Tư vấn mua card màn hình làm đồ họa

Card màn hình là bộ phận chuyên xử lí các thông tin liên quan đến hình ảnh trong máy tính, cụ thể đó là màu sắc, độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh, tốc độ khung hình, v.v. Do đó, đây là bộ phận quyết định liệu chiếc máy của bạn có thể chơi được những tựa game 3D cũng như xử lí mượt mà các tác vụ đồ họa, hình ảnh, video hay không. Card màn hình được chia làm hai loại, gồm có card tích hợp [card onboard] và card rời.


Card tích hợp onboard sẽ có sẵn bên trong chiếc CPU, sử dụng sức mạnh của CPU và bộ nhớ RAM của hệ thống để xử lí các tác vụ đồ họa. Chính vì lẽ đó, sức mạnh của card tích hợp thường sẽ không thể bằng card rời trong cùng một phân khúc. Ngoài ra, việc thay thế, nâng cấp cho card là bất khả thi do card đã được tích hợp sẵn với CPU. Nhưng bù lại giá thành sẽ dễ chịu hơn rất nhiều, phù hợp với những người chỉ có nhu cầu văn phòng, giải trí đơn giản.


Card rời có vai trò tương tự như card tích hợp nhưng có đầy đủ các bộ phận riêng biệt như tản nhiệt, hệ thống RAM do không phụ thuộc vào CPU và có thể tách ra để hoạt động một cách độc lập trong việc xử lí dữ liệu đồ họa. Do đó hiệu năng sẽ được đảm bảo tốt hơn so với card tích hợp. Việc thay thế và sửa chữa đối với card rời cũng sẽ tương đối đơn giản. 


Trong bài viết này, mybest sẽ chỉ đề cập đến các thông tin liên quan đến card rời. Hãy cùng mybest khám phá thế giới của những chiếc card màn hình nhé.

Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một vài điểm lưu ý khi lựa chọn card màn hình nhé.

Chọn GPU Phù Hợp Với Mục Đích Sử Dụng Của Bạn

Hai nhà cung cấp GPU lớn nhất trên thế giới hiện nay là NVIDIA và AMD. Cả hai hãng đều có những đặc trưng phù hợp với từng đối tượng và mục đích sử dụng khác nhau. Hãy cùng mybest xem qua về điểm này.

NVIDIA - Lựa Chọn Tuyệt Vời Cho Chơi Game 3D

Nếu bạn là một game thủ với mong muốn "cân" được tất cả các tựa game khủng hiện nay trên thị trường thì card màn hình đến từ NVIDIA sẽ rất phù hợp với bạn. NVIDIA trước giờ luôn nổi tiếng với hiệu năng xử lí vượt trội và các công nghệ tiên tiến tối ưu cực tốt cho các đầu game như G-sync, Ray Tracing, v.v. Do đó, có rất nhiều các mẫu laptop gaming hiện nay đều đang sử dụng card màn hình của NVIDIA. 


Bên cạnh đó, loạt sản phẩm GeForce của NVIDIA cũng có nhiều điểm tối ưu hỗ trợ cho các nhà sản xuất game ngay từ những bước đầu tiên trong quá trình thực hiện một tựa game. Là hãng tiên phong trong lĩnh vực đồ họa do đó card màn hình của NVIDIA cũng được dùng nhiều hơn trong các bước test game và luôn thể hiện một cách ấn tượng về sức mạnh hiệu năng cũng như tính tương thích với game của mình

AMD - Lựa Chọn Tốt Cho Xử Lí Video Với Giá Thành Phải Chăng

Nếu bạn thường xuyên làm những công việc như xử lí, chỉnh sửa hình ảnh, video thì card màn hình của AMD sẽ là một lựa chọn tốt cho bạn. Mặc dù NVIDIA có phần nhỉnh hơn khi so về hiệu năng xử lí, nhưng khi so sánh các sản phẩm cùng phân khúc của 2 hãng thì AMD luôn là hãng đem lại giá thành tốt hơn so với NVIDIA. 


Card màn hình của AMD phần nhiều được tích hợp cho các dòng sản phẩm tầm trung tuy nhiên cũng không khó để tìm thấy các dòng máy console như PS4 có sử dụng card của AMD. Tất nhiên, cho dù là NVIDIA hay là AMD đi nữa, chúng cũng sở hữu cho mình những sản phẩm high-end mang trong mình sức mạnh vượt trội và công nghệ tân tiến nhất của cả 2 hãng.

