Tứ kết c1 2022 2023

Cúp C1 [Champions League] mùa giải 2022-2023 sẽ không có trận chung kết Real Madrid- Liverpool, cũng không có trận tranh ngôi vô địch giữa Bayern Munich- PSG. Điều đó là chắc chắn bởi lá thăm đã đưa họ sớm gặp nhau ngay vòng knock- out. Cả bốn chẳng ai mong muốn điều này, trừ những đội đã “tránh” được cuộc đụng độ sớm với những “ông lớn” này.

PSG [áo sẫm] và Liverpool dự báo khó có thể gặp nhau vì sớm gặp phải Bayern và Real.

Oan gia ngõ hẹp

Lá thăm may rủi đã đưa Liverpool chạm trán Real Madrid ở ngay vòng 1/8. Đây quả thực là hai đối thủ nhiều duyên nợ bởi cách đây gần 6 tháng, Los Blancos đã đánh bại The Reds 1-0 tại trận chung kết Champions League 2021/22 để đăng quang chức vô địch thứ 14 trong lịch sử CLB. Trước đó ở Champions League mùa 2020/21, Liverpool cũng đụng độ Real Madrid tại vòng tứ kết và cũng đại diện La Liga đã gieo sầu cho thầy trò Jurgen Klopp với tổng tỷ số 3-1 sau 2 lượt trận để giành vé vào bán kết. Cách đấy 3 năm, Real đã đánh bại Liverpool 3-1 ở chung kết Champions League 2017/18 một cách thuyết phục để chạm tay vào ngai vàng.

Tính ra ở 6 lần gặp nhau gần nhất tại Champions League, Real Madrid như "khắc tinh" của Liverpool với thành tích bất bại. Đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha thắng tới 5 trận và chỉ hòa 1. Lần gần nhất Liverpool có thể thắng được Real ở Champions League là hồi tháng 3-2019 tại vòng 1/8. Đó là trận cầu mà The Reds đã vùi dập đối thủ 4-0 ở Anfield để đoạt vé đi tiếp.

Với những gì đã diễn ra trong quá khứ, Real thực sự là nỗi ám ảnh với Liverpool. Đoàn quân của Jurgen Klopp có thể rất mạnh ở một giai đoạn nào đó, thậm chí được đánh giá khó lòng ngăn cản song hễ gặp Real là "tắt điện". Liverpool chắc chắn khao khát phục thù, nên cuộc đọ sức này hứa hẹn sẽ "kinh thiên động địa".

Bên cạnh cặp Liverpool và Real, vòng 1/8 Champions League còn chứng kiến một cuộc so tài đầy ân oán khác, đó là PSG và Bayern. Ở Champions League 2020/21, PSG đã loại Bayern tại tứ kết nhờ luật bàn thắng sân khách sau khi hòa với tổng tỷ số 3-3 ở 2 lượt trận. Tuy nhiên, nhắc tới Bayern, nỗi đau của PSG chưa thể nguôi ngoai khi họ từng thúc thủ 0-1 trước đại diện Bundesliga ở chung kết Champions League 2019/20. Tính ra ở 5 lần giáp mặt gần nhất ở Champions League, Bayern nhỉnh hơn PSG với 3 chiến thắng và 2 thua.

Mùa này, PSG có thể sẽ tự tin hơn khi tái ngộ Bayern bởi đang sở hữu tam tấu tấn công khét tiếng Neymar- Mbappe- Messi. Dù vậy, cho tới nay, Messi mới có 4 lần xé lưới Bayern ở 7 lần đụng độ đối thủ này. Đáng chú ý, lần gần nhất siêu sao người Argentina ghi bàn trước Bayern là hồi tháng 5-2015, ở trận bán kết lượt đi. Năm ấy, Messi đã lập cú đúp giúp Barcelona giành chiến thắng 3-0 trước Hùm xám. Vậy nhưng, mùa này hàng thủ PSG mỏng manh rất có thể sẽ trở thành "mồi ngon" cho Bayern, và màn tỷ thí này thực sự rất đáng chờ đợi.

Ngang tài ngang sức

Ngoài Man City chỉ đụng độ RB Leipzig, vòng 1/8 Champions League còn có các cuộc đọ sức ngang cơ hứa hẹn đầy căng thẳng. Tottenham sẽ gặp Milan, đối thủ mà họ đã bất bại ở 4 lần chạm trán trong quá khứ, trong đó có đến 3 chiến thắng. Xét về tương quan lực lượng lẫn sức mạnh, Spurs hoàn toàn ngang ngửa với Rossoneri, và hãy chờ xem HLV Antonio Conte sẽ xử lý kèo đấu này ra sao.

Cặp Dortmund- Chelsea chắc chắn cũng không thể bỏ qua. Hai CLB này chưa từng gặp nhau ở đấu trường châu Âu nên cuộc so tài này sẽ càng trở nên hấp dẫn. Hiện tại, Chelsea đang vật lộn dưới thời HLV Graham Potter trong khi Dortmund thi đấu phập phù ở Bundesliga. Nhìn chung, đây là trận đấu rất khó đoán định khi thực lực của hai đội không có sự chênh lệch. Club Brugge- Benfica, Frankfurt- Napoli hay Inter- Porto cũng là 3 cặp đấu "người tám lạng, kẻ nửa cân" ở vòng 1/8 Champions League 2022/23.

Đâu là trận chung kết trong mơ?

Xét về lịch sử đối đầu, đó là Real Madrid- Bayern Munich. Nhưng nếu có một cuộc lật đổ bất ngờ, có thể là Liverpool- PSG, Liverpool- Bayern, Real- PSG. Những cái tên này, cũng có thể gặp Man City hay Chelsea ở tứ kết, bán kết hay chung kết. Những hiện tượng của C1 2022-2023 như Napoli, Benfica cũng chỉ là hiện tượng, bởi khi đấu với thể thức loại trực tiếp, bản lĩnh và kinh nghiệm chưa thể đưa họ vượt qua những gương mặt kỳ cựu. AC Milan, CLB chỉ đứng sau Real số lần vô địch Champions League với 7 lần ẵm Cup [1962–63, 1968–69, 1988–89, 1989–90, 1993–94, 2002–03, 2006–07], cũng mới tìm lại hình ảnh của chính mình gần đây sau thời gian dài chịu sự đè nén của Juventus, Inter Milan ở Seri A. Nên thế, khả năng đi đến trận cuối của CLB này bị nghi ngờ.

Vòng bảng Champions League mùa này sẽ gói gọn trong khoảng tám tuần, bắt đầu từ 6-7/9 đến khoảng 1-2/11/2022.

Champions League sắp trở lại với Lễ bốc thăm chia bảng vào tối nay 25/8. Giải đấu bước sang năm thứ 68 và là 31 nếu tính từ khi đổi tên từ cúp C1, với trận chung kết được ấn định tại sân Ataturk Olympic [Istanbul]. Ngoài sự chú ý dành cho hành trình bảo vệ chức vô địch của Real Madrid - đội đánh bại Liverpool ở chung kết mùa trước và đăng quang lần thứ 14 - giới chuyên môn còn chờ đợi hệ quả từ những thay đổi của Champions League mùa này.

Cú hích cho Scotland và Đức. Hồi tháng 5, UEFA tuyên bố cấm các đội bóng Nga dự cúp châu Âu như một động thái ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột mà nước Nga khởi xướng. Điều này gián tiếp giúp Celtic và Shakhtar Donetsk - nhà vô địch Scotland và Ukraine - nhận suất vào thẳng vòng bảng thay vì phải tham gia từ vòng play-off như các năm trước.

Rangers, một đội bóng Scotland khác, thi đấu từ vòng loại thứ ba thay vì thứ hai, và họ đã đánh bại PSV của Hà Lan.

Lịch sử cũng gọi tên Bundesliga khi đây là lần đầu giải đấu số một nước Đức có năm đại diện dự Champions League. Chức vô địch Europa League mùa trước giúp Eintracht Frankfurt có suất ở sân chơi danh giá nhất châu lục, bên cạnh Bayern Munich, Borussia Dortmund, Bayer Leverkusen và RB Leipzig.

Đổi lịch thi đấu vì World Cup. Vòng bảng Champions League hàng năm thường diễn ra từ giữa tháng 9 đến khoảng đầu tháng 12, nhưng mùa này sẽ bị đẩy lên sớm hơn vì World Cup 2022 được tổ chức vào mùa Đông. Vòng bảng Champions League sẽ gói gọn trong khoảng tám tuần, bắt đầu từ 6-7/9 đến khoảng 1-2/11/2022.

Đây là một lịch thi đấu thách thức cho các cầu thủ, vì các giải VĐQG châu Âu cũng sẽ đá dày đặc. Ngoại hạng Anh chẳng hạn. Giải này vẫn thi đấu cho đến ngày 12-13/11, trong khi World Cup khởi tranh chỉ sau đó chín ngày, tức là cầu thủ có rất ít thời gian hồi phục.

Thay đổi hệ thống bắt việt vị. UEFA xác nhận sẽ sử dụng một hệ thống camera để đánh giá các tình huống việt vị nhạy cảm ngay từ vòng bảng Champions League 2022-2023. "Công nghệ bắt việt vị bán tự động" được FIFA chấp thuận cho sử dụng ở World Cup 2022 gồm các camera bám theo di chuyển của chân, tay cầu thủ, từ thời điểm đường chuyền được thực hiện.

Công nghệ được kỳ vọng xóa đi những tranh cãi về đường ranh giới việt vị mà truyền hình hay vẽ trong các tình huống nhạy cảm. Tại Ngoại hạng Anh, nhiều bàn thắng bị từ chối chỉ vì... nách hay đầu ngón chân cầu thủ lọt xuống dưới chiếc vạch ngang. UEFA khẳng định hệ thống mới hạn chế điều này khi quét được 29 điểm khác nhau trên cơ thể cầu thủ, để đưa ra quyết định "nhanh và chính xác hơn".

UEFA tiết lộ đã bí mật thực hiện 188 lần kiểm tra hệ thống mới này trong toàn bộ các trận Champions League mùa trước, cũng như tại vòng bảng Champions League nữ và Euro 2022 của bóng đá nữ.

Chính thức áp dụng luật thay năm người. Ủy ban hiệp hội bóng đá quốc tế [IFAB] từng thử nghiệm luật thay năm cầu thủ trong một trận đấu vào tháng 5/2020 như một giải pháp tình thế cho tình trạng dịch bệnh Covid-19 toàn cầu. Đây là giải pháp hỗ trợ các đội bóng trong giai đoạn có quá nhiều cầu thủ phải nghỉ thi đấu vì Covid-19. Sau khi các giải quốc nội và nhiều giải quốc tế áp dụng luật thay 5 người, IFAB chính thức dùng luật này, đưa nó vào Bộ luật chính thức để áp dụng rộng rãi.

Tại các trận Champions League mùa này, mỗi đội có quyền thay tối đa năm cầu thủ, cộng thêm quyền thay người thứ sáu được sử dụng từ vòng knock-out, nhưng chỉ áp dụng ở hiệp phụ.

Mỗi đội được quyền dừng trận đấu tối đa ba lần để thay người, cộng thêm một lần dừng trận đấu ở hiệp phụ. Các lần thay người trước khi trận đấu khởi tranh, giữa hai hiệp chính, giữa hiệp chính với hiệp phụ hoặc giữa hai hiệp phụ không bị tính vào số lần dừng trận đấu này.

Các cầu thủ Real nâng Cup vô địch Champions League mùa 2021-2022. Ảnh: Guardian

Điều chỉnh luật "bóng chạm chân thì không việt vị". Ngoài việc thay đổi công nghệ bắt việt vị, UEFA còn điều chỉnh luật "bóng chạm chân thì không việt vị". Theo đó, cầu thủ tấn công sẽ không tự động được xem là việt vị nếu bóng chạm chân hậu vệ đối phương trong tình huống mà hậu vệ này "chủ ý tham gia pha bóng".

Tình huống điển hình cho luật này là bàn thắng của Kylian Mbappe trong trận chung kết Nations League Pháp - Tây Ban Nha tháng 10/2021. Sau đường chuyền của Theo Hernandez, người nhận bóng Mbappe lúc đó đứng ở vị trí việt vị, nghiễm nhiên "thoát việt vị" nhờ bóng khẽ chạm chân hậu vệ Eric Garcia của Tây Ban Nha. Ở tình huống này, Garcia bị xem là "chủ ý tham gia pha bóng" nên bàn thắng của Mbappe được công nhận.

IFAB giải thích rõ điều này: "Chơi bóng có chủ ý là khi một cầu thủ đang kiểm soát bóng, có khả năng chuyền bóng cho đồng đội, giành được quyền kiểm soát bóng từ đối phương hoặc phá bóng. Nếu đường chuyền hoặc nỗ lực giành bóng, cản phá này không thành công thì cầu thủ vẫn bị xem là ‘chơi bóng có chủ ý’ trong tình huống đó".

IFAB cung cấp thêm một số chi tiết về thời điểm một cầu thủ "chủ ý chơi bóng". Đó là khi bóng cách cầu thủ một khoảng nhất định, cầu thủ không bị khuất tầm nhìn, bóng lăn không nhanh, hướng bóng không bất ngờ, cầu thủ có thời gian điều chỉnh cơ thể để tác động lên trái bóng.

Ngoài ra, IFAB cũng điều chỉnh Luật 14 liên quan đến vị trí của thủ môn trong các quả phạt đền. Trước đây, thủ môn được yêu cầu phải đặt ít nhất một phần bàn chân trên vạch vôi ở thời điểm thực hiện quả phạt đền. Nếu thủ môn đặt một chân phía trước vạch vôi, một chân phía sau bị coi là phạm quy.

Luật mới chỉ rõ tinh thần của yêu cầu này là các thủ môn phạt đặt cả hai chân lên trên vạch vôi ở thời điểm thực hiện cú đá. Điều này tức là thủ môn không được đứng trước hoặc sau vạch vôi khi quả penalty được thực hiện.

Chưa áp dụng thể thức mới. Vào tháng 5/2022, UEFA ban hành thể thức mới cho Champions League, nhưng nó chỉ được áp dụng từ mùa 2024-2025 chứ không phải mùa này.

Theo luật mới, số đội tham dự Champions League sẽ tăng từ 32 lên 36, nghĩa là tăng số trận từ 125 lên 189. Thay vì 32 đội chia thành tám bảng, thể thức mới sẽ đá theo "mô hình Thụy Sĩ" [Swiss model] như môn cờ vua. Toàn bộ 36 đội chung một bảng, mỗi đội đá tám trận. Tám đội dẫn đầu vào vòng knock-out trong khi các đội từ 9 đến 24 được phân cặp play-off để xác định đội đi tiếp. 12 đội cuối bảng bị loại.

Theo thể thức mới, hai trên bốn suất bổ sung được tặng cho quốc gia có CLB đạt thành tích tốt nhất mùa trước, áp dụng chỉ số mới tính từ thành tích của các CLB trong năm mùa giải gần nhất tại Champions League.

Chủ Đề