàng xin liên hệ 096.849.8888 để chọn được những mẫu sản phẩm mà bạn mong muốn.

Video liên quan

Chủ Đề