Chọn Card Có Kích Thước Vừa Với Case Máy

Khi lựa chọn card màn hình, cần lưu ý về kích thước của card để tránh trường hợp không thể gắn vừa vào thùng máy hoặc khi gắn vào thì có những va chạm với các linh kiện khác trên mainboard. Cùng một hãng sản xuất, cùng một loại GPU cũng sẽ có rất nhiều chiếc card với nhiều kích thước khác nhau. Do đó bạn hãy kiểm tra thật kĩ trước khi đưa ra quyết định nhé.

Case Siêu Mỏng Hoặc Case Mini - Ưu Tiên Card Low Profile

Những loại case siêu mỏng hoặc case mini [mini-itx case] rất phổ biến trên thị trường hiện nay bởi sự nhỏ gọn, tiện lợi của mình. Tuy nhiên vì không gian trong case nhỏ nên việc nâng cấp hay "độ" thêm trang bị cũng sẽ bị hạn chế khá nhiều. Do đó các mẫu card low profile sẽ là cứu tinh dành cho các mẫu case máy như thế. Vì card low profile có bảng mạch, quạt tản nhiệt được thu nhỏ hơn hoặc thậm chí được lược bỏ nên rất vừa vặn với case siêu mỏng hoặc case mini.


So với card thông thường, card low profile nhỏ gọn có hiệu năng hơi thấp hơn một tí. Tuy nhiên, nó cũng có đủ khả năng để thỏa mãn nhu cầu cơ bản như nâng cấp cho chiếc case nhỏ nhắn cũng như chơi game hay edit video nhẹ nhàng nên bạn không cần phải quá lo lắng.


Đối với các loại case thông thường thì ở mặt sau case sẽ có ít nhất 3 khay bracket để gắn card màn hình. Còn với những chiếc case siêu mỏng hoặc case mini thì chỉ có 2 thậm chí là 1 khay bracket nên việc chọn card low profile là rất cần thiết.

Case Mid, Full Tower - Kiểm Tra Sự Tương Thích Giữa Card Và Mainboard

Với những chiếc case mid tower và full tower, bạn không phải lo lắng nhiều về không gian của case nên không cần cắt giảm kích thước card. Tuy nhiên ngoài kích thước case thì một điểm bạn nhất định không nên bỏ qua là kích thước của mainboard. Cho dù case có kích thước đủ lớn nhưng mainboard chỉ ở mức vừa [Micro-ATX] hoặc nhỏ [Mini-ITX] thì khi gắn một chiếc card quá to sẽ có nguy cơ vướng phải các linh kiện khác trên chiếc mainboard ấy. 


Trên thị trường hiện nay, những dòng card cao cấp với hệ thống tản nhiệt ưu việt và hệ thống đèn led RGB bắt mắt, thường sẽ có kích thước rất lớn. Chúng ta không nên ưu tiên những yếu tố ngoại quan đó mà thay vào đó hãy lưu ý đến tính tương thích của chiếc card với mainboard của mình nhé.

Chọn Cấu Hình Card Phù Hợp Với Mục Đích Sử Dụng

Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ các thông số chi tiết về cấu hình bộ máy tính của mình cũng như cấu hình yêu cầu tối thiểu của một ứng dụng để đưa ra lựa chọn hợp lí cho mình.

Chọn Card Nhỉnh Hơn Mức Yêu Cầu Để Sử Dụng Lâu Dài

Sẽ là tốt nhất nếu bạn có thể lựa chọn một chiếc card mạnh hơn so với cầu hình tối thiếu mà ứng dụng hoặc game đó yêu cầu. Như vậy sẽ đảm bảo được chiếc card của bạn có thể đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu của bạn trong thời gian dài mà không gặp bất cứ khó khăn nào. 


Thông thường các ứng dụng sẽ ghi rõ cấu hình tối thiểu dành cho card màn hình theo dạng "NVIDIA GeForce " đối với NVIDIA hoặc "AMD RADEON " đối với AMD. Khi đó bạn chỉ cần nhìn vào số hiệu được ghi ở đó. Số hiệu càng lớn đồng nghĩa với việc chiếc card đó càng mạnh


Như vậy giả sử ứng dụng hoặc game đó yêu cầu cấu hình tối thiểu cho card màn hình là "NVIDIA GeForce 1050" thì bạn hãy chọn card mạnh hơn một chút như "NVIDIA GeForce 1060" là tốt nhất. Chỉ cần hơn một chút là được vì card quá mạnh sẽ đòi hỏi một chiếc CPU có sức mạnh tương ứng, bộ nguồn đủ mạnh và tất nhiên chi phí cao hơn. Nếu giữa CPU và card màn hình có sự chênh lệch quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng "nghẽn cổ chai", ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn.

