Văn bằng 2 y học cổ truyền 2023

Review ngành Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược TP.HCM [UMP HCM] – Ngành truyền thống nhưng không hề “lỗi thời”

Y học cổ truyền được dự báo là một ngành chăm sóc sức khỏe cần nhiều nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Lựa chọn cho mình một ngôi trường đào tạo ngành học này phù hợp với bản thân cũng là điều vô cùng quan trọng. Để hiểu hơn về y học cổ truyền, cụ thể là ngôi trường đại học đào tạo ngành y học cổ truyền top đầu hiện nay – Trường Đại học Y Dược TP.HCM [UMP HCM] thì hãy cùng Hocmai.vn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Y học cổ truyền là một ngành đầy thú vị

Mục lục

  • 1. Ngành Y học cổ truyền là gì?
  • 2. Học ngành Y học cổ truyền tại trường Đại học Y Dược TP.HCM như thế nào?
  • 3. Điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền tại trường Đại học Y Dược TP.HCM
  • 4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Y học cổ truyền

1. Ngành Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền [hay còn gọi là Đông y] là thuật ngữ dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với Tây y [y học hiện đại từ phương Tây]. Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành. Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó trong khi Tây y dựa trên các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh…

Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp: vọng chẩn [quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh], văn chẩn [lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân], vấn chẩn [hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan], thiết chẩn [khám bằng tay và dụng cụ] để xác định bệnh trạng. Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp; vật lý trị liệu.

2. Học ngành Y học cổ truyền tại trường Đại học Y Dược TP.HCM như thế nào?

Chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh bằng các phương pháp Y học cổ truyền, được đào tạo chuyên sâu về Y học cổ truyền như Dược học cổ truyền, dưỡng sinh, châm cứu, bệnh học…

Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1998 trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị: Trường Trung Học Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh II và Bộ môn Y học dân tộc, Khoa Y trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Khoa Y học cổ truyền có 7 bộ môn:

  • – Châm cứu
  • – Nội khoa Đông y
  • – Nhi khoa Đông y
  • – Dưỡng sinh
  • – Bào chế Đông dược
  • – Dược học cổ truyền
  • – Y học cổ truyền cơ sở.

Khoa có Phòng thí nghiệm YDHCT, Đơn vị Đảm bảo chất lượng giáo dục, Bệnh viện thực hành [Cơ sở 3-BV ĐHYD TPHCM], Phòng đọc Khoa.

Ngoài ra còn có các cơ sở liên kết đào tạo: Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP. HCM, Bệnh viện Quận 2, Quận 4, BV 115, BV 175, BV Phục hồi chức năng- Điều trị bệnh nghề nghiệp, BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM [1A], BV Nhân dân Gia Định, BV Thống Nhất, BV Trưng Vương, BV Hùng Vương, BV 30/4, BV An Bình, BV Nguyễn Trãi…

Sinh viên ngành Y học cổ truyền rất được trú trọng trong phần thực hành

Khoa Y học cổ truyền có hoạt động nghiên cứu khoa học khá sôi nổi, các lĩnh vực nghiên cứu gồm: nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của tất cả các lĩnh vực của YHCT Lý luận Y học cổ truyền, Châm cứu, Dược học cổ truyền, Dưỡng sinh, Bệnh học YHCT.

Khoa YHCT có nhiều hoạt động hợp tác-liên kết với các cơ quan trong và ngoài nước. Điển hình một số hoạt động sau:

  • – Hợp tác với Viện Nghiên cứu Hóa các hợp chất thiên nhiên ICSN-CNRS [Pháp] để nghiên cứu khoa học và đào tạo trong lĩnh vực Hóa thực vật và Dược lý thực nghiệm.
  • – Liên kết với các trường tại các nước trên thế giới: Đại học Trung Y Dược Quảng Châu, Đại học Trung Y An Huy, Đại học Trung Y Hồ Bắc [Trung Quốc], Đại học Y khoa Trung Hoa [Đài Loan], Đại học Kyung Hee [Hàn Quốc], Đại học Toyama [Nhật Bản] để hợp tác đào tạo Đại học và Sau Đại học, trao đổi sinh viên; hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và công bố quốc tế.

3. Điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền tại trường Đại học Y Dược TP.HCM

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Y học cổ truyền

Sau tốt nghiệp, những sinh viên ngành Y học cổ truyền có thể làm việc tại những bệnh viện Y học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền tại những bệnh viện đa khoa, tỉnh, huyện hay cơ sở y tế…

Sinh viên của ngành cũng được cung cấp nhiều kỹ năng chăm sóc và điều trị như khám chữa bệnh, kê đơn, bốc thuốc, điện châm, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… từ đó có thể mở phòng khám và điều trị bệnh tại nhà. Ngoài ra, sinh viên của ngành cũng có thể tham gia công tác phòng bệnh, tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền, phát hiện và xử lý bệnh cấp cứu… tại phường xã hay tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực Y học cổ truyền.

Bài viết vừa rồi Hocmai.vn đã giới thiệu và gửi đến các bạn hiểu về ngành Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược TP.HCM. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích mà các bạn đang cần tìm kiếm. Chúc các bạn sẽ thành công trong tương lai sau này nhé!

Bài viết liên quan

  • Review trường Đại học Y Dược TP.HCM [UMP HCM]: Cái nôi đào tạo những “thiên thần áo trắng” hàng đầu Việt Nam
  • Y học cổ truyền - Đại Học Y Hà Nội
  • Hộ sinh - Đại Học Y Dược TPHCM
  • Y tế công cộng - Đại Học Y Dược TPHCM

Chủ Đề