Về con người cá nhân trong văn học cổ việt nam,

Chuyên đề: Con người cá nhân trong Văn học trung đại Việt Nam thế kỉXVIII-XIX qua một số tác giả và tác phẩm thơ tiêu biểu trong chương trìnhNgữ văn 11.1. Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương.a. Khái quát về tác giả Hồ Xuân HươngHồ Xuân Hương [1772 – 1822]* Tiểu sử- Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất.- Theo các tài liệu lưu truyền quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnhNghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấychồng nhưng đề là lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.- Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thông minh đi niều nơi, giao thiệp với rộng[quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du].- Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.* Sự nghiệp văn họcTác phẩm chính- Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.1- Theo giới nghiên cứu hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ tương truyền làcủa Hồ Xuân Hương.- Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí [phát hiện năm 1964] gồm 24 bài chữHán và 26 bài chữ nôm.Phong cách nghệ thuật- Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độcđáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn họcdân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.- Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đốivới người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ=> Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.* Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả- Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồncảm hứng vô tận cho hậu thế.b. Con người cá nhân bản năng trong thơ Hồ Xuân Hương.Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương được thể hiện một cách toàndiện và sâu sắc.- Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương là con người có cái “tôi” ýthức về mình, cá tính và đầy bản lĩnh.- Con người cá nhân bản năng đã trở thành hình tượng điển hình, xuất hiệnxuyên suốt trong các tác phẩm thơ Nôm của bà. Một con người hội tụ đầy đủ vẻđẹp từ hình thể đến tâm hồn, và nhu cầu trần tục rất con người:“Đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm,Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.”[Thiếu nữ ngủ ngày]Vẻ đẹp thanh tân của người con gái thơ mộng như Bồng Đảo, nguyên sơ nhưĐào Nguyên đã dần hé lộ, người “quân tử” đứng trước “tòa thiên nhiên” khôngtránh khỏi động lòng, “dùng dằng” giữa bản năng và lí trí. Bà chúa thơ Nôm khôngchỉ mạnh dạn đề cao vẻ đẹp đường nét, mà còn đề cập đến nhu cầu tự nhiên củacon người. Xuân Hương đã vận dụng khéo léo nghệ thuật nói lái để nhấn mạnhquan hệ tình dục của con người là một nhu cầu bản năng trần thế:“Thú vui quên cả niềm lo cũ,Kìa cái diều ai nó lộn lèo.”[Quán Khánh]Mỗi câu thơ là cách nói ví von, so sánh hay ước lệ hình tượng để miêu tả bộphận trên cơ thể và quan hệ nam nữ. Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ hiếm hoi dámnói thẳng, nói đúng với suy nghĩ của mình, nói hộ những ai chưa dám thổ lộ vìquan niệm đạo đức nho gia cho đó là điều cấm kị. Thơ Hồ Xuân Hương tục mà2thanh, nhu cầu ân ái của thế gian không thể thiếu, đó là đòi hỏi bình thường để đạtđến sự hòa hợp tình yêu và sắc dục, cốt lõi là sự mong mỏi tình yêu chung thủy:“Thân em như quả mít trên cây,Vỏ nó sù sì, múi nó dày.Quân tử có yêu thì đóng cọc,Xin đừng mân mó nhựa ra tay.”[Quả mít]- Hình tượng nổi bật trong con người cá nhân là hình tượng người phụ nữ cátính và nữ tính của tác giả:“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,Này của Xuân Hương mới quệt rồi.Có phải duyên nhau thì thắm lại,Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”[Mời trầu]Cách mời trầu độc đáo với “cau nho nhỏ”, “trầu hôi” là lời mời chân thành,trân trọng xuất phát từ một trái tim khao khát hạnh phúc lứa đôi. Xuân Hươngkhông chỉ là người phụ nữ tài năng, mà còn là người chân thực luôn sống thật vớicảm xúc của mình. Trước những bất công xã hội dành riêng cho người phụ nữ thìXuân Hương đã ý thức được nỗi đau và khát vọng thầm kín của chung một tầnglớp người. Bà lên tiếng kêu gọi tìm tiếng nói chung và sự đồng cảm cho số phận,tiếng nói đó trong chùm thơ Tự tình, Không chồng mà chửa, Dỗ người đàn bàkhóc chồng, Làm lẽ,… Một tấm lòng bao la, người Cổ Nguyệt đau nỗi đau cùngngười, luôn mở lòng chia sẻ với chị, với em:nhiêumình?“Hỏihỡituổibaocôxinh mà emChịcũngcũng xinh.vui kia sao… Còn thúchẳng vẽ,thợ vẽ khéoTrách ngườivô tình.”[Tranhtốnữ]Mỗiđều thể hiệncá tính củanữ trong thơđời thực. Hồcâu mỗi chữbản lĩnh vàngười phụlẫnngoàiXuân3Hương tự xưng tên mình khi mời trầu, gọi “cô mình”, “chị - em” [Tranh tố nữ],nhận là “chị” để Mắng học trò dốt. Nữ sĩ tự tin khẳng định vị trí, tài năng của mìnhkhông thua kém gì nam giới: “Ví đây đổi phận làm trai được - Thì sự anh hùng hábấy nhiêu?”[Đề đền Sầm Nghi Đống].=> Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương là con người ý thức tàinăng bản thân và luôn khát khao hạnh phúc tình yêu, là con người giàu lòng nhânái, cảm thông với những cảnh đời bất hạnh trong xã hội bất công. Những dòng thơNôm của bà là lời tâm tình, thổ lộ cảm xúc trần tục, mạnh mẽ hơn là tiếng nói đảkích quan niệm cố hữu để đòi quyền tự do cho con người trong đó có người phụnữ.c. Con người cá nhân trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương* Giới thiệu bài thơ- Bài thơ Tự tình 2 nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ XuânHương Chùm thơ “làm nên tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tìnhcảm bản thân của đời mình trong văn học cổ điển Việt Nam” [Xuân Diệu].* Con người cá nhân thể hiện ở nội dung.Một Xuân Hương cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng trước cuộc đời [trong hai câu đề]:– Đêm khuya: là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình trongnhững suy tư, trăn trở về cuộc đời, số phận. Đồng thời nó cũng gợi lên không gianvắng vẻ, yên tĩnh.- Từ láy “ văng vẳng”: càng làm cho không gian thêm quạnh hiu, gợi cảmgiác cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.- Tiếng “trống canh dồn”: báo hiệu bước đi dồn dập, gấp gáp của thời gian.Bước đi ấy kéo theo tuổi trẻ, nhan sắc tàn phai mà tình duyên lỡ dở, khiến chonhân vật trữ tình rơi vào tâm trạng lo âu, rối bời.- “Trơ”: cô đơn, trơ trọi, tủi hổ, trơ lì, như thách thức cùng tạo hóa.- Cách dùng từ “cái hồng nhan”: cụ thể hóa, đồ vật hóa, rẻ rúng hóa cuộc đờicủa chính mình.- Nghệ thuật đối lập [cái hồng nhan >< nước non] và đảo ngữ [đặt từ “trơ”lên đầu câu]: nhấn mạnh sự bẽ bàng, phẫn uất và sự bền gan thách đố cùng số phậncủa người nữ sĩ.=> Hai câu thơ đầu là cảm giác cô đơn trống vắng trước vũ trụ, tủi hổ bẽbàng trước cuộc đời, đồng thời thể hiện ý thức cá nhân cao độ của nhân vật trữtình.Một Xuân Hương xót xa cho duyên phận dở dang,lỡ làng [trong hai câuthực]:- “ say lại tỉnh “ -> vòng quẩn quanh: Nhân vật trữ tình mượn rượu để giảisầu nhưng càng uống nỗi buồn càng thấm đẫm, càng uống càng thấm thía hơnnghịch cảnh mà mình đang phải gánh chịu.4– Trăng khuyết - chưa tròn: Tuổi xuân dần đi qua mà tình duyên vẫn chưatrọn vẹn.