Video Ram [VRAM] Sẽ Thể Hiện Được Hiệu Năng Xử Lí Của Card

Không khó để bắt gặp trường hợp 2 chiếc card màn hình có cùng số hiệu nhưng lại có VRAM khác nhau. Trong trường hợp đó, chiếc card có VRAM cao hơn hoặc cùng VRAM nhưng dung lượng nhiều hơn sẽ đem lại hiệu năng xử lí tốt hơn. Do đó sau số hiệu của card, một điểm quan trọng không kém mà bạn cần lưu ý nữa đó là VRAM của chiếc card đó. VRAM càng cao thì sẽ càng có lợi thế đối với các tác vụ xử lí đồ họa chuyên nghiệp cũng như việc sử dụng đa màn hình.


4 thông tin cơ bản, dễ nhận biết nhất liên quan đến VRAM đó là dung lượng của VRAM, loại bộ nhớ, bus bộ nhớ và băng thông bộ nhớ. Dung lượng VRAM sẽ được thể hiện theo định dạng "x GB", loại bộ nhớ sẽ là "GDDR y", bus bộ nhớ sẽ là "z-bit" và băng thông bộ nhớ là "t Gbps hoặc GB/s". Trong đa số trường hợp thì "x", "y", "z", "t" càng cao sẽ là càng tốt. Hãy đảm bảo rằng bạn mua được chiếc card có VRAM tối ưu nhất.

Chọn Card Phù Hợp Với Màn Hình Của Máy

Một chiếc card cho dù có ưu việt về nhiều mặt thì cũng chưa chắc có thể sử dụng cho tất cả các loại màn hình. Do đó sẽ rất phiền phức khi bạn mua một chiếc card mà còn phải đau đầu suy nghĩ thêm về những sợi dây cáp lằng nhằng để kết nối màn hình nữa đúng không nào?

Kiểm Tra Khả Năng Kết Nối Của Chiếc Card Trước Khi Mua

Việc card có kết nối được với màn hình hay không cũng là một điểm cần cân nhắc. Hầu hết các màn hình Full-HD trên thị trường hiện nay đều được trang bị cổng kết nối HDMI và DVI. Ngoài ra, sẽ có trường hợp một số loại màn hình 4K không hỗ trợ kết nối HDMI mà chỉ có cổng DisplayPort, hoặc những chiếc màn hình cũ chỉ hỗ trợ cổng VGA. Hãy kiểm tra xem chiếc card của bạn có trang bị các cổng kết nối này chưa nhé. 


Nếu bạn rơi vào trường hợp màn hình máy chỉ hỗ trợ cổng DVI nhưng card mà mình mua lại dành cho cổng HDMI hoặc DisplayPort, thì cách giải quyết duy nhất chính là mua thêm bộ chuyển đổi cổng kết nối. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra thật kỹ các cổng kết nối của bộ chuyển đổi để đảm bảo tất cả phù hợp với nhau và hoạt động hiệu quả nhé.

Xác Nhận Số Cổng Kết Nối Khi Muốn Sử Dụng Đa Màn Hình

Việc sử dụng 2 thậm chí 3, 4 màn hình cùng lúc đã không còn là chuyện lạ lẫm gì nữa. Để có thể sử dụng nhiều màn hình như thế thì chiếc card của bạn phải có đủ số lượng cổng kết nối cho những chiếc màn hình đó. Những chiếc card màn hình đang lưu hành trên thị trường hiện nay hầu hết đều có ít nhất là 2 và nhiều nhất lên đến 5 cổng kết nối. 


Dĩ nhiên, việc sử dụng đồng thời nhiều màn hình cũng đồng nghĩa với việc card màn hình sẽ phải xử lí nhiều việc hơn. Một chiếc card quá yếu khi gánh vác nhiều chiếc màn hình như thế sẽ dẫn đến việc giật lag, treo máy, v.v, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn. Do đó bạn cũng cần xem xét liệu sức mạnh của chiếc card có đáp ứng được nhu cầu như thế hay không nhé. 

Kiểm Tra Tính Tương Thích Giữa Card Và Bộ Nguồn Phụ

Sau cùng, một điểm cần lưu tâm nữa khi lựa chọn card màn hình đó là sự tương thích giữa card và bộ nguồn điện [PSU] của máy tính. Để biết điều này, bạn hãy lưu ý 2 điểm: thứ nhất, kiểm tra PSU có thể kết nối với card có nguồn phụ hay không; thứ hai, PSU có cung cấp đủ năng lượng cho card hay không nhé. 


