Ví dụ về cấu thành tội phạm giết người

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về cấu thành tội phạm
  • 2. Khái niệm cấu thành tội phạm
  • 3. Khái niệm về tội phạm
  • 4. Phân loại tội phạm
  • 5.Không tố giác tội phạm

1. Quy định chung về cấu thành tội phạm

Luật hình sự quy định tội phạm bằng cách mô tả tội phạm được quy định. Những dấu hiệu được dùng để mô tả tội phạm phải vừa phản ánh được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm cụ thể và vừa đủ cho phép phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác. Đó là những dấu hiệu cần và đủ, đặc trưng cho tội phạm cụ thể. Sự mô tả một tội phạm như vậy trong luật chính là cấu thành tội phạm của tội đó. Cấu thành tội phạm - được gọi cho chính xác hơn là cấu thành tội phạm cơ bản. Đối với mỗi tội đòi hỏi phải có một cấu thành tội phạm cơ bản và về nguyên tắc chỉ có thể có một cấu thành tội phạm cơ bản.

Để có sự phân hóa trọng việc xử lý các trường hợp phạm tội khác nhau của cùng một tội danh, luật hình sự còn xây dựng ở những tội phạm nhất định các cấu thành tội phạm giảm nhẹ, các cấu thành tội phạm tăng nặng. Như vậy, khi nói cấu thành tội phạm có thể hiểu là cấu thành tội phạm cơ bẵn nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa chung bao gồm cả cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm giảm nhẹ và cấu thành tội phạm tăng nặng. Khi đó, cấu thành tội phạm được hiếu là sự mô tả tội phạm trong luật.

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của các cấu thành tội phạm nêu trên, khoa học luật hình sự phân các cấu thành tội phạm thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức. Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm trong đó có dấu hiệu mô tả hậu quả của hành vi phạm tội. Những tội phạm được xây dựng có cấu thành tội phạm là cấu thành tội phạm vật chất là những tội phạm mà riêng dấu hiệu hành vi chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm đó mà đòi hỏi phải có cả dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: cấu thành tội phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ [khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999] là cấu thành tội phạm vật chất. Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm trong đó không có dấu hiệu mô tả hậu quả của hành vi phạm tội. Các tội phạm được quy định có cấu thành tội phạm là cấu thành tội phạm hình thức là những tội phạm mà riêng dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính chất nguy hiểm của tội phạm đó hoặc dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội khó xác định.

Ví dụ: Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm được quy định tại khoản 4 Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 là cấu thành tội phạm hình thức. Một dạng đặc biệt của cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm cắt xén. Đó là cấu thành tội phạm hình thức mà trong đó dấu hiệu hành vi được hiểu bao gồm tất cả các hành vì được tiến hành nhằm thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm đó. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ có 1 cấu thành tội phạm thuộc loại này. Đó là cấu thành tội phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Trong cấu thành tội phạm của tội này, hành vi được mô tả là hành vi thành lập và hành vi tham gia tổ chức lật đổ chính quyền nhân dân. Dấu hiệu hành vi của tội này được hiểu không chỉ là hai hành vi đó mà cả các hành vi khác được tiến hành nhằm thực hiện hai hành vi này.

2. Khái niệm cấu thành tội phạm

Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của tội phạm nhất định như tội giết người, tội cưởp tài sản đều có những nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố. Ví dụ. Cũng là tội giết người nhưng những nội dung biểu hiện cụ thể của bốn yếu tố của tội phạm ttong từng trường hợp giết người đều có những nét riêng biệt, không trường hợp nạo giống hoàn toàn trường hợp nào.

Tuy khác nhau như vậy nhưng tất cả các trường hợp phạm tội của tội phạm nhất định đều có những nội dung biểu hiện giống nhau ở cả bốn yếu tố. Những biểu hiện giống nhau đó được coi là những dấu hiệu chung có tính đặc trưng của tội phạm nhất định. Khi quy định tội phạm trong luật, nhà làm luật phải sử dụng các dấu hiệu này để mô tả tội phạm. Trong khoa học luật hình sự, sự mô tả này được gọi là CTTP.