=> Hai câu thơ là nỗi xót xa cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng củaHồ Xuân Hương.Một Xuân Hương mạnh mẽ, cá tính trong khát vọng phản kháng [hai câuluận]:– Rêu, đá: những sự vật nhỏ bé, bình thường hiện lên trong thơ Hồ XuânHương tràn đầy sức sống, một sức sống mãn liệt ngay cả trong những cảnh huốngbi thương nhất.– Động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phithường, muốn phá phách, tung hoành.– Phép đảo ngữ [đưa động từ xiên ngang, đâm toạc lên đầu câu] và nghệthuật đối-> nhấn mạnh sự bứt phá của thiên nhiên, phản kháng của tâm trạng nhânvật trữ tình.=> Hai câu thơ thể hiện thái độ không chấp nhận hoàn cảnh, số phận, hàm chứakhát vọng muốn quậy phá, muốn xóa bỏ những ràng buộc khắt khe của lễ giáophong kiến. Từ đó người đọc thấy được cá tính và bản lĩnh vô cùng mạnh mẽ củaHồ Xuân Hương.Một Xuân Hương dù bản lĩnh nhưng cuối cùng vẫn đắng cay chấp nhận thuacuộc [hai câu kết]:- Hai câu kết khép lại lời tự tình.- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại: Nỗi đau về thân phận lẽ mọn, ngán ngẩm vềtuổi xuân qua đi không trở lại, nhưng mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn.- Mảnh tình san sẻ tí con con : Đó là nỗi lòng của người phụ nữ ngày xưakhi với họ hạnh phúc chỉ là chiếc chăn quá hẹp.- Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đậncủa nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch.=> Hai câu thơ thể hiện tâm trạng ngán ngẩm, buông xuôi, Xuân Hương nỗlực kiếm tìm hạnh phúc nhưng cuối cùng vẫn đắng cay chấp nhận thua cuộc.* Con người cá nhân thể hiện ở nghệ thuật.- Thơ đường luật đã được Việt hóa bằng thứ ngôn ngữ bình dân, tự nhiên, đanghĩa.+ Sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc tháiđặc tả mạnh: những động từ chỉ tình thái [dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc,…],những tính từ chỉ trạng thái [say, tỉnh, khuyết, tròn,…].+ Phối hợp, tổ chức ngôn ngữ một cách sáng tạo: nghệ thuật đối, đảo ngữ,cách ngắt nhịp,…5=> Bằng cách sử dụng, tổ chức ngôn ngữ sáng tạo, tài tình, Hồ Xuân Hươngđã bộc lộ được tâm trạng bất mãn với cuộc đời, số phận và niềm khát khao hạnhphúc lứa đôi.- Hình ảnh giàu sức gợi [trăng, rêu, đá…] có khả năng diễn đạt những biểuhiện phong phú, tinh tế của tâm trạng.- Giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: ngậm ngùi, ai oán, tủi hổ,phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường.d. Đánh giá- Từ ngôn ngữ đến hình tượng nghệ thuật trong thơ, Hồ Xuân Hương đã thểhiện cái tôi cá nhân hết sức độc đáo, mới mẻ, đầy bản lĩnh.- Xuân Hương đã đi từ nghịch cảnh riêng để nói hộ tâm tư, nỗi lòng củanhững người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công. Vì vậy, tiếng thơ của bà vừalà lời than thân trách phận, vừa là tiếng nói tố cáo phản kháng đòi quyền hạnh phúccho người phụ nữ, vừa là lời trân trọng vẻ đẹp của họ.- Đằng sau những tiếng nói đả kích với giọng điệu mỉa mai là một tâm hồnthiết tha với đời, muốn yêu và được yêu nhưng lại bị cuộc đời từ chối khôngthương tiếc. Chính điều này đã góp phần tạo nên một “Bà chúa thơ Nôm” giàu nữtính nhưng cũng rất cá tính, cùng với một ngòi bút mang đậm tính nhân văn khiviết về con người. Chủ nghĩa nhân văn trong thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương có giátrị rất lớn, góp phần làm phong phú thêm sự phát triển rực rỡ của văn học giai đoạnnửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.2. Con người cá nhân trong thơ Nguyễn công trứa. Khái quát về tác giảNguyễn Công Trứ [ 1778 – 1858]* Tiểu sử- Nguyễn Công Trứ sinh năm 1788, mất năm 1858, thọ 81 tuổi. Ông lấy biệthiệu là Hy Văn. Ông quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.- Thân sinh là Nguyễn Công Tấn, giữ chức quan nhỏ dưới triều Lê. Khi TâySơn ra Bắc, ông chống lại Nguyễn Huệ lên ngôi ông không chịu ra làm quan màtrở về quê hương mở trường dạy học. Gia đình Nguyễn Công Trứ vì vậy cũng sasút và nghèo đi.- Nguyễn Công Trứ là người thích lối sống tự do, phóng khoáng. Ông cũnglà người có tài, ham học, có chí và rất hăm hở trong việc lập danh. Ông đi thi rấtnhiều lần, trượt vẫn không nản, 41 tuổi mới đậu giải nguyên, 42 tuổi mới ra làmquan [chức hành tẩu ở Sứ quán].- Con đường làm quan của ông dưới triều Nguyễn có nhiều thăng trầm, cólúc làm tướng, làm tôíng đốc Hải An nhưng có lúc phải làm một anh lính ở biêncương. Trong thời gian 28 năm làm quan thì ông bị đến năm lần giáng chức vàcách chức.- Trong cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ có hai điểm đáng chú ý:6- Ông là người kiên quyết bảo vệ trật tự xã hội phong kiến vì thế ông cónhiều công trạng đối với nhà Nguyễn trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa [chủyếu là của nông dân] chống lại triều đình.- Ngược lại trong thời gian làm Dinh điền sứ ở Thái Bình và Ninh Bình ôngđã chiêu mộ nông dân lưu vong ở các nơi đến để khai khẩn đất hoang ở hai tỉnhnày và đã lập nên hai huyện Kim Sơn [Ninh Bình] và Tiền Hải [Thái Bình].Hai việc làm này mới nhìn vào có vẻ trái ngược nhau nhưng trong thâm tâm,trong nhận thức bao giờ Nguyễn công Trứ cũng đinh ninh rằng việc làm của ông làtrên vì vua, dưới vì dân.* Sự nghiệp sáng tác- Sáng tác của Nguyễn Công Trứ hầu hết bằng chữ Nôm và bị thất lạc nhiều.Hiện nay sưu tầm được khoảng 150 bài gồm thơ, ca trù, phú.- Ngoài ra ông còn có một số tác phẩm thơ văn chữ Hán.- Thơ văn ông bao hàm nội dung khá phức tạp, kết tinh trạng thái ý thức củamột thế hệ nhà nho như Nguyễn Công Trứ. Nhưng tổng quát, thơ ông tập trung vàoba chủ đề chính:+ Chí nam nhi.+ Cái nghèo và thế thái, nhân tình.+ Triết lí hưởng lạc.- Đặc điểm nghệ thuật:+ Hoạt động thơ văn không phải là hoạt động chính, hoạt động chủ yếu củacuộc đời Nguyễn Công Trứ [hoạt động chính là quân sự, chính tri, kinh tế]. Thơvăn cũng chỉ nhằm phục vụ cho sự nghiệp kinh bang tế thế của ông. Vì thế nhà thơít chú trọng gia công về nghệ thuật nên thơ ông có cái mộc mạc, nôm na.+ Ông rất kiên trì sáng tác chữ Nôm.+ Nhà thơ thành công nhất với thể ca trù [là loại bài hát phổ nhịp cho các côđào hát trong các hành viện], ông nâng nó thành một thể thơ dân tộc độc đáo.- Ðiều giá trị nhất trong thơ văn Nguyễn Công Trứ là nhà thơ đã tuyêndương một lý tưởng sống tích cực.- Con người Nguyễn Công Trứ là con người hành động, ý thức được tàinăng, phẩm chất của mình.b. Con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ Nho giáo trongthơ văn Nguyễn Công Trứ.Nguyễn Công Trứ là trí thức thành danh vào thời nhà Nguyễn bởi tân triều làthời vận thi thố tài năng của ông. Là nhà nho, Nguyễn Công Trứ biết rõ vị trí vàcon đường tiến thân của mình [Luận về kẻ sĩ], ý thức rõ sứ mệnh làm trai trong xãhội phong kiến [Vũ trụ chi gian giai phận sự – Nợ công danh,…]. Nhưng ông đãkhông còn ý thức khắc kỷ phục lễ, an bần, lạc đạo, trên kính dưới nhường, nóinăng thận trọng, nghiêm túc, mà coi xã hội như một môi trường để mình thi thố tài7năng, tự khẳng định mình. Ông ngâm đi ngâm lại câu “Nhân sinh quý thích chí”,nghĩa là đời người quý ở chỗ sống phù hợp với ý muốn, lý tưởng của mình. Chícủa ông là muốn lập công để thành danh rồi được nhàn hạ, phú quý. Có thể nói ôngcó bao nhiêu chí – chí lập công danh, thi thố tài năng cá nhân và chí hưởng thụ thúphong lưu tao nhã.Cần lưu ý là dưới những danh từ truyền thống như chí, công danh, phận sự,… Nguyễn Công Trứ đã lồng vào đó những nội