Để chắc chắn card có nguồn phụ kết nối được với PSU, bạn nên kiểm tra thông tin của nguồn phụ vì đây chính là bộ phận giúp PSU liên kết được với card. Nguồn phụ thường có 2 loại phổ biến là 6 PIN và 8 PIN. Một số card màn hình cao cấp có thể có nhiều hơn 1 nguồn phụ tùy thuộc vào cấu hình. Chính vì thế, hãy kiểm tra thật kĩ về số nguồn phụ cũng như loại nguồn phụ để đảm bảo tất cả các nguồn đều được kết nối thành công.


Mặt khác, PSU còn cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống trong máy tính nên nếu lượng điện tiêu thụ của chiếc card vượt quá khả năng cung cấp điện của nguồn thì hệ thống máy tính sẽ không thể hoạt động bình thường thậm chí tệ hơn là hư hỏng. Do đó hãy lưu ý đến công suất PSU có thể cung cấp đủ điện cho card hay không. Công suất PSU phổ biến hiện nay sẽ dao động từ 400W cho đến trên 1000W. 

Top 12 Card Màn Hình tốt nhất hiện nay

Sau đây là top 12 chiếc card màn hình được săn đón nhiều nhất hiện nay, hãy cùng mybest xem qua nhé.

1

Số hiệu GPUDung lượng VRAMLoại VRAMBus bộ nhớBăng thông bộ nhớCUDA coreXung nhịpCổng kết nốiPSU khuyến nghịKích thướcNguồn phụ
NVIDIA GeForce GTX 1650
4 GB
GDDR 6
128-bit
12 Gbps
1280
OC Mode - 1770 MHz [Boost Clock] Gaming Mode [Default] - GPU Boost Clock : 1740 MHz , GPU Base Clock : 1530 MHz
HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 1; Có HDCP Support
550 W
17.4 x 12.1 x 3.9 cm
6 PIN

2

Số hiệu GPUDung lượng VRAMLoại VRAMBus bộ nhớBăng thông bộ nhớCUDA coreXung nhịpCổng kết nốiPSU khuyến nghịKích thướcNguồn phụ
NVIDIA GeForce GTX 1060
6 GB
GDDR 5X
192-bit
192 Gbps
1280
Boost Clock : up to 1797 MHz [Reference card: 1582 MHz] Game Clock* : 1771 MHz [Reference card: 1556 MHz] Base Clock : 1708 MHz [Reference card: 1506 MHz]
HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 3
500 W
22,4 x 13,1 x 3,6 cm
8PIN

3

Số hiệu GPUDung lượng VRAMLoại VRAMBus bộ nhớBăng thông bộ nhớCUDA coreXung nhịpCổng kết nốiPSU khuyến nghịKích thướcNguồn phụ
NVIDIA GeForce GTX 1050ti
4 GB
GDDR 5
128-bit
-
768
GPU Base Clock : 1328 MHz Gaming Mode [Default] - GPU Boost Clock : 1417 MHz , GPU Base Clock : 1303 MHz
HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 1; Có HDCP Support
450 W
20.3 x 11.5 x3.8 cm
Không

5

Số hiệu GPUDung lượng VRAMLoại VRAMBus bộ nhớBăng thông bộ nhớCUDA coreXung nhịpCổng kết nốiPSU khuyến nghịKích thướcNguồn phụ
NVIDIA GeForce RTX 2060
6 GB
GDDR 6
192-bit
-
1920
OC Mode: GPU Boost Clock : 1710 MHz - GPU Base Clock : 1395 MHz Gaming Mode: GPU Boost Clock : 1680 MHz , GPU Base Clock : 1365 MHz
HDMI x 2; DVI-D x 1; Có HDCP Support
650 W
24.2 x 13 x 5.3 cm
8 PIN

6

Số hiệu GPUDung lượng VRAMLoại VRAMBus bộ nhớBăng thông bộ nhớCUDA coreXung nhịpCổng kết nốiPSU khuyến nghịKích thướcNguồn phụ
NVIDIA Quadro RTX 4000
8 GB
GDDR 6
-
416 Gbps
2304
-
DisplayPort x 3, USB-C x 1
-
11,2 Cao x 24,3 Dài cm
8 PIN

