Trường phái lý thuyết quản trị khoa học quan tâm

Có rất nhiều tác giả về dòng lý thuyết này, có thể kể ra một số tác giả sau đây:

– Frededric W.Taylor [1856 – 1915]:

Là đại biểu ưu tú nhất của trường phái này và được gọi là cha đẻ của phương pháp quản trị khoa học. Tên gọi của lý thuyết này xuất phát từ nhan đề trong tác phẩm của Taylor “Các nguyên tắc quản trị một cách khoa học” [Principles of scientific management] xuất bản lần đầu ở Mỹ vào năm 1911. Trong thời gian làm nhiệm vụ của nhà quản trị ở các xí nghiệp, nhất là trong các xí nghiệp luyện kim, ông đã tìm ra và chỉ trích mãnh liệt các nhược điểm trong cách quản lý cũ, theo ông các nhược điểm chính là:

[1]  Thuê mướn công nhân trên cơ sở ai đến trước mướn trước, không lưu ý đến khả năng của công nhân

[2]  Công tác huấn luyện nhân viên hầu như không có hệ thống tổ chức học việc.

[3]   Công việc làm theo thói quen, không có tiêu chuẩn và phương pháp. Công nhân tự mình định đoạt tốc độ làm việc.

[4]  Hầu hết các công việc và trách nhiệm đều được giao cho người công nhân.

[5]  Nhà quản trị làm việc bên cạnh người thợ, quên mất chức năng chính là lập kế hoạch và tổ chức công việc. Tính chuyên nghiệp của nhà quản trị không được thừa nhận.

Sau đó ông nêu ra 4 nguyên tắc quản trị khoa học:

  1. 1.   Phương pháp khoa học cho những thành tố cơ bản trong công việc của công nhân, thay cho phương pháp cũ dựa vào kinh nghiệm.
  2. 2.   Xác định chức năng hoạch định của nhà quản trị, thay vì để công nhân tự ý lựa chọn phương pháp làm việc riêng của họ.
  3. 3.   Lựa chọn và huấn luyện công nhân, phát triển tinh thần hợp tác đồng đội, thay vì khích lệ những nỗ lực cá nhân riêng lẻ của họ.
  4. 4.  Phân chia công việc giữa nhà quản trị và công nhân, để mỗi bên làm tốt nhất công việc của họ, chứ không phải chỉ đổ lên đầu công nhân như trước kia.

Công tác quản trị tương ứng là:

a]  Nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lý nhất để thực hiện công việc.

b]   Bằng cách mô tả công việc [Job description] để chọn lựa công nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống huấn luyện chính thức.

[c] Trả lương theo nguyên tắc khuyến khích theo sản lượng, bảo đảm an toàn lao động bằng dụng cụ thích hợp.

d] Thăng tiến trong công việc, chú trọng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động.

–   Charles Babbage [1792 – 1871]: là một nhà toán học người Anh tìm cách tăng năng suất lao động. Cùng với Adam Smith ông chủ trương chuyên môn hóa lao động, dùng toán học để tính toán cách sử dụng nguyên vật liệu tối ưu nhất. Ông cho rằng, các nhà quản trị phải nghiên cứu thời gian cần thiết để hoàn thành một công việc, từ đó ấn định tiêu chuẩn công việc, đưa ra việc thưởng cho những công nhân vượt tiêu chuẩn. Ông cũng là người đầu tiên đề nghị phương pháp chia lợi nhuận để duy trì quan hệ giữa công nhân và người quản lý.

–  Frank [1886 – 1924] và Lillian Gilbreth [1878 – 1972]: là những người tiên phong trong việc nghiên cứu thời gian – động tác và phát triển lý thuyết quản trị khác hẳn Taylor. Hai ông bà phát triển một hệ thống các thao tác để hoàn thành một công tác. Hai ông bà đưa ra một hệ thống xếp loại bao trùm các động tác như cách nắm đồ vật, cách di chuyển… Hệ thống các động tác khoa học nêu lên những tương quan giữa loại động tác và tần số với sự mệt nhọc trong lao động, xác định những động tác dư thừa làm phí phạm năng lực, loại bỏ những động tác dư thừa, chú tâm vào những động tác thích hợp làm giảm mệt mỏi và tăng năng suất lao động.

– Henry Gantt [1861 – 1919]: Ông vốn là một kỹ sư chuyên về hệ thống kiểm soát trong các nhà máy. Ông phát triển sơ đồ Gantt mô tả dòng công việc cần để hoàn thành một nhiệm vụ, vạch ra những giai đoạn của công việc theo kế hoạch, ghi cả thời gian hoạch định và thời gian thực sự. Ngày nay phương pháp Gantt là một công cụ quan trọng trong quản trị tác nghiệp. Gantt cũng đưa ra một hệ thống chỉ tiêu công việc và hệ thống khen thưởng cho công nhân và quản trị viên đạt và vượt chỉ tiêu.

