Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

............. mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn , thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá " .

Trình bày suy nghĩ của em về câu văn trên bằng một đoạn văn 7 - 10 câu .

Các câu hỏi tương tự

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến.Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

[Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục ViệtNam ]

Cho biết hàm ý trong câu văn: “Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá” [0,5 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

[Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004]

Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

[Theo Hạt giống tâm hồn]

Theo em, câu chuyện trên đã cho chúng ta bài học gì?

A. Phải biết quan tâm đến bạn bè lúc khó khăn, hoạn nạn.

B. Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn nhất thời.

C. Biết xóa bỏ những điều không vui trong cuộc sống.

D. Biết bỏ qua những lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

[Theo Hạt giống tâm hồn]

Theo em, vì sao người được cứu lúc này lại khắc chữ trên đá?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc trên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

[Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004]

Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.

Bài làm

“Có những món quà được trao đi để tiếp tục trao cho những người khác” [Khuyết danh]. Thật vậy, cho đi một lời cảm ơn thứ ba nhận lại sẽ là sự tôn trọng và kính yêu từ người khác. Bạn cho đi một nụ cười, thứ bạn nhận lại sẽ là hàng ngàn hạnh phúc, tươi vui từ người khác. Bạn cho đi làm một, thứ bạn nhận lại sẽ là mười. Vì vậy, chúng ta: “Hãy học cách viết những nỗi đau buồn thù hằn lên cát và khắc ghi những ân tình lên đá” [Trích Quà Tặng Cuộc Sống]. Bởi nếu bạn học theo cách ấy, bạn sẽ có thể sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác mà không trông chờ mong đợi điều gì từ họ.

Vậy “học cách viết nỗi buồn đau hận lên cát” nghĩa là gì? “Học cách viết nỗi buồn đau thù hằn lên cát” là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho chúng ta nỗi buồn đau, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời. Là sẵn sàng quên đi những nỗi buồn đau đó. Không chấp nhất, không vị kỷ họ, để chúng ta là những người có tấm lòng bao dung nhân hậu. Còn “học cách khắc ghi những ân nghĩa lên đá” là phải luôn biết trân trọng, khắc sâu mãi trong lòng sự biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn, éo le. Chỉ có như vậy bạn mới nhận được sự tôn trọng, giúp đỡ từ người khác. Nếu bạn chịu tha thứ cho người khác và sẵn sàng khắc ghi những ân tình của họ trong trái tim mình, thì một ngày không xa bạn sẽ trở thành một người được cả thế giới ngưỡng mộ. Như vậy, câu nói khẳng định sự quan trọng của lòng biết ơn, trân trọng, sự giúp đỡ của người khác, và hơn hết là biết khoan dung tha thứ cho lỗi lầm của họ.

>> Xem thêm:  Bình giảng về Người bạn tù thổi sáo trong Nhật ký trong tù

Trong cuộc sống của chúng ta, đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng phải trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn; nhưng những lúc như vậy chúng ta cần tha thứ, bỏ qua, quên đi bản thân đau buồn mà cố gắng tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Vì như vậy chúng ta mới có thể an tâm, tĩnh lặng trong cuộc sống của mình. Để dù sau này có ra sao, bạn cũng không thấy hối lỗi. Hãy khoan dung trước những lỗi lầm của người khác, và tiếp nhận từ họ một thái độ sống tốt, lòng tôn trọng. Hơn thế nữa, chúng ta cần biết khắc ghi ân nghĩa từ người khác dành cho mình bởi ân nghĩa là những điều tốt đẹp những điều luôn có trong mỗi con người. Chúng ta cần ghi nhớ không quên. Bởi vì đó là truyền thống đạo lý đáng có của con người. Câu nói là một lời khuyên đúng đắn với mỗi con người. Sự tha thứ khoan dung của bậc làm cha mẹ đối với con cái, sự yêu thương biết ơn trân trọng của con cái với cha mẹ chính là minh chứng cho lòng khoan dung và ân nghĩa. Hãy sống lạc quan, khoan dung và ân tình, vì đó chính là thành công để hoàn thiện bản thân bạn. Và chúng ta hãy sống lại chúng ta, hãy sống một cuộc sống khoan dung và sâu sắc tâm tình, để chúng ta có một cuộc đời tươi đẹp. Đâu thể nào có được sự dễ dàng tha thứ cho người khác. Bạn đã từng làm được như vậy trong lúc bản thân không thể kiềm chế được chưa? Nếu chưa xin hãy cố gắng để học được điều ấy. Để trong một cuộc giao tiếp, trong một cuộc gặp gỡ nào đó của bạn và mọi người, bạn sẽ giữ được thái độ bình tĩnh. Và nếu bạn có thể tha thứ việc người khác gây ra cho bạn, nghĩa là bạn đã đang giúp họ ghi lại ân tình của bạn dành cho họ lên đá.  Cuộc sống là những gam màu trắng, đen, xanh, vàng,…không trùng lặp, vì vậy chúng ta hãy dùng gam màu của lòng tha thứ và biết ơn để bổ sung vào khung cảnh cuộc đời. Để dù sau này có ngoảnh đầu nhìn lại, chúng ta vẫn có thể im tâm mà đi tiếp.

>> Xem thêm:  Hiện tượng ô nhiễm môi trường và những hệ quả khôn lường

Andersen – chính là tấm gương cho một người sẵn sàng bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác đối với mình. Andersen sinh ra trong một gia đình nghèo, đi họ thường xuyên bị bạn bè chê bai về ngoại hình, tuy nhiên, nhờ nỗ lực kiên cường tới cùng, Andersen giờ đây đã trở thành người khiến người khác phải ngưỡng mộ. Mọi nhận xét của người khác về bạn, nếu bạn không chịu bỏ qua mà chấp nhặt họ, thì bạn đã rơi vào hố sâu của lòng ghen ghét. Chúng ta ra sao,là người như thế nào, chỉ bạn mới có thể nhận xét và tự sỉ vả mình. Người khác không thể làm vậy với bạn. Andersen chọn tha thứ cho những lời nói tếu táo của bạn học và tập trung vào việc học tập, đã cho thấy ông là một người sẵn sàng bỏ qua, tha thứ cho người khác. Như vậy, sự tha thứ và lòng biết ơn sẽ là thứ đi bên bạn suốt cuộc đời. Ngày hôm nay bạn tha thứ cho một ai đó, nghĩa là bạn đã được họ ghi tên trên tảng đá không bao giờ mất đi nào đó.

Tuy nhiên, bên cạnh những người sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác, sẵn lòng biết ơn với người khác, vẫn có những kẻ không biết xem trọng tình nghĩa, luôn chấp nhặt người khác. Hay đó là những kẻ luôn xem thường người khác, luôn khiến họ cảm thấy mình thấy bé, khiến họ không thể tha thứ cho bạn. Những kẻ như vậy đáng bị xã hội lên án, phê phán. Và muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta, mỗi con người hãy giống như ý kiến trên, sẵn lòng tha thứ và biết ơn người khác một cách trọn vẹn. Vì ý nghĩa của cuộc sống chỉ đơn giản là vậy.

“Sứ mệnh chân chính của con người là sống chứ không phải tồn tại” [Jack London]. Thật vậy, việc con người có mặt ở trên thế giới này là để sống, để làn những việc tốt, có ích cho xã hội chứ không phải làm những việc khiến người khác ghét bỏ, không tha thứ. Vì vậy, xin hãy sống để tha thứ, biết ơn người khác, chứ đừng tồn tại để làm hại họ.

Video liên quan

Chủ Đề