8

Số hiệu GPUDung lượng VRAMLoại VRAMBus bộ nhớBăng thông bộ nhớCUDA coreXung nhịpCổng kết nốiPSU khuyến nghịKích thướcNguồn phụ
AMD Radeon RX 6600
8 GB
GDDR 6
128-bit
224 Gbps
1792
Boost Clock* : up to 2491 MHz Game Clock* : up to 2044 MHz
HDMI x 2; DisplayPort x 2
650 W
28,2 x 11,3 x 4,1 cm
8 PIN

9

Số hiệu GPUDung lượng VRAMLoại VRAMBus bộ nhớBăng thông bộ nhớCUDA coreXung nhịpCổng kết nốiPSU khuyến nghịKích thướcNguồn phụ
AMD Radeon RX 6900 XT
16 GB
GDDR 6
256-bit
16 Gbps
5120
Boost: Up to 2250 MHz / Game: Up to 2015 MHz
HDMI x 1; DisplayPort x 3
850 W
32,4 x 14,1 x 5,5
2 nguồn phụ 8 PIN

12

Số hiệu GPUDung lượng VRAMLoại VRAMBus bộ nhớBăng thông bộ nhớCUDA coreXung nhịpCổng kết nốiPSU khuyến nghịKích thướcNguồn phụ
NVIDIA GeForce GTX 1650
4 GB
GDDR 6
128-bit
12 Gbps
896
OC Mode - 1785 MHz [Boost Clock] Gaming Mode [Default] - GPU Boost Clock : 1755 MHz , GPU Base Clock : 1410 MHz
HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 1
450 W
20.6 x 12.5 x 4.6 cm
Không

Hình Ảnh Sản PhẩmTên Sản PhẩmĐặc ĐiểmGiá từSố hiệu GPUDung lượng VRAMLoại VRAMBus bộ nhớBăng thông bộ nhớCUDA coreXung nhịpCổng kết nốiPSU khuyến nghịKích thướcNguồn phụLink

1

ASUS

2

GIGABYTE

3

ASUS

4

GIGABYTE

5

ASUS

6

NVIDIA

7

MSI

8

GIGABYTE

9

MSI

10

ASUS

11

Leadtek

12

ASUS

ASUS Phoenix GeForce GTX 1650 SUPER

GIGABYTE GeForce® GTX 1060

ASUS Cerberus GeForce® GTX 1050 Ti

GIGABYTE GeForce GT 1030 OC 2G

ASUS Dual GeForce RTX™ 2060 EVO

NVIDIA QUADRO RTX 4000

GeForce RTX 3070 GAMING Z TRIO 8G

GIGABYTE Radeon™ RX 6600 EAGLE

MSI Radeon RX 6900 XT GAMING TRIO

ASUS GeForce GT 730 Low Profile

Leadtek NVIDIA Quadro P1000

ASUS TUF Gaming GeForce® GTX 1650 OC Edition

Ứng Cử Viên Sáng Giá Cho Phân Khúc Card Tầm Trung

Lão Tướng Bất Bại Đến Từ NVIDIA

Mẫu Card Dành Cho Game Thủ "Nhập Môn" Thế Giới Gaming

Cứu Tinh Cho Những Bộ Máy Cũ

Đắm Mình Trong Thế Giới Gaming Với Công Nghệ Ray Tracing

Phương Tiện Đưa Bạn Đến Với Đồ Họa Chuyên Nghiệp

Chiếc Binh Càn Quét Game AAA

Chiến Mã Thế Hệ Mới Đến Từ AMD

Sức Mạnh Tối Thượng Của Trùm Cuối AMD

Card Low Profile "Một Cho Tất Cả"