dung của ý thức cá nhân, ngượcvới thánh hiền. Khổng Tử nói : “Kẻ sĩ chí ở đạo, nếu xấu hổ về nỗi áo xấu cơm thôthì không thể cùng bàn bạc về đạo” [Lý nhân]. Khổng Tử lại nói : “Người quân tửlàm việc đời, không có gì là thích hay không thích, hợp với nghĩa thì làm”[Lýnhân]. Nguyễn Công Trứ đề cao hai chữ thích chí, và chí của ông là chí được thithố tài năng cá nhân, “Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”, lấy việc nghèo khổ làmđiều xấu xa, nhục nhã [Hàn nho phong vị phú]. Khổng Tử đối lập quân tử và tiểunhân ở chỗ người quân tử chỉ chăm lo đạo đức cao thượng còn tiểu nhân chỉ chămlo ăn sung mặc sướng. Nguyễn Công Trứ coi trọng cả hai : “Thú vui thú némngang vành tráng sĩ”, “Càng tài tử càng nhiều tình ái”,… Khổng Tử chủ trươngsống khổ hạnh, xử thế nghiêm trang. Nguyễn Công Trứ xem đời là một cuộc chơi :“Đem ngàn vàng mua lấy tiếng cười – Phong lưu cho bõ kiếp người”. Có thể nói,dưới hình thức ngôn ngữ nhà nho, Nguyễn Công Trứ đã diễn đạt một ý thức cánhân mới – thích chí, hành lạc.Trong bài Chí khí anh hùng, cái nổi lên hàng đầu là một vũ trụ dọc ngang,ngang dọc, tự do, không quân thần, cương thường, đối diện với trang nam nhi hùngtâm tráng chí. Hầu như ngoài cái ta của nhà thơ và vũ trụ ra không còn có gì khácnữa. Những nợ tang bồng, chí nam nhi, khát vọng như cánh buồm giữa trận cuồngphong, xẻ núi lấp sông,… không còn mang ý vị của câu thơ Phạm Ngũ Lão [1255– 1320] : “Nam nhi vị liễu công danh trái – Tu thính nhân gian thuyết Vũhầu” [Thuật hoài], mà chỉ là ý vị cá nhân : lập công danh cho mình, tự khẳng địnhmình trong vận hội chung – “Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”. Đây quả là mộttư tưởng mới mẻ của con người thời đại.Công danh là một phạm trù lưỡng tính, vừa mang nội dung quốc gia xã hội,vừa mang nội dung cá nhân. Từ xưa đã nhiều trang anh hùng hào kiệt sát thân đểthành danh. Lưu danh là in dấu của mình vào lịch sử, vào nơi bất tử : “Nhân sinhthế thượng thuỳ vô tử – Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” [Người ở trên đời ai làkhông chết – Để lại tấm lòng son soi vào sách sử – Chí nam nhi]. Lưu danh là hìnhthức tự khẳng định cao nhất của cá nhân, trước hết là cá nhân lỗi lạc. Nguyễn CôngTrứ đã ý thức rõ rệt : “Đã mang tiếng ở trong trời đất – Phải có danh gì với núisông”, “Không công danh thì nát với cỏ cây”. Ông còn nói thích công danh cũng làđặc tính của con người, hoạ may chỉ có hoá công mới không có ý thức công danh.Nguyễn Du trước đó cũng đã nói “Công danh ai dứt lối này cho qua…“.Chí công danh có thể tầm thường, mà có thể không tầm thường. “Danh bấtphù thực” là tầm thường, đốt đền để thành danh là tầm thường, nhưng lập nên côngnghiệp là cái danh cao cả, chính đáng. Nguyễn Công Trứ muốn nên danh trong sựnghiệp dân giàu, nước yên nên ông hăng hái theo đuổi, không trốn tránh, ẩn dật.8Nhưng điều thú vị là Nguyễn Công Trứ không chỉ có chí công danh. Hẳnông biết rõ công danh là đường vinh nhục. Nguyễn Trãi xưa đã nói : “Dưới côngdanh đeo khổ nhục”. Đó là điều không ai tránh khỏi. Nguyễn Công Trứ cũng nói :“Làm tài trai chỉ sợ áng công danh”. Nhưng ông xem vinh nhục là sự thường : “Cáivinh nhục, nhục vinh là đắp đổi”. Và xử thế ở đời như một cuộc chơi. Do vậyngoài công danh, ông chủ trương hưởng lạc. Nếu công danh là cái tự khẳng địnhbằng “hướng ngoại”, thì hưởng lạc là sự khẳng định bản thể của cá nhân. Nếu côngdanh là cách tự khẳng định cá nhân trong bất hủ với vô hạn thời gian thì hưởng lạclà việc tự khẳng định mình trong thời gian hữu hạn của đời người. Nguyễn CôngTrứ khi nói đến đời người không dùng cụm từ “trăm năm” như mọi người mà nói“ba vạn sáu nghìn ngày” là rất thâm thuý : Sự hưởng lạc phải tính từng ngày, “lúcthái bình hà nhật bất xuân phong”. ý này trong bài Trong trần mấy mặt làngchơi càng thấy rõ :Trăm năm trong cõi người ta,Xóc sổ tính ngày chơi đà được mấy.Muốn thực hiện chí công danh thì phải đợi thời, sớm muộn tuỳ số phận, cònhưởng lạc thì tuỳ mình :Cuộc hành lạc chơi bao là lãi bấy,Nếu không chơi thiệt ấy ai bù.Hơn nữa, muốn công danh thì phải “vào lồng” [Bài ca ngất ngưởng], cònhưởng lạc thì tự do tự tại : “Chen chúc lợi danh đà chán ngắt − Cúc tùng phongnguyệt mới vui sao”.Hưởng lạc là phạm vi thể hiện tài tình : cầm, kỳ, thi, tửu, tùng, cúc, phong,nguyệt,…Để tự khẳng định nguyên tắc “quý thích chí” của mình, Nguyễn Công Trứcũng đứng trên lẽ được mất, khen chê, bất cần đàm luận :Được mất dương dương người thái thượng,Khen chê phơi phới ngọn đông phong.Cái cách về làng cưỡi trên lưng bò vàng, cổ đeo lục lạc, sau lưng theo mộtđôi cô gái trẻ là hành động chướng tai gai mắt đối với thói tục, là một sự tháchthức, buộc người đời phải thừa nhận cái “ngất ngưởng” của cá nhân. Cái ý nghĩađời người của cá nhân, chỉ có cá nhân biết :− Thú yên hà trời đất để riêng ta,Nào ai ai biết chăng là.− Trần ai ai dễ biết ai− Trần ai ai có kém ai− Thú sao dễ mấy ai hay9Nếu so chữ “ai” Nguyễn Du hay dùng trong Truyện Kiều thì Nguyễn CôngTrứ nói đến “ai” để khẳng định mình là một cá nhân hơn người, hết sức riêng tư,không được và không cần người đời biết, không khớp với khuôn thước có sẵn.Tóm lại, với Nguyễn Công Trứ, ý thức cá nhân được khẳng định với baphạm trù : công danh, hưởng lạc và cái ta hơn người, cái ta riêng tư, tự hào, tự cholà đủ, tự trào. Chúng tạo cho con người một sự hài hoà, tự tin, phong lưu, tự do,đứng trên mọi được mất, khen chê. Đó là bước phát triển cao nhất của ý thức cánhân mang nội dung phong phú, hài hoà trong văn học Việt Nam.c.Con người cá nhân Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng:*Giới thiệu bài thơBài ca ngất ngưởng thuộc thể hát nói, được sáng tác sau 1848, khi ông đãcáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản. Bài thơ thể hiện rất rõ thái độsống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng caycủa cuộc sống quan trường. Bài thơ là sự ý thức rất rõ tài năng và nhân cách sốngcủa một nhà nho có tài, có nhân cách.* Biểu hiện của con người cá nhân Nguyễn Công Trứ trong bài thơ.Con người cá nhân với lối sống Ngất ngưởng–Từ ngất ngưởng xuất hiện 4 lần: câu 4,8,12 và câu cuối.–Tư thế: một con người, một sự vật có chiều cao hơn con người hoặc sự vật khácnhưng ngả nghiêng trực đổ nhưng ko đổ. Gây cảm giác khó chịu cho người xungquanh, như trêu chọc, trêu ngươi.–Thái độ sống:+ Khác người, xem mình cao hơn người khác.+ Thoải mái, tự do, phóng túng, ko theo một khuôn khổ nào hết.+ Trêu ngươi, chọc tức người khácCon người cá nhâncủa Nguyễn Công Trứ được thể hiện rõ nét trong cách ôngtự khoe tài, khoe danh vị của mình với một thái độ tự tôn và đầy hào hứng.–2 câu đầu: quan niệm về cuộc sống, công danh+ Tự đề cao vai trò của mình trong cõi trời đất: không có việc gì ko phải phận sựcủa ta => tuyên ngôn trang trọng về lẽ sống nhập thế.+ Coi việc nhập thế làm quan như một sự bó buộc, giam hãm trong lồng-> Chỉ có thể được viết ra khi tác giả đã trải qua những năm tháng thăng trầm lợmmùi giáng chức với thăng quan.–Khoe tài năng hơn người: giỏi văn chương [thủ khoa]; tài dùng binh [thaolược] => văn võ song toàn.–Khoe danh vị xã hội hơn người: tham tán, tổng đốc, đại tướng, phủ doãn ThừaThiên– Thay đổi chức vụ liên tục, ko chịu ở yên một vị trí công việc nào quá lâu.10–Sử dụng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc trang trọng.– Thủ pháp NT: điệp từ kết hợp liệt kê vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnhcác chức danh đã từng trải qua.-> Thể hiện một ý thức rõ nét, trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân.–Giọng điệu: lúc khoe khoang, phô trương; lúc tự cao tự đại, khinh đời.NCT muốn chơi ngông với thiên hạ dựa trên tài năng và sự nghiệp của bảnthân. Khoe khoang chỉ là cái vỏ để dấu bên trong một cái tôi ý thức về tài năng vàdanh vị của bản thân- Nguyễn Công Trứ đã khoe hết, phô diễn hết những cái danh vị của bảnthân mình, khoe hết cả cái tài văn võ song toàn của bản thân với một thái độ đầy tựhào của một con người ý thức rõ tài năng, danh vị của mình. Những cái tài mà ôngkhoe ra với mọi người mang một nội hàm ý nghĩa khá rộng, xét đến cùng nó gắnvới chuyện kinh bang tế thế. Những gì ông kể, từ chức "Hi Văn tài bộ" rồi "Thủkhoa", "Tham tán", "Tổng Đốc đông",...đều là những danh tước, những địa vị,những chiến tích mà ông đã từng tham gia và để lại những tiếng vọng lớn cho đờisau. Những gì mà ông khoe không phải là cách nói sáo rỗng mà nó đều là sự thậtbởi lẽ ông là một người thực tài, thực danh trong suốt cuộc đời của mình. Và nhưvậy, việc ông thị tài khoe tài không chỉ là cách ông thể hiện cái ngông, cái ngấtngưởng của mình mà hơn thế nữa đấy còn là cách thị tài, khoa tài của một conngười tự ý thức một cách rõ nét về tài năng và những cống hiến, nỗ lực của bảnthân mình.Cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ còn thể hiện ở phong cách sốngkhác đời, khác người khi ông "gác gươm rửa kiếm" để tìm về với lối sốngkhác giữa cuộc đời - lối sống trần tục nhưng tự do, phóng túng.–Ko yến tiệc linh đình, tặng phẩm vua ban mà thay vào đó là: cưỡi bò cái vềhưu, đeo đạc ngựa cho bò, đi chùa lại mang theo một vài cô đầu khiến Bụt cũngphải cười => làm việc trái khoáy, khác người, như muốn trêu ngươi người khác.–Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng: thủ pháp liệt kê khiến mạch thơ trở nên dồndập, liền mạch gợi về những thú vui bất tận.-> thái độ hành lạc thỏa thích, phóng túng, tự do, thích gì làm nấy, sống theo cáchcủa mình, sống cho thích chí.–Được – mất [ở đời]: vẫn vui như tái ông thất mã.–Khen chê: mặc như gió thổi, bỏ ngoài tai.-> Thái độ coi thường sự được mất, khen chê ở đời.–Không Phật, không Tiên, không tục->Thái độ ko giống ai, nhập tục mà ko vướng tục.- Nguyễn Công Trứ đã lựa chọn cho mình một lối sống ngược đời, tráikhoáy, trái với những chuẩn mực thông thường của người đời. Đã từng là một vịđại thần, một danh tướng, một vị đại thần được biết đến là "tay kiếm cung" thế mànay, Nguyễn Công Trứ lại lựa chọn sống cuộc đời bình dị, thậm chí là "nên dạng từ11bi". Dù đi vãn cảnh chùa, đi thăm thú những danh lam thắng cảnh mà ông vẫnmang đi cùng mình "một đôi dì" , đó là những nàng hầu xinh đẹp với "gót tiênđủng đỉnh" - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, một việc làm khác người khiếnđến ngay cả ông bụt cũng phải "nực cười ông ngất ngưởng". Một hành động tráikhoáy, ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường ấy vậy mà với NguyễnCông Trứ điều đó chẳng có vấn đề gì, cũng khiến bụt phải mỉm cười cho qua. Phảichăng, đó chính là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện chất tài hoa, tài tử ở trong mìnhvà để rồi nó khiến Bụt "nếu không đồng lõa thì cũng phải bỏ qua cho ông bằng mộtcái cười xòa."Thêm vào đó, cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ còn được thể hiện rõ nétở bản lĩnh sống của một con người tài năng, không để ý, quan tâm tới việc được mất, khen - chê.Được mất dương dương người thái thượngKhen chê phơi phới ngọn đông phong-Với hai câu thơ, nhưng dường như Nguyễn Công Trứ đã thể hiện một cách rõ néttrước mắt bạn đọc bản lĩnh sống của mình. Dẫu ông có một phong cách sống, mộtlối sống khác người, khác đời nhưng ông chưa một lần quan tâm, để ý tới việcngười đời sẽ khen chê mình như thế nào và mình có thể dành được hay mất đinhững gì. Thái độ sống ấy của Nguyễn Công Trứ cho thấy một bản lĩnh sống vữngvàng, không màng danh lợi của ông. Hơn nữa, Nguyễn Công Trứ là một nhà nhochân chính bởi vậy tư tưởng nhà Nho vẫn luôn sống mãi trong ông, đó chính là tưtưởng trung quân ái quốc như ông đã từng nói:Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.Và để rồi, đến cuối cùng ông tổng kết lại cuộc đời mình, tổng kết lại cái ngông củamình bằng một câu thơ chắc nịch đầy vẻ ngông nghênh, ngạo nghễ, đầy thách thức.Trong triều ai ngất ngưởng được như ôngThái độ tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, tài năng như Trái Tuân, NhạcPhi….giữ trọn vẹn lòng trung, hết lòng với dân với nước. Cái ngất ngưởng thể hiệnở cách sống tự do của bậc tài tử phong lưu,không ngần ngại khẳng định cá tính củamình.Nguyễn Công Trứ ý thức về bản lĩnh và phẩm chất giá trị của bản thân. Cáitôi ngất ngưởng đáng trọng.Nguyễn Công Trứ khẳng định bản lĩnh, cá tính của đấng trung quân vượt ra ngoàikhuôn khổ.Khẳng định mình là một đại thần ngất ngưởng trong triều, ko ai trong triều nhưông, bằng ông.12–Nêu bật sự khác biệt của mình với tập đoàn phong kiến đương thời. Đó là mộtcái tôi riêng đứng bên ngoài đám quan lại nhợt nhạt.–Thể hiện ý hướng vượt ra khỏi lễ giáo Nho gia.–Thể hiện tấm lòng son sắt trước sau như một đối với đất nước.* Nghệ thuật–Điệp từ kết hợp liệt kê vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chứcdanh đã từng trải qua.– Đây là một bài hát nói viết theo lối tự thuật, có hình thức tự do, đặc biệt là tựdo về vần nhịp.Cách ngắt nhịp dồn dập, mạnh mẽ thể hiện niềm vui. niềm tự hào về những thànhtích mà ông đã đạt được trong thi cử, quan trường. Thể hiện một ý thức rõ nét,trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân.- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt vớ từ ngữ Nômthông dụng trong đời sống hàng ngày.d. Đánh giáCon người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưởng”: từnglàm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều cósự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phongkiến. Nguyễn Công Trứ thông qua bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" đã thể hiện mộtthái độ, một cách sống, một lối ứng xử có phần khác biệt, thậm chí thách thức vớicác chuẩn mực thông thường nhưng nó vẫn được người đời chấp nhận.3. Con người cá nhân trong thơ Cao Bá Quáta. Khái quát về tác giả.Cao Bá Quát [1809 – 1854]*Thân thế- Cao Bá Quát là một nhà thơ lỗi lạc đồng thời là một lãnh tụ của phong tràonông dân khởi nghĩa ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.- Cao Bá Quát sinh vào khoảng 1808-1810 và mất năm 1855.- Cao Bá Quát tự là Chu Thần [bậc thần tử của nhà họ Chu], hiệu là CúcÐường, Mẫn Hiên. Ông người làng Phú Thọ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.- Cao Bá Quát xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Thân sinh củaông sống vào thời kỳ Lê mạt, xã hội loạn lạc nên ông không đi thi để ra làm quan13mà chỉ sống bằng nghề dạy học. Nhưng dòng họ Cao là một dòng họ có truyềnthống về thi phú và khoa bảng.- Ngay từ nhỏ, ông đã là một người thông minh, học giỏi và bản lĩnh. Tươngtruyền năm 14 tuổi ông đã lều chõng đi thi nhưng không đỗ, chín năm sau [1831]ông mới đỗ thứ hai kỳ thi hương [đỗ á nguyên, sau giải nguyên, đỗ cử nhân thứ hainhưng sau bộ Lễ xếp lại đánh tuộtt xuống cuối bảng]. Sauđó nhiều lần Cao BáQuát đi thi hội ở kinh đô nhưng không đậu, trượt mãi [chắc không phải vì bất tàimà vì ông là người cương trực nên bị bọn quan lại ghen ghét]. Mặt khác ông vốn làngười tự do, phóng túng nên không chịu viết văn theo khuôn phép trường thi.- Ðậu cử nhân từ năm 1831 nhưng mãi đến năm 1841 ông mới được bổ làmmột chức quan nhỏ mọn: chức hành tẩu bộ Lễ [bộ Lễ: nơi làm việc của quan văncó nhiều chức, chức hành tẩu là nhỏ nhất chỉ là chân thư ký]. Thời gian này ôngđược cử làm sơ khảo kỳ thi hương ở trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thixuất sắc nhưng phạm húy, ông đã cùng một người bạn chữa lỗi cho những bài thiđó để lấy đậu nhưng bị phát giác. Ông bị khép vào tội chết, sau triều đình xét lạichỉcách chức và đày vào Ðà Nẵng.Sau ba năm bị giam, ông được cử đi phục dịch mộtđoàn sứ bộ của triều đình đi công cán ở Xinhgapo để lập công chuộc tội [gọi là đidương trình hiệu lực].- Ở nước ngoài về, ông được giữ chức cũ một thời gian rồi lại bị thải, ông trởvề sống với vợ con ở Thăng Long.- 1847, ông lại nhận được chiếu chỉ của nhà vua bổ vào làm việc ở Viện HànLâm [sưu tầm, sắp xếp các bài thơ cho nhà vua ngâm vịnh]. Nhưng vốn là một conngười có tài.và cương trực cho nên Cao Bá Quát trở thành cái gai trong mắt bọnquan lại ở triều đình, vì thế chúng đã tìm cách đẩy ông đi xa.- 1852, ông bị đẩy đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai, Sơn Tây [chức quantrông coi việc học hành ở một vùng]. Nơi này là một vùng hẻo lánh, ít người đihọc. Ðối với ông, đó là một việc đày ải thực sự nên càng làm cho ông bất bình.Năm ấy mùa màng lại bị châu chấu tàn phá, nhân dân vô cùng đói khổ, nhất là ởvùng Sơn Tây. Bị đẩy đến bước đường cùng, họ đã đứng lên chống bọn địa chủ,quan lại để giành sự sống. Cao Bá Quát liên lạc đượcvới các lãnh tụ khởi nghĩa bènvứt bỏ chức Giáo thụ quèn. Ông mượn cớ phò Lê, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ,mình làm quốc sư đứng lên kêu gọi nhân dân vùng này khởi nghĩa đánh đổ triềuNguyễn. Ðáng tiếc là cuộc khởi nghĩa lại sớm thất bại. Cao Bá Quát hi sinh trongmột cuộc chiến với quân triều đình. Sau khi ông mất, nhà Nguyễn đã trả thù dònghọ này một cách dã man bằng cách thi hành lệnh tru di tam tộc cả dòng họ.* Sự nghiệp sáng tác- Sáng tác của Cao Bá Quát chủ yếu bằng chữ Hán, chữ Nôm cũng có nhưngít. Khác với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát sống vào thời kỳ chính sách đề caochữ Hán của nhà Nguyễn đã có ảnh hưởng sâu rộng trong giới nho sĩ. Có lẽ CaoBá Quát chịu ảnh hưởng của chủ trương này.- Về tác phẩm chữ Hán ông có hai tập thơ: Chu Thần thi tập và Cúc Ðườngthi thảo. Cả hai tập thơ này có tên chung là Cao Bá Quát thi tập. Số bài thơ của haitập thơ này chưa rõ là bao nhiêu nhưng chắc chắn nhiều hơn số hiện nay chúng ta14sưu tập được: 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi. Sau khi nhà thơ qua đời, tác phẩmcủa ông cũng phải chịu sự bạc đãi của triều đình nhà Nguyễn.- Về mặt chữ Nôm: ông có bài phú nổi tiếng Tài tử đa cùng [Người tài giỏicó nhiều điều cùng khổ].Ngoài ra ông còn có một số bài thơ Ðường luật và ca trù.- Một số nét đặc sắc trong thơ Cao Bá Quát:+ Thơ ông chứa đựng một nội dung hiện thực phong phú.+ Lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Lòng yêu thương con người nghèo khổ,bất hạnh.Ðây là nét đặc sắc nổi bật nhất, phân cách giữa Cao Bá Quát và các nhàthơ đương thời. Cao Bá Quát có một ý thức vì dân thực sự, ông đã đứng về phíaquần chúng lao động để thông cảm với những nỗi khổ đói cơm, rách áo của họ.+ Bài Cô gái từ trên cầu trở về lúc buổi tối [Mộ kiều qui nữ] tả cảnh buổichiều tối, trời rét, một cô gái phải đi bán áo để mua cám cho gia đình, khi trở vềqua cầu gió hun hút thổi mà cô gái vẫn thản nhiên bước đi bởi lòng cô như ấm lênkhi nghĩ tới người nhà đang tựa cửa chờ mình.+ Thơ ông chứa đựng nhiều tình cảm đậm đà, chung thủy trong quan hệ bèbạn, gia đình, làng xóm.Thời kỳ bị giam, nhà thơ đã viết nhiều bài thơ thể hiệnlòng thương vợ, nhớ con, nhớ quê hương, bạn bè da diết.+ Thơ ông còn chứa đựng nhiều tư tưởng tiếnbộ.+ Cao Bá Quát là một con người phóng túng, có nhân cách cứng cỏi, có tâmhồn, có trái tim giàu cảm xúc. Những điều đó đã in đậm vào sáng tác và trở thànhphong cách riêng của nhà thơ, phong cách đó tạm quy vào mấy nét sau:Kết luận: Cao Bá Quát là nhà thơ lớn nhất trong khuynh hướng phê phán hiệnthực của văn học nửa đầu thế kỷ XIX. Ðóng góp của thơ văn Cao Bá Quát trướchết là ở nội dung, cáihơn người của ông là nội dung tư tưởng, là lòng dũng cảm, làsự sáng suốt cả về chính trị lẫn văn hóa. Cuộc đời của ông vẫn là một bài học quí,khi cần thiết ông biết ném cây bút để nắm lấy Long tuyềnb. Con người cá nhân trong thơ Cao Bá Quát.- Cao Bá Quát lớn lên vào thời nhà Nguyễn phục hưng Hán học. Khác vớiNguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng quốc âm, Cao Bá Quát lại chủ yếu sángtác bằng chữ Hán. Có tài liệu cho biết ông sáng tác 1353 bài thơ và 21 bài văn chữHán. Thơ phú Nôm của Cao Bá Quát chủ yếu là hát nói [nhiều bài chép lẫn lộnvới thơ của Dương Khuê], ít câu đối ghi trong các giai thoại [có người nghi ngờ làcủa người khác gán cho ông]. Song nhiều sách vẫn ghi là của họ Cao, bởi có nhiềuđiểm cũng nhất trí với thơ chữ Hán của ông.Nhìn chung thơ Cao Bá Quát thể hiện con người của ông, một cá nhân mạnhmẽ, ngang tàng, sống ngoài thói tục. Ông tài cao nhưng chí không ở công danh,dám làm điều cấm kỵ. Khác với Nguyễn Công Trứ, ông thấy mình lạc lõng. Ôngkhông thấy “trời đất dọc ngang ngang dọc” mà thấy “Bãi cát, bãi cát dài – Mộtbước lại giật lùi… Đường phẳng mờ mịt – Đường hiểm vô cùng” [Bài ca ngắn đitrên bãi cát]. Ông thấy đời vô vị : “Sống kiếp gân gà, đời lạt lẽo”, “Bước tớitrường danh chẳng cúi đầu”. Ông xuất hiện như một con người không chịu vào15khuôn phép và trở thành một con người bi kịch dưới chế độ chuyên chế. Ông tự vímình với những người sống tự do như Trang Tử, Tô Tử, Khuất Nguyên, v.v. Ôngkhao khát được “Chắp thêm đôi cánh – Bay lên tận tầng mây tía” để “thoát khỏilưới trần”. Được đi hiệu lực ở nước ngoài, ông tự thấy : “Vũ trụ bao la, chuyện vănchương trước đây thực là trò con trẻ”, và khi về quê ông nuôi chí giải thoát, bỏkhông theo dấu xưa vết cũ. Trong bài Nhàn vịnh, ông viết :Được cái hơn người: tính khí thô,Mưu sinh trăm kế chẳng ra trò.Vạch thuyền tìm kiếm cho thêm mệt,Đợi thỏ ôm cây cũng thật khờ.Bởi ngán phong trần ưa đạm bạc,Há ham danh lợi chịu ngây ngô.Bạn bè có hỏi đường bay nhảy,Cười trỏ tầng xanh mây lửng lơ.Từ khao khát tháo cũi sổ lồng, bay lên trời cao đến hành động nổi dậy ở MỹLương chắc là không xa. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát thể hiện một con người tàicao, chí lớn, thâm trầm, đôn hậu, không màng danh lợi, hưởng lạc. Ông tự khẳngđịnh mình cũng kín đáo, không lộ liễu như các giai thoại cho biết về ông. Đối vớicác bậc anh hùng hào kiệt, các bậc danh nho, ông đều một lòng ngưỡng vọng.Thơ phú Nôm Cao Bá Quát lại thể hiện một mặt khác của con người Cao BáQuát. Tài tử đa cùng phú vừa tự khẳng định mình, đề cao mình sánh với các bậcdanh nho, danh tướng trong lịch sử, vừa cảm thấy đời chật chội : “trần ai khôngđếch chỗ”, tầm thường : “mũ cánh chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứngchực chốn hầu môn”, cùng khổ : “quyết ném cùng thần ra đến đất Côn Lôn, để tagánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú”, vừa muốn hưởng lạc thú.Ông muốn hưởng phú quý nhưng không muốn lập công danh trong khuôn khổ nhưNguyễn Công Trứ, mà muốn xoay lại cơn khí số.Trong thơ ca trù, Cao Bá Quát khi thì tỏ chí chán đời, khinh đời, muốn quênhết mọi sự đời để đạt đến cõi tự do tinh thần, được giải thoát khỏi mọi ràng buộccủa xã hội, hoà nhập với thiên nhiên :Bóng thiều quang thấp thoáng dưới Nam Sơn,Ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ.Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ,Mảnh hình hài không có, có không,Lọ là thiên tứ vạn chung.Có lúc ông lại tự an ủi với chữ mệnh, chữ thì để được thanh thản :Ngất ngưởng thay con tạo khéo cơ cầu,Muốn đại thụ hãy ghìm cho lúng túng…Hẵng bền lòng chớ chút oán vưu,Thời chí hỹ, ngư long biến hoá.Thôi đã biết cùng thông là mệnh cả,Cũng đừng đem hình dịch lại cầu chi,Hơn nhau cũng một chữ thì.16Rút cục lại, ý thức cá nhân thể hiện trong một thái độ khinh đời, bất cần đời,dùng thái độ ấy để tự khẳng định mình đứng ngoài ràng buộc.c. Biểu hiện của con người cá nhân Cao Bá Quát trong Bài ca ngắn đi trên bãicát*Giới thiệu bài thơHoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế,qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng [Quảng Bình, Quảng Trị] [hình ảnh bãi cátdài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tácbài thơ này].-Thể thơ: thể ca hành [thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam].*Con người cá nhân biểu hiện ở nội dungTa vẫn thường nghe: "Tài cao phận thấp, chí khí uất". Dường như cái tàinăng vẫn chưa đủ để con người ta tỏa sáng những còn bởi một chữ "phận". Đócũng chính là bi kịch cuộc đời của một con người tài hoa bậc nhất Cao Bá Quát.Ông hiện ra là một nhà nho giỏi, đức độ với một tâm hồn văn chương và cốt cáchthanh cao. Được nhân dân tôn lên hàng thánh – thánh Quát. Vậy nhưng đương thờiChu Thẩn lại phải trải qua biết bao khổ ải, gian truân của một chế độ phong kiếnthối nát suy tàn. Những nỗi niềm xót xa, phẫn uất của một đấng nam nhi đã đượcông gửi gắm kín đáo trong tác phẩm Sa hành đoản ca.-Cao Bá Quát bộc lộ thái độ chán chường, mệt mỏi trên con đường danh lợivô nghĩa.Là một nhà nho chân chính, Cao Bá Quát vốn chịu ảnh hưởng rất lớn củaquan niệm "chí làm trai". Cũng như Nguyễn Công Trứ và bao bậc trượng phuđương thời, ông luôn tâm niệm va khao khát lập nên công danh sự nghiệp vẻ vanghiển hách cho đời, coi đó là lý tưởng sống, là trách nhiệm trọn đời và là món nợphải trả - "nợ tang bồng". Ông vố đã sớm được coi như một tài năng xuất chúngkhi mới chỉ ít tuổi và càng trưởng thành, ông lại càng chứng tỏ rõ khí phách hiênngang và hoài bão lớn lao của mình. Tuy nhiên đứng trước một xã hội phong kiếnbảo thủ, trì trệ và khủng hoảng, con người ấy đã không thể thỏa mãn khát vọng củamình.Bãi cát dài lại bãi cát dài,Đi một bước như lùi một bước."Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là một khúc ca ngắn, vậy mà bản thân nó lại vẽnên một con đường rất dài. Bức tranh sa mạc mênh mông cát trắng với bóng ngườinhỏ bé đang bước đi từng bước khó nhọc. Đi mà như lùi, vậy ra đi mà thực rakhông đi. Đó là một hình ảnh rất thực và cũng bao hàm ý nghĩa ẩn dụ. Đây thực ralà con đường thi cử của chính tác giả, cái tủi nhục của bãi cát cũng là cái nhọc17nhằn ông đang phải gánh chịu vì con đường ấy – khó nhọc mà xa vời. Đối với tríthức nho sĩ ngày xưa, con đường học – thi – làm quan ấy đầy gian nan vất vả, càngkhó khăn hơn trong những buổi cuối của nho học và đây cũng là cách duy nhất đểhọ thực hiện chí làm trai lập công danh của mình. Suốt những năm từ lúc 14 tuổicho đến khi 31 tuổi, Cao Bá Quát đã vào Huế đi thi không biết bao nhiêu lầnnhưng lần nào ông cũng bị đánh hỏng. Không phải vì ông không có tài mà vì lẽ cáitính cách ngông nghênh của ông vốn đã quá nổi tiếng và không được lòng các vịquan triều thần. Đến đây, lời thơ như những tiếng thở dài của chính tác giả, ta thấyđược trướng nhất là sự chán ngán của Chu Thần trước thời cuộc. Bản thân ôngngày càng nhận thức được sự lạc hậu, thoái hóa của chế độ học hành thi cử truyềnthống trong cái chuyển mình của thời thế.Mặt trời đã lặn chưa dừng được,Lữ khách trên đường nước mắt rơi."Mặt trời lặn" là hình ảnh chuyển giao của thời gian, khi thiên nhiên đã chìmdần vào giấc nghỉ ngơi, thì đối lập với nó là hình ảnh người lữ khách "chưa dừngđược". Vì sao chưa dừng được? Bởi lữ đường còn dài mà đích thì chẳng thấy đâu.Con đường cuộc đời ông đi mãi mà ông vẫn chưa tìm được cho mình chỗ đứngtrong xã họi, chưa thỏa mãn ý chí lập nên công danh. Vậy nên bản thân ông khôngcho phép mình dừng lại. Nếu ở câu đầu mở ra là sự rộng lớn của không gian thìđến lúc này, Cao Bá Quát lại nói đến sự chảy trôi liên tục của thời gian, tất cảnhững yếu tố thiên nhiên vũ trụ ấy dường như đều là lực cản đường, cản trở nhữngbước đi vốn đã đầy khó nhọc trên cát. Do đó, ông thấy mình trơ trọi cô đơn trướcbãi cát hoang vu ấy và tự khóc cho số phận dai dẳng của mình. Có thể những giọtnước mắt ấy ban đầu chỉ đơn thuần do tác động của ngoại cảnh [gió, cát, bụi]nhưng chúng trở nên đắng hơn, mặn hơn và xót xa hơn bởi tâm sự của tác giả. Đểrồi từ đây, những cung bậc cảm xúc của Chu Thần được đưa lên một vị trí mới.-Tâm trạng mâu thuẫn, giằng xé để đoạn tuyệt con đường danh lợi của CaoBá Quát.Không học được tiên ông phép ngủ,Trèo non, lội suối giận khôn vơi.Chu Thần đang giận ai hay giận cái gì vậy? Ông đang giận chính bản thânông bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, ta có thể hiểu: trước những cảnh đời khổ cực của nhândân và thời thế thay đổi, ông dù một lòng trung quân ái quốc, hết mực thương dânnhưng vẫn chưa thể làm để đem tài năng ra giúp dân giúp nước. Ngay cả NguyễnCông Trứ "ngất ngưởng" là thế mà con luôn tâm niệm "nghĩa vua tôi cho vẹn đạosơ chúng". Vậy nên ông tự trách bản thân vẫn chưa làm tròn nhiệm vụ với giangsơn xã tắc: "Không có lấy một sách lược gì làm cho đời được thái bình, thẹn mìnhlà nhà nho mà lại tầm thường đến thế". Tâm sự này của ông khiến ta cảm thấy trântrọng một con người có tấm lòng đức độ và tâm hồn thanh cao trong thơ văn:"Nhất sinh đê thủ bái mao hoa".18Thứ hai, ông vô cùng hổ thẹn vì dù đã đeo đuổi con đường thi cử rất lâu màvẫn chưa có được chức danh xứng đáng, vẫn chưa đạt được công danh để chongười đời thán phục. Thế nên lòng người càng trở nên bế tắc, oán hận và bi phẫn.Ông đã từng dùng hình ảnh tượng trưng để nói lên khí chất cao vời của mình"Ta ngẩng đầu lên nhìn tận ngoài trờiNhững muốn vịn mây mà lên cao mãi.