Tóm lại, trường phái quản trị khoa học có nhiều đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng quản trị:

–  Họ phát triển kỹ năng quản trị qua phân công và chuyên môn hóa quá trình lao

động, hình thành qui trình sản xuất dây chuyền.

–   Họ là những người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, đầu tiên dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động.

–   Họ cũng là những người nhấn mạnh việc giảm giá thành để tăng hiệu quả, dùng những phương pháp có tính hệ thống và hợp lý để giải quyết các vấn đề quản trị.

–  Cũng chính họ coi quản trị như là một đối tượng nghiên cứu khoa học. Tuy vậy trường phái này cũng có những giới hạn nhất định:

–   Chỉ áp dụng tốt trong trường hợp môi trường ổn định, khó áp dụng trong môi trường phức tạp nhiều thay đổi;

–  Quá đề cao bản chất kinh tế và duy lý của con người mà đánh giá thấp nhu cầu xã hội và tự thể hiện của con người, do vậy vấn đề nhân bản ít được quan tâm;

–  Cố áp dụng những nguyên tắc quản trị phổ quát cho mọi hoàn cảnh mà không nhận thấy tính đặc thù của môi trường, và họ cũng quá chú tâm đến vấn đề kỹ thuật.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • quản trị khoa học
  • hoc thuyêt quan tri khoa hoc
  • ly thuyet quan tri
  • ,

    TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VÀ CÁC HỌC THUYẾT QUẢN LÝ

    Câu 1: Quản trị theo học thuyết Z là

    1. Quản trị theo cách của Mỹ
    2. Quản trị theo cách của Nhật Bản
    3. Quản trị kết hợp theo cách của Mỹ và của Nhận Bản
    4. Các cách hiểu trên đều sai

    Câu 2: Học thuyết Z chú trọng tới

    1. Mối quan hệ con người trong tổ chức
    2. Vấn đề lương bổng cho người lao động
    3. Sử dụng người dài hạn
    4. Đào tạo đa năng

    Câu 3: Tác giả của học thuyết Z là

    1. Người Mỹ
    2. Người Nhật
    3. Người Mỹ gốc Nhật
    4. Một người khác

    Câu 4: Tác giả của học thuyết X là

    1. William Ouchi
    2. Frederick Herzberg
    3. Douglas McGregor
    4. Henry Fayol

    Câu 5: Điền vào chỗ trống “ trường phái quản trị khoa học quan tâm đến … lao động thông qua việc hợp lý hóa các bước công việc

    1. Điều kiện
    2. Năng suất
    3. Môi trường
    4. Trình độ

    Câu 6: Điểm quan tâm chung của các trường phái quản trị là

    1. Năng suất lao động
    2. Con người
    3. Hiệu quả
    4. Lợi nhuận

    Câu 7: Điểm quan tâm chung giữa các trường phái QT khoa học, QT Hành chính, QT định lượng là

    1. Con người
    2. Năng suất lao động
    3. Cách thức quản trị
    4. Lợi nhuận

    Câu 8: Điền vào chỗ trống “ trường phái tâm lý-xã hội trong quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, quan hệ … của cong người trong xã hội”

    1. Xã hội
    2. Bình đẳng
    3. Đẳng cấp
    4. Lợi ích

    Câu 9: Các lý thuyết quản trị cổ điển có hạn chế là

    1. Quan niệm xí nghiệp là 1 hệ thống khép kín
    2. Chưa chú trọng đúng mức đến yếu tố con người
    3. Cả a & b
    4. Cách nhìn phiến diện

    Câu 10: Lý thuyết “ Quản trị khoa học” đc xếp vào trường phái quản trị nào

    1. Trường phái tâm lý – xã hội
    2. Trường phái quản trị định lượng
    3. Trường phái quản trị cổ điển
    4. Trường phái quản trị hiện đại

    Câu 11: Người đưa ra 14 nguyên tắc “ Quản trị tổng quát” là

    1. Frederick W. Taylor [1856 – 1915]
    2. Henry Faytol [1814 – 1925]
    3. Max Weber [1864 – 1920]
    4. Douglas M Gregor [1900 – 1964]

    Câu 12: Tư tưởng của trường phái quản trị tổng quát [ hành chính] thể hiện qua

    1. 14 nguyên tắc của H.Faytol
    2. 4 nguyên tắc của W.Taylor
    3. 6 phạm trù của công việc quản trị
    4. Mô hình tổ chức quan liêu bàn giấy

    Câu 13: “ Trường phái quản trị quá trình” đc Harold koontz đề ra trên cơ sở tư tưởng của

    1. H. Fayol
    2. M.Weber
    3. R.Owen
    4. W.Taylor

    Câu 14: Điền vào chỗ trống “ theo trường phái định lượng tất cả các vấn đề quản trị đều có thể giải quyết đc bằng …”

    1. Mô tả
    2. Mô hình toán
    3. Mô phỏng
    4. Kỹ thuật khác nhau

    Câu 15: Tác giải của “ Trường phái quản trị quá trình” là

    1. Harold Koontz
    2. Henry Fayol
    3. R.Owen
    4. Max Weber

    Câu 16: Trường phải Hội nhập trong quản trị đc xây dựng từ

    1. Sự tích hợp các lý thuyết quản trị trên cơ sở chọn lọc
    2. Trường phái quản trị hệ thống và trường phái ngẫu nhiên
    3. Một số trường phái khác nhau
    4. Quá trình hội nhập kt toàn cầu

    Câu 17: Mô hình 7’S theo quan điểm của Mckinsey thuộc trường phái quản trị nào

    1. Trường phái quản trị hành chính
    2. Trường phái quản trị hội nhập
    3. Trường phái quản trị hiện đại
    4. Trường phái quản trị khoa học

    Câu 18: Các tác giả nổi tiếng của trường phái tâm lý – xã hội là

    1. Mayo; Maslow; Gregor; Vroom
    2. Simon; Mayo; Maslow; Mayo; Maslow
    3. Maslow; Gregor; Vroom; Gannit
    4. Taylor; Maslow; Gregor; Fayol

    Câu 19: Nhà nghiên cứu về quản trị đã đưa ra lý thuyết “ tổ chức quan liêu bàn giấy” là

    1. M.Weber
    2. H.Fayol
    3. W.Taylor
    4. E.Mayo

    Câu 20: Điền vào chỗ trống “ Theo trường phái định lượng tất cả các vấn đề quản trị đều có thể … … đc bằng các mô hình toán”

    1. Mô tả
    2. Giải quyết
    3. Mô phỏng
    4. Trả lời

    Câu 21: Người đưa ra nguyên tắc “ tổ chức công việc khoa học” là

    1. W.Taylor
    2. H.Fayol
    3. C. Barnard
    4. Một người khác

    Câu 22: Người đưa ra nguyên tắc “ tập trung & phân tán” là

    1. C. Barnard
    2. H.Fayol
    3. W.Taylor
    4. Một người khác

    Câu 23: “Năng suất lao động là chìa khóa để đạt hiệu quả quản trị” là quan điểm của trường phái

    1. Tâm lý – xã hội trong quản trị [*]
    2. Quản trị khoa học [**]
    3. Cả [*] & [**]
    4. Quản trị định lượng

    Câu 24: Ra quyết định đúng là chìa khóa để đạt hiểu quả quản trị” là quan điểm của trường phái

    1. Định lượng
    2. Khoa học
    3. Tổng quát
    4. Tâm lý – xã hội

    Câu 25: Các lý thuyết quản trị cổ điển

    1. Không còn đúng trong quản trị hiện đại
    2. Còn đúng trong quản trị hiện đại
    3. Còn có giạ trị trong quản trị hiện đại
    4. Cần phân tích để vận dụng linh hoạt

    Câu 26: Người đưa ra nguyên tắc thống nhất chỉ huy là

    1. M.Weber
    2. H.Fayol
    3. C.Barnard
    4. Một người khác

    Câu 27: Nguyên tắc thẩm quyền [ quyền hạn] và trách nhiệm đc đề ra bởi

    1. Herbert Simont
    2. M.Weber
    3. Winslow Taylor
    4. Henry Fayol

    Câu 28: Trường phái “ quá trình quản trị” đc đề ra bởi

    1. Harold Koontz
    2. Herry Fayol
    3. Winslow Taylor
    4. Tất cả đều sai

    Câu 29: Người đưa ra khái niệm về “ quyền hành thực tế” là

    1. Faylo
    2. Weber
    3. Simon
    4. Một người khác

    Câu 30: Các yếu tố trong mô hình 7’S của McKíney là:

    1. Chiến lược; cơ cấu; hệ thống; tài chính; kỹ năng; nhân viên; mục tiêu phối hợp
    2. Chiến lược; hệ thống; mục tiêu phối hợp; phong cách; công nghệ; tài chính; nhân viên
    3. Chiến lược; kỹ năng; mục tiêu phối hợp; cơ cấu; hệ thống; nhân viên; phong cách
    4. Chiến lược; cơ cấu; hệ thống; đào tạo; mục tiêu; kỹ năng; nhân viên

    Câu 31:  Đại diện tiêu biểu của “ Trường phái quản trị quá trình” là:

    1. Harold Koontz
    2. Henry Fayol
    3. Robert Owen
    4. Max Weber

    Đáp án:

    1. C
    2. A
    3. C
    4. C
    5. B
    6. C
    7. B
    8. A
    9. C
    10. C
    11. B
    12. A
    13. A
    14. B
    15. A
    16. A
    17. C
    18. A
    19. A
    20. B
    21. A
    22. B
    23. C
    24. A
    25. D
    26. B
    27. D
    28. A
    29. B
    30. C
    31. A

    Link tải về tại: ĐÂY

    Nguồn: //tailieu.vn/

    Video liên quan

    Chủ Đề