Hỗ Trợ Tốt Cho Các Dự Án Đồ Họa Nhẹ Nhàng

Hiệu Năng Mạnh Mẽ Cùng Với Vẻ Ngoài Khỏe Khoắn

7.500.000 VNĐ7.500.000 VNĐ4.500.000 VNĐ2.500.000 VNĐ15.000.000 VNĐ21.000.000 VNĐ27.000.000 VNĐ15.000.000 VNĐ40.000.000 VNĐ1.600.000 VNĐ7.500.000 VNĐ7.000.000 VNĐ
NVIDIA GeForce GTX 1650NVIDIA GeForce GTX 1060 NVIDIA GeForce GTX 1050tiNVIDIA GeForce GT 1030NVIDIA GeForce RTX 2060NVIDIA Quadro RTX 4000NVIDIA GeForce RTX 3070AMD Radeon RX 6600AMD Radeon RX 6900 XTNVIDIA GeForce GT 730NVIDIA Quadeo P1000NVIDIA GeForce GTX 1650
4 GB6 GB4 GB2 GB6 GB8 GB8 GB8 GB 16 GB2 GB4 GB4 GB
GDDR 6GDDR 5XGDDR 5GDDR 5GDDR 6GDDR 6 GDDR 6GDDR 6GDDR 6GDDR 5GDDR 5GDDR 6
128-bit192-bit128-bit64-bit192-bit-256-bit128-bit256-bit64-bit128-bit128-bit
12 Gbps192 Gbps---416 Gbps14 Gbps224 Gbps16 Gbps-82 Gbps12 Gbps
1280128076838419202304588817925120384640896
OC Mode - 1770 MHz [Boost Clock] Gaming Mode [Default] - GPU Boost Clock : 1740 MHz , GPU Base Clock : 1530 MHzBoost Clock : up to 1797 MHz [Reference card: 1582 MHz] Game Clock* : 1771 MHz [Reference card: 1556 MHz] Base Clock : 1708 MHz [Reference card: 1506 MHz]GPU Base Clock : 1328 MHz Gaming Mode [Default] - GPU Boost Clock : 1417 MHz , GPU Base Clock : 1303 MHzBoost: 1544 MHz / Base: 1290 MHz in OC mode Boost: 1518 MHz / Base: 1265 MHz in Gaming modeOC Mode: GPU Boost Clock : 1710 MHz - GPU Base Clock : 1395 MHz Gaming Mode: GPU Boost Clock : 1680 MHz , GPU Base Clock : 1365 MHz--Boost Clock* : up to 2491 MHz Game Clock* : up to 2044 MHzBoost: Up to 2250 MHz / Game: Up to 2015 MHz--OC Mode - 1785 MHz [Boost Clock] Gaming Mode [Default] - GPU Boost Clock : 1755 MHz , GPU Base Clock : 1410 MHz
HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 1; Có HDCP SupportHDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 3HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 1; Có HDCP SupportHDMI x 1; DVI-D x 1HDMI x 2; DVI-D x 1; Có HDCP SupportDisplayPort x 3, USB-C x 1HDMI x 1; DisplayPort x 3HDMI x 2; DisplayPort x 2HDMI x 1; DisplayPort x 3HDMI x 1; DVI-D x 1; VGA x 1Mini DisplayPort x 4HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 1
550 W500 W450 W300 W650 W-700 W650 W850 W300 W450 W450 W
17.4 x 12.1 x 3.9 cm22,4 x 13,1 x 3,6 cm20.3 x 11.5 x3.8 cm16,7 x 11,1 x 2,6 cm24.2 x 13 x 5.3 cm11,2 Cao x 24,3 Dài cm32,3 x 14 x 5,6 cm28,2 x 11,3 x 4,1 cm32,4 x 14,1 x 5,516.5 x 6.9 x3.9 cm6,9 Cao x 14,5 Dài cm20.6 x 12.5 x 4.6 cm
6 PIN8PINKhôngKhông8 PIN8 PIN2 nguồn phụ 8 PIN8 PIN2 nguồn phụ 8 PINKhôngKhôngKhông
  • Ghé thăm Lazada
  • Ghé thăm Shopee
  • Ghé thăm Lazada
  • Ghé thăm Shopee
  • Ghé thăm Lazada
  • Ghé thăm Shopee
  • Ghé thăm Lazada
  • Ghé thăm Shopee
  • Ghé thăm Lazada
  • Ghé thăm Shopee
  • Ghé thăm Lazada
  • Ghé thăm Shopee
  • Ghé thăm Lazada
  • Ghé thăm Shopee
  • Ghé thăm Tiki
  • Ghé thăm Lazada
  • Ghé thăm Shopee
  • Ghé thăm Lazada
  • Ghé thăm Shopee

Tham Khảo Các Sản Phẩm Có Liên Quan Khác

Hãy cùng mybest điểm qua những sản phẩm giúp trải nghiệm sử dụng máy tính của bạn trở nên tiện lợi và thoải mái hơn nhé. Đặc biệt, các sản phẩm dành cho game thủ và các nhà đồ họa cũng xuất hiện ở những bài viết dưới đây nữa đấy.

Writer: Khải Hoàn; Editor: Ban biên tập mybest

  • Like mybest trên Facebook để theo dõi nhiều thông tin mới nhé!

Video liên quan

Chủ Đề