Như vậy, Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.

Với nội dung này, CTTP được coi là khái niệm pháp lí, là sự mô tả tội phạm cụ thể trong luật hình sự. Quan hệ giữa tội phạm với CTTP là quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm. Tội phạm là hiện tượng xã hội cụ thể, tồn tại khách quan còn CTTP là khái niệm pháp lí của hiện tượng đó.

Các dấu hiệu được mô tả trong CTTP là những dấu hiệu phản ánh nội dung các yếu tố của tội phạm. Nhưng không phải tất cả các dấu hiệu của bốn yếu tố đều được đưa vào CTTP. Có những dấu hiệu phải có trong tất cả các CTTP; có những dấu hiệu có thể có trong CTTP của tội phạm này nhưng lại không có trong CTTP của những tội phạm khác. Những dấu hiệu phải có trong tất cả các CTTP là:

- Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm;

- Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm;

- Dấu hiệu năng lực TNHS [trong đó có dấu hiệu độ tuổi chịu TNHS] thuộc yếu tổ chủ thể của tội phạm.

Đây là 3 dấu hiệu cần thiết tối thiểu phải được mô tả trong

CTTP để xác định tội phạm và phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Các dấu hiệu này phù hợp với đòi hỏi của Điều 8 BLHS - Điều luật định nghĩa tội phạm: Tội phạm là hành vi [nguy hiểm cho xã hội] do người có năng lực TNHS thực hiện co ý hoặc vô ý...

Ngoài những dấu hiệu kể trên, những dấu hiệu khác của bốn yểu tố của tội phạm đều là những dấu hiệu không đòi hỏi phải có trong mọi CTTP như dấu hiệu hậu quả của tội phạm, dấu hiệu địa điểm phạm tội, dấu hiệu mục đích phạm tội, dấu hiệu động cơ phạm tội... Những dấu hiệu này chỉ được mô tả trong CTTP của tội nhất định khi có tính đặc trưng, cần thiết cho việc phân biệt với tội phạm khác hoặc phân biệt với trường hợp không phải là tội phạm. Ví dụ: Dấu hiệu “qua biên giới” là dấu hiệu địa điểm phạm tội có tính đặc trưng của tội buôn lậu [Điều 188 BLHS] và là dấu hiệu cần thiết phân biệt với trường hợp không phải là tội phạm này; dấu hiệu “tự sát” là dấu hiệu hậu quả phạm tội có tính đặc trưng của tội bức tử [Điều 130 BLHS] và là dấu hiệu cần thiết phân biệt với trường hợp không phải là tội phạm này V.V..

Cần phân biệt CTTP với phần quy định trong điều luật Phần các tội phạm của BLHS. Phần quy định ttong điều luật của Phần các tội phạm của BLHS chỉ là nội dung chủ yếu của CTTP. CTTP bao gồm phần quy định này và những nội dung có tính chất chung cho các tội đã được quy định ttong Phần chung của BLHS [quy định về tuổi chịu TNHS, về năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi, về nội dung cùa các loại lỗi].

Ngoài việc mô tả tội phạm như trình bày trên, luật hình sự có thể đặt tên cho từng tội phạm và thường được gọi là tội danh. Các BLHS Việt Nam đều mô tả tội phạm và đặt tên cho từng tội phạm. Trong khi đó có quốc gia khác chỉ mô tả tội phạm mà không đặt tội danh như Trung Quốc.

Như vậy, mỗi tội phạm có CTTP và tội danh là hai hình thức phản ánh, hai kĩ thuật quy định tội phạm trong luật hình sự. Việc đặt tội danh cũng như việc mô tả tội phạm đòi hỏi phải tuân theo nguyên tắc cũng như đáp ứng những yêu cầu nhