Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận nội dung

1. - Đoạn văn trên nằm trong đoạn trích "Chuyện người con gái Nam Xương" của tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục"

- Tác giả: Nguyễn Dữ

- Hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”

2. Từ "nhưng" có tác dụng liên kết, nối các câu lại với nhau

3. "Nghi gia nghi thất'' nghĩa là nên cửa nên nhà, thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình

4. - Đoạn trích trên có 3 lời thoại. Đó là lời của Vũ Nương được nói trong hoàn cảnh khi nàng bị chồng nghi oan

+ Ở lời nói đầu tiên, nàng nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng chung thuỷ trong trắng của mình. Cầu xin chồng đừng nghi oan, nghĩa là nàng đã cố gắng hàn gắn, cứu vãn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.

+ Ở lời nói thứ hai trong tâm trạng “bất đắc dĩ”, Vũ Nương bày tỏ nỗi thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử tàn nhẫn, bất công, không có quyền tự bảo vệ mình, thậm chí không có quyền được bảo vệ bởi những lời biện bạch, thanh minh của hàng xóm láng giềng. 

+ Lời than của nàng trước trời cao sông thẳm là lời nguyện xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất cũng như đức hạnh của nàng. - Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, hiền thục , một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Nàng là người phụ nữ hoàn hảo, lý tưởng của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụ nữ. Người như nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết oan uổng, đau đớn.

Chúc em học tốt!

I. Mở bài

+ Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thương tâm về cái chết oan khuất của nhân vật Vũ Nương, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ, đồng thời ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong xã hội phong kiến.

II. Thân bài

1. Phân tích nhân vật Vũ Nương

* Những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Vũ Nương

– Vũ Nương là người con gái tính tình đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp

– Vũ Nương lấy người chồng là Trương Sinh tính tình đa nghi, hay ghen nhưng chưa bao giờ nàng để vợ chồng bất hòa

– Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thủy chung với chồng, phụng dưỡng, hiếu thảo với mẹ chồng và chăm sóc con cái

→ Nàng làm trọn bổn phận người phụ nữ tam tòng tứ đức một cách hoàn hảo

* Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương

– Khi chồng trở về nghe lời đứa con nhỏ dại liền nghi oan và trách mắng Vũ Nương

– Nàng đau đớn, thất vọng trước sự đối xử bất công và tàn nhẫn của chồng

– Vũ Nương lựa chọn cái chết để rửa nỗi nhục → đây là hành động quyết liệt nhất chất chứa nỗi tuyệt vọng cay đắng, sự bất lực của thân phận

– Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn khôn nguôi nhớ về cuộc sống trần thế

– Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương:

+ Trực tiếp: lời nói ngây thơ của bé Đản

+ Gián tiếp: người chồng tính tình đa nghi, hay ghen đã cư xử hồ đồ, phũ phàng

+ Do ngay từ đầu cuộc hôn nhân không có sự bình đẳng

+ Do chiến tranh và lễ giáo phong kiến hà khắc

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

* Giá trị nội dung

– Giá trị hiện thực: phê phán tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp lên số phận người phụ nữ, người phụ nữ chịu nhiều oan khuất, bế tắc nhưng không tự bảo vệ được mình

– Giá trị nhân đạo: ca ngợi phẩm chất tốt đẹp và thương cảm cho người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương

* Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo đặc biệt chi tiết chiếc bóng, nhằm hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách cho nhân vật Vũ Nương nhưng cũng thể hiện rõ nét bi kịch số phận nhân vật

– Nghệ thuật dựng truyện: tình huống truyện éo le, dẫn tới nhiều bất ngờ thú vị, tăng tính bi kịch của truyện

– Xây dựng thành công nhân vật qua lời nói và hành động, kết hợp với các hình ảnh ước lệ tượng trưng.

III. Kết bài

 Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm xuất sắc góp phần vào tiếng nói chung đòi sự bình đẳng cho người phụ nữ.

– Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương, thể hiện niềm xót thương thân phận người phụ nữ xưa và thông qua đó ca ngợi phẩm chất son sắc, thủy chung của họ.

Về đến nhà chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám bày tỏ để cởi mối nghi nghờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Đoạn trích là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung của đoạn trích.

_Đoạn trích là lời của Vũ Nương nói với Trương Sinh _ Trong hoàn cảnh Vũ Nương bị nghi oan là thất tiết

_Nội dung: việc làm của Trương Sinh như vậy là không đúng, dù cho có chuyện gì xảy ra đi nữa thì cũng đừng nên nóng giận, mà hãy từ từ ngồi xuống rồi giải quyết. Chúng ta phải biết kiềm chế cảm xúc mỗi khi nóng giận

Đoạn trích là lời của Vũ nương trong hoàn cảnh trong suy nghĩ oan Vũ nương không thủy chung nội dung là lời giải thích của Vũ

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • ĐỀ 2 :

     Phần I: Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    [1] Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt... Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ...

    [2] Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đời không phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt.

    [Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92]

    Câu 1: [ 0,5 điểm] Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

    Câu 2: [ 0,5 điểm] Nội dung chính của đoạn trích ?

    Câu 3: [ 1,0 điểm]  Nêu hiệu quả diễn đạt của một phép tu từ đặc sắc trong câu văn sau: Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...

    Câu 4: [ 1,0 điểm]  Thông điệp em tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?Lí do em chọn thông điệp đó ?

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của phần trích trên.Câu 2. Tìm 1 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích và cho biết tại sao đó là lời dẫn trực tiếp

Câu 3. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì?

  • Cho đoạn trích:

    “Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng, năm Ki Dậu [1789] vua Quang Trung tới làng Hạ Hôid , huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vậy kin làng ấy rồi loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ra để hưởng ứng nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khi giới đều bị quân Nam lấy hết. Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm lại làm thành một bức, bền ngoài lấy rơm cấp nước phủ kín, tất cả hai mươi bức. Đoan kém hàng linh khỏe mạnh, cứ mười người khểnh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cần binh khí theo sau, dàn thành chữ “nhất", vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trung người nào cả. Nhân có gió Bắc quân Thanh bèn dùng ống phun khói la ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam nổi loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình".                                     

                                                                                                                                    [Ngữ văn 9, Tập 1]

    Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả?

     Câu 2: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

     Câu 3: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

     Câu 4: Tại sao gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử. 

    Câu 5: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích trên.

  • Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    “Những lúc rảnh rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc…Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm, thêm mượt.Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu…Cho đến bây giờ , thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh…” 

                           [Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng] 

    Câu 1:  Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên? 

    Câu 2: Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện. 

    Câu 3: Nêu nội dung ý nghĩa chính của đoạn văn trên? 

    Câu 4: “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”. Tưởng tượng là người chứng kiến cảnh đó, em hãy viết một vài câu để diễn tả “ cái nhìn ấy”. 

    Câu 5: Viết một văn bản ngắn bàn luận về một vấn đề mà em rút ra từ đoạn trích trê

  • “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kỳ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú ! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

                                         [ Chuyện người con gái Nam Xương -Nguyễn Dữ]

    a.    Lời thoại trong đoạn trích trên là lời nói của ai với ai ? Nói trong hoàn cảnh nào ? Từ lời nói đó em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?

    b.    Giải nghĩa từ phong hầu, áo gấm 

    c.     Dựa vào văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu để làm sáng tỏ chủ đề sau: “Vũ Nương là một người vợ rất mực thủy chung, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình” trong đoạn có sử dụng một câu ghép và phép thế để liên kết- chỉ rõ.

    d.    Từ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, từ thực tế cuộc sống, theo em, trong cuộc sống hiện tại, người phụ nữ đẹp cần có những yếu tố nào?

  • Video liên quan

    Chủ Đề