Tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm năm 2023

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 169, Khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ, kể từ ngày 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu của lao động nam làm việc trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

- Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021];

- Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021] từ đủ 15 năm trở lên;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thêm một trong các điều kiện sau:

- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Người lao động không bị quy định giới hạn về tuổi đời khi đã có đủ 20 năm đóng BHXH và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Trường hợp ông Chung sinh tháng 10/1964, công tác từ tháng 10/1987, nếu ông có quá trình công tác được tính hưởng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 và thời gian đóng BHXH đến nay từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có 16 năm 6 tháng công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021] thì tại thời điểm tháng 9/2022 ông đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Mức lương hưu và các chế độ được hưởng khi nghỉ hưu

BHXH Việt Nam cung cấp một số thông tin liên quan về mức hưởng chế độ hưu trí và các trợ cấp liên quan mà ông có thể được hưởng khi nghỉ hưu như sau:

Về mức hưởng lương hưu, mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Về tỷ lệ hưởng lương hưu, đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tăng thêm người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị giảm 2%.

Về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, theo quy định tại Điều 58 Luật BHXH thì người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Về trợ cấp khu vực một lần, theo quy định tại Điều 123 Luật BHXH, Điều 21 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu kể từ ngày 1/1/2016 trở đi, mà trước ngày 1/1/2007 đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực thì còn được giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng BHXH. Mức hưởng trợ cấp khu vực một lần được thực hiện theo Khoản 2, Điều 31 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Về BHYT, theo quy định tại Khoản 4, Điều 18 Luật BHXH, người đang hưởng lương hưu sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí để thực hiện khám chữa bệnh tại cơ sở y tế.

BHXH Việt Nam cung cấp thông tin chung về quy định của chính sách để ông nắm được. Trường hợp cần giải thích và hướng dẫn chi tiết hơn, ông có thể liên hệ với cơ quan BHXH nơi cơ quan ông đang đóng BHXH hoặc cư trú và cung cấp thông tin cụ thể về ngày tháng năm sinh và quá trình đóng BHXH để được tư vấn cụ thế.

Chinhphu.vn


Chế độ hưu trí là quyền lợi quan trọng khi người lao động tham gia BHXH được hưởng nên rất được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là về cách tính, mức hưởng và các quyền lợi của chế độ này. Trong bài viết này Bảo hiểm xã hội điện tử EFY-eBHXH sẽ hướng dẫn người lao động cách tính lương hưu và trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu của chế độ hưu trí. Các bạn cùng theo dõi nhé!

1. Cách tính lương hưu hàng tháng 

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

+ Mức hưởng lương hưu hàng tháng được xác định theo tỷ lệ % lương tháng đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

+ Tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hàng tháng tối đa của NLĐ khi về hưu là 75% mức lương đóng BHXH.

* Cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng

Các xác định tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng phụ thuộc vào từng đối tượng là nam hay nữ hoặc là đối tượng nằm trong diện được xét hưởng chế độ đặc biệt khi bị suy giảm khả năng lao động hay không.

- Về hưu trước ngày 01/01/2018

Nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + [Thời gian tham gia BHXH - 15 năm] x 2%

Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + [Thời gian tham gia BHXH - 15 năm] x 3%

- Về hưu từ ngày 01/01/2018

Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + [Thời gian tham gia BHXH - 15 năm] x 2%

Nam:

+ Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + [Thời gian tham gia BHXH - 16 năm] x 2%.

+ Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + [Thời gian tham gia BHXH - 17 năm] x 2%.

+ Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + [Thời gian tham gia BHXH - 18 năm] x 2%.

+ Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + [Thời gian tham gia BHXH - 19 năm] x 2%.

+ Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + [Thời gian tham gia BHXH - 20 năm] x 2%.

Lưu ý: Tỷ lệ không vượt quá 75%

* Cách tính Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Mức BQTL = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của năm cuối trước khi nghỉ việc / [Tx12 tháng]

Thời gian bắt đầu tham gia BHXH

Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH [T]

Trước ngày 01/01/1995

5 năm

Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000

6 năm

Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006

8 năm

Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015

10 năm

Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019

15 năm

Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024

20 năm

Từ 01/01/2025

Toàn bộ thời gian đóng BHXH

- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

2. Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

- Thời gian có tháng lẻ từ 1 đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 đến 11 tháng được tính là một năm.

Như vậy trong bài viết trên đây chúng tối đã gửi đến bạn đọc những thông tin cập nhật nhất về cách tình lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu trong chế độ hưu trí. Với những thông tin này, hy vọng rằng NLĐ có thể chủ động hơn trong việc tính mức hưởng lương hưu hàng tháng.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Dương 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

EFY Việt Nam

Tin tức liên quan

  • Đối tượng nào được tăng lương hưu kể từ 01/01/2022?
  • Hướng dẫn cách đăng ký nhận lương hưu tại nhà qua tài khoản ngân hàng
  • Thủ tục hưởng chế độ hưu trí
  • Đóng bảo hiểm trên 20 năm muốn rút BHXH một lần được không?
  • Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có được hưởng lương hưu hay không?

Chủ Đề