Ông mong muốn có được phép thần tiên kì diệu để có tiếp tục đi trên conđường chông gai mặc cho đói khát, mệt mỏi hay buồn ngủ. Hy vọng có thể mauchóng tìm ra cho mình một cái đích rõ ràng.Cách hiểu cuối cùng rất sâu sắc: đó chính là sự thoát li khỏi thực tại tầmthường. Đến như Nguyễn Công Trứ lỗi lạc là thế mà còn tìm kiếm lối thoát bằngcách cáo quan ở ẩn. Ở đây, Cao Bá Quát giá như bản thân có thể nhắm mắt làmngơ, mặc cho sự đời biến đổi và mong muốn vất bỏ phiền muộn. Nhưng không!Với lý tưởng cao cả, chí khí ngoan cường, Chu Thần không thể thực hiện điều tráivới đạo lý của bản thân. Do đó, cái "giận khôn vơi" ở đây, càng chiếu soi, làm tỏhiện cho ta thấy được một Chu Thần với nhân cách cao cả, quý giá biết bao. Ôngkhông muốn trốn tránh khó khăn nhưng luôn biết đối đầu và khắc phục khó khăn.Thật là nhân cách đáng ngưỡng mộ.Những câu thơ tiếp theo lại đem đến cho người đọc về cái nhìn của Cao BáQuát trước cảnh xã hội mưu cầu danh lợi:Xưa nay, phường danh lợi,Tất cả trên đường đời.Đầu gió hơi men thơm quán rượu,Người say vô số, tỉnh bao người?Con đường danh lợi cũng là một thứ rất đường đời thật gập ghềnh, trắc trở.Công danh được ví như một thứ rượu cám dỗ đời người, khiến con người phải bonchen, phải gạt đi mọi giá trị đạo đức luân lí đểm thảm hại chạy theo vật chất. Họchành, độ đạt rồi vào chốn quan trường để phú quý vinh hoa, con đường lập thân, sựnghiêp ấy sao quá đỗi tầm thường. Lòng nhủ phải làm cái gì đó lớn lao hơn, cao cảhơn. Nhưng tiếc thay, chẳng mấy kẻ thắng được cái sức lôi cuốn của tiền tài. Họchẳng khác nào những con thiêu thân, lao đầu vào nơi có ánh sáng và đông khôngkể. Qua đây, Cao Bá Quát cho thấy được điểm nhìn tuyệt vời của mình. Đó là cáinhìn bao quát thực tại bình thường, vượt ra cả không gian và vượt lên trên thờigian. Những suy nghĩ ấy đã đi trước thời cuộc của ông và minh chứng cho trí tuệuyên bác vượt bậc của danh sĩ họ Cao. Cũng có thể thấy được thái độ khinh miệt,chán ghét của ông với lối quan niệm của các sĩ tử bấy giờ và ông tự hào là kẻ tỉnh19hiếm hoi giữa rừng người say ấy. Song đáng buồn thay, ông vẫn đang đi theo conđường này. Trong tâm trí đang tự hỏi mình "tỉnh" hay "say"?-Cái nhìn vượt thời gian, ước muốn cải cách xã hội và cũng là nhân cách caođẹp của nhà nho chân chính Cao Bá Quát.Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít.Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng,Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt.Tiếng thở dài chán ngán, mệt mỏi của Cao Bá Quát khi gặp phải sự bế tắc, lòngluôn thao thức câu hỏi: "tính sao đây?". Khó khăn tiếp nối khó khăn, nhìn bốn bể,đâu đâu cũng chỉ thấy những trắc trở, gian lao muôn trùng. Lúc này, Chu Thần đãbị đẩy vào "đường cùng". Dường như, trongong đang có sự đấu tranh quyết liệt,ông dậm chân tại chỗ. Cao Bá Quát không muốn đi tiếp vì biết đường gian khổ màvô định. Nhưng có một tiếng gọi vang lên từ tấm lòng thương dân sâu sắc, đó là cáinợ nước nhà chưa thể trả, nợ công danh cuộc đời. Vì không còn một con đườngnào khác cho bất cứ một ai, kể ra những người có chí lớn vượt ra ngoài sự nghiêpcông danh. Bi kịch của Chu Thần không chỉ là của riêng Chu Thần, nhưng còn làbi kịch của thời đại, một thời đại sắp đi đến phút cáo chung.Anh đứng làm chi trên bãi cát?Câu hỏi vang lên vô vọng giữa bãi cát mênh mông. Nhưng có vẻ kín đáo trả lờicho mâu thuân nội tâm của Cao Bá Quát. Một lần nữa, ông khẳng định tính chất vônghĩa của con đường "bãi cát" ấy để làm tiền đề cho cái nhìn của mình: cái nhìnsáng suốt và đầy đạo đức: từ bỏ cái cũ lỗi thời để đến với cái mới. Đến đây, ta chợtnhớ đến triết lí của Lỗ Tấn: "Trên thế gian làm gì có đường, người ta đi mãi thìthành đường thôi." Quả thật vậy, câu hỏi tu từ: "Anh đứng làm chi trên bãi cát?"như là lời thúc giục, là tiếng gọi lên đường, khai phá lối đi mới tiến bộ. Đó cũng lànguyên nhân chính và động cơ thúc đẩy Chu Thần đứng ra lãnh đạo nhân dân khởinghĩa Mỹ Lương, chống lại triều đình nhà Nguyễn – việc làm để lại tiếng danhmuôn đời và khiến thế hệ sau nể phục khôn nguôi.* Nghệ thuật-Thơ cổ thể , hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa.20-Phương pháp đối lập, sáng tạo trong việc dùng điển cố điển tích.d. Đánh giá"Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là bài thơ ngắn mà dài, hiện thực mà đầy tượngtrưng, trữ tình mà đầy bi phẫn với ý thơ hàm súc, đa nghĩa. Ẩn chứ trong tác phẩmlà những suy nghĩ kín đáo của tác giả, là tâm tình da diết với đất nước, là khí pháchhiên ngang của chí làm trai, là trí tuệ thông thái, là cái nhìn vượt thời gian, là ướcmuốn cải cách xã hội và cũng là nhân cách cao đẹp của nhà nho chân chính Cao BáQuát.4. Con người cá nhân trong thơ Nguyễn Khuyếna. Khái quát về tác giả Nguyễn khuyếnNguyễn Khuyến [1835 – 1909]*Tiểu sử- Nguyễn Khuyến [1835-1909] hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng.- Sinh ra tại quê ngoại - xã Hoàng Xá [ nay là xã Yên Trung], huyện Ý Yên, tỉnhNam Định.- Lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội - làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnhHà Nam.- Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.- Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871,ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình => Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyếnđược gọi là Tam Nguyên Yên Đổ21- Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời làdạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.- Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nướcthương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dânPháp.* Sự nghiệp văn học- Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượnglớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.- Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văntập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.- Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng ChữNôm với nhiều thể loại khác nhau.- Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa lànhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương.- Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình.=> Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.- Nội dung: thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, giađình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chấtphác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộtấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.*Tầm ảnh hưởng của tác giả- Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảngthơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.b. Con người cá nhân trống rỗng, mất ý nghĩatrong thơ văn Nguyễn KhuyếnTrước khi lui về ở ẩn, từ khi chưa đỗ đạt cho đến thời làm quan, Nguyễn Khuyếncũng nuôi chí lập công danh như mọi nhà nho. Nhưng dần dần, cho đến khi lui vềở ẩn, ông đã thay đổi hẳn cái nhìn về con người và cuộc đời.Trước hết ông thấy con người nhà nho được vũ trang bởi các kiến thức Ngũ kinhvà quan tước đều trở nên vô nghĩa trước hoạ ngoại xâm :Sách vở ích gì cho buổi ấy,Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.[Ngày xuân dặn các con]Tất cả các ngẫu tượng thiêng liêng như ông Trời, bà Nữ Oa, ông sư đều trở nêntầm thường, không còn hào quang bí ẩn. Ông quan, bà quan, dưới mắt ông trởthành những con người như không có hồn :Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,Thằng bé lom khom nghé hát chèo.[Hội Tây]Quan chỉ là đồ vật để trưng bày vui mắt :22Xứ tôi xoàng xĩnh không gì khéo,Tượng gỗ cân đai tạm góp phần.[Đấu xảo ký văn]Những người chết được ông làm câu đối, làm thơ phúng viếng hoàn toàn không cócông trạng, hành trạng gì đáng để kể :− Khi ông sống, ông đẻ anh, ông đẻ chị, ông đẻ vợ tôi, nay được sáu tuần thêm támlẻ.− Giờ ông chết, ông bỏ cửa, ông bỏ nhà, ông bỏ bà lão, ai ngờ một phút hoá trămnăm.Cả Dương Khuê, cả bản thân ông, khi nhìn lại hầu như là người vô hành trạng.Ông tiến sĩ cũng vô nghĩa :Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi.[Tiến sĩ giấy – II]Danh ngôn nhà nho trở thành câu đùa : Nhà hướng Bắc, nền cao cửa rộng, chưa airét mình đã rét, chưa ai bức thì mình đã bức, mới gọi là “tiên thiên hạ chi ưu nhiưu”.Nhìn lại mình, con người mờ mịt như không còn bộ mặt :Trăm chén hình tặng ảnh,Nghìn năm ta là ai ?[Đề ảnh]Một giấc hoàng lương thôi cũng mộng,Nghìn năm bay hạc, tớ là ai ?[Bài muộn – II]ý thức về sự bất lực, sự vô nghĩa của cá nhân trong thời cuộc cũng là ý thức về cánhân. ý thức cá nhân của Nguyễn Khuyến góp phần đánh dấu sự chấm dứt vai tròcủa mô hình nhân cách truyền thống[[5]].c. Con người cá nhân Nguyễn Khuyến trongCâu cá mùa thu* Giới thiệu bài thơ- Vị trí : Bài thơ “ Mùa thu câu cá “ một trong chùm ba bài thơ thu của NguyễnKhuyến.- Đề tài: Viết về đề tài mùa thu – đề tài quen thuộc.- Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong thời gian khi Nguyễn khuyến về ở ẩn tại quê nhà.* Con người cá nhân biểu hiện ở phương diện nội dung.Mùa thu là cảm hứng vô tận cho các thi nhân. Riêng Nguyễn Khuyến đã có mộtchùm thơ thu vô cùng đặc sắc: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Nhà thơ lấy cảnh thu,tình thu mà nói lòng mình vậy. Và cùng qua thơ thu ta thấy hiện lên một phần đáng23trân trọng trong con người Nguyễn Khuyến. Trong bài thơ Thu điếu – Câu cá mùathu, Nguyễn Khuyến hiện lên với tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đối với đất nước.Thơ thu xưa chẳng khi nào vui cả. Nhắc đến thơ thu là nhắc đến những tâmtrạng u hoài, man mác. Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến cũng vậy.Thơ gợi tình người mà người buồn thì thơ vui sao được? Bài thơ ra đời khiNguyễn Khuyến đã quá bất mãn với xã hội mà lui về ở ẩn ở quê nhà. Xã hội nửathực dân, nửa phong kiến cướp đi quyền tự chủ của nước nhà, gieo rắc bao đauthương mất mát cho đất nước, con người Việt Nam. Buồn vì thảm cảnh”, bất hợptác với thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến thể hiện khí tiết học ông ngư về quê câu cá.Bài thơ Câu cá mùa thu bước ra từ một tâm sự, một nỗi niềm như thế để giãi bàyvới hồn thiêng sông núi quê hương một tấm lòng yêu nước thiết tha, day dứt.Điều dễ thấy trong Câu cá mùa thu là cảnh tuy buồn nhưng vô cùng đẹp đẽ.Điều đó thể hiện tấm lòng yêu nước ưu ái với thiên nhiên của thi nhân. Bức tranhmùa thu hiện lên trong trẻo, xinh xắn làm sao.Ao thu lạnh lẽo nước trong veoMột chiếc thuyền câu bé tẻo teoSóng biếc theo làn hơi gợn tíLá vàng trước gió khẽ đưa vèoTầng mây lơ lửng trời xanh ngắtNgõ trúc quanh co khách vắng teo.Cái se lạnh của mùa thu làm làn nước ao “lạnh lẽo” “trong veo”. Câu thơkhông chỉ nói đến cái lạnh mà còn nhắc đến cái tĩnh lặng, cái vắng vẻ, cái buồnbuồn của khí trời, của cảnh vật. Phải rồi, “ao thu lạnh lẽo” thì mọi loài cũng chỉmuốn lặn mình xuống đáy, đâu muốn tung tăng bơi lội nô đùa? Vì thế, làn nước“trong veo” – trong trẻo, tĩnh lặng, cái trong có hình có khối. Tưởng đôi mắt ThuýKiều – “làn thu thuỷ” – cũng chỉ trong đến thế.Mở đầu bài thơ là hình ảnh cái ao làng mùa thu – một hình ảnh hết sức quenthuộc ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Và từ đây, mọi cảnh vật trong bài thơ đềuxoay quanh cái ao ấy, lấy cái ao làm điểm nhìn nghệ thuật. Hơi thu man mác, lạnhlẽo, trầm buồn từ làn nước mùa thu “trong veo” đang lan toả thấm dần vào từnghơi gió.Trên nền ao thu vốn đã rất nhỏ là “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Chỉ là“một chiếc” thôi không hơn. số từ “một” khiến chiếc thuyền câu bơ vơ đơn độc.Mà “một chiếc thuyền câu” lại “bé tẻo teo” nên càng mong manh tội nghiệp.Điểm xuyết cho bức tranh thu xinh xắn là gợn “sóng biếc” là chiếc lá vàng.Tưởng rằng thêm vào sẽ bớt vắng vẻ đìu hiu nhưng ở đây, làn sóng biếc, chiếc lávàng càng gợi cái nhỏ bé mong manh của sự vật. Bởi “sóng biếc” thì “theo làn hơigợn tí”, chỉ “hơi” gợn, chăm chú lắm mới thấy, mà còn là “gợn tí” một chút cỏncon… Còn lá vàng thì “đưa vèo” như chỉ tạo ra một vệt sáng vàng rồi nhanh chóngnằm lặng im nơi nào đó.Chiếc “lá vàng” ấy là lá gì? Là lá trúc, lá tre chăng? Có thể lắm bởi bờ ao đồngbằng Bắc Bộ thường có những luỹ tre xanh toả bóng êm dịu. Càng có thể bởi ở haicâu sau nhà thơ đã viết:24Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắtNgõ trúc quanh co khách vắng teo.Không gian được mở rộng lên chiều cao, sang bề rộng. Vậy nhưng cũng không bớtvắng vẻ cô đơn. Mây trắng “lơ lửng” giữa không trung không về với trời; chẳng sàxuống thấp, lẻ loi trôi dạt trong bao la. Sắc trời “xanh ngắt” – xanh rất đậm, xanhnhư có hình khối, sắc xanh tuyệt đối ấy càng khẳng định cái đơn côi lẻ loi của sựvật.Trời xanh cao mà buồn quá. Hạ tầm nhìn xuống thấp mong chờ sự giao hoà đồngcảm nhưng nhà thơ chỉ thấy “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.Đường làng vốn đã rất nhỏ nay lại quanh co khúc khuỷu, tưởng như một dải lụa cốxoắn mình tự thu nhỏ lại. Đường vắng vẻ, vắng lắm, “vắng teo” Nếu chẳng “vắngteo”, dẫu có bóng người có lẽ củng nhỏ bé, đơn độc lắm.Một bức tranh thu xinh xắn hài hoà. Sự vật gì cùng thu mình lại để nhỏ hơn, để hoàhợp hơn với khuôn hình của sự vật khác. Đặc biệt, cách dùng vần “eo” rất tinh tế:“lạnh lẽo” “trong veo” “tẻo teo” “đưa vèo”…, ở đây có sự thống nhất giữa nộidung và hình thức: vần “eo” khiến cảnh vật càng bé nhỏ, mong manh đơn côi hơn.Bức tranh thiên nhiên xinh xắn, đẹp đẽ thể hiện một tâm hồn thi nhân tinh tế, nhạycảm. Hơn thế còn bộc lộ một con người đồng cảm với thiên nhiên, yêu thiên nhiêntha thiết.So sánh thiên nhiên trong Câu cá mùa thu với những bài thơ thu khác ta còn trântrọng hơn tấm lòng Nguyễn Khuyến. Thơ xưa tả mùa thu thường mượn lá ngôđồng, rừng phong đỏ để gợi tứ gợi tình “Một chiếc lá ngô đồng rụng/ Ai cũng biếtlà mùa thu đã về” “Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san”. Bích Khề của “thơmới” cũng vần gò thơ theo khuôn như vậy.Ô hay! Buồn vương cây ngô đồngVàng rơi, vàng rơi thu mênh mông.Ai cũng biết “lá ngô đồng” “rừng phong đó” là hình ảnh ước lệ tả mùa thu, haihình ảnh ấy tượng trưng cho mùa thu Trung Quốc. Các nhà thơ trung đại Việt Namtheo lối “tập cổ” mà vẫn ưu ái những hình ảnh ấy. Thiên nhiên trong bài thơ củaNguyễn Khuyến thì khác. Không một chút vay mượn, chỉ có cái thuần cảnh vậtquê hương. Ao làng, bụi trúc, lá vàng rơi… những hình ảnh ấy giản dị, quen thuộcvới người dân đồng bằng Bắc Bộ lắm. Đưa chúng vào thơ, Nguyễn Khuyến đã thểhiện tấm lòng yêu thiên nhiên quê nhà tha thiết, lòng tự hào về cảnh sắc quêhương. Tình yêu ấy cảm động ở việc đã phá bỏ những lề lối ước lệ bền chắc xưacũ.Chưa hết, một bài thơ Đường luật năm mươi sáu chữ không một chữ nào khôngthuần Việt. Chẳng ai tìm được một từ Hán Việt nào, nhà thơ hoàn toàn dùng ngônngữ của đất nước để vẽ nên bức tranh tuyệt mĩ về quê hương. Chẳng những vậy,nhà thơ còn vận dụng rất tài tình vần “eo” – vần thơ rất đặc biệt, nó nôm na xa lạvới thơ cổ nhưng lại đạt hiệu quả nghệ thuật rất cao. Sự tài tình trên chỉ có thể có ởmột nhà thơ yêu tiếng mẹ đẻ, trân trọng dân tộc, tự hào về đất nước mình.25

Video liên quan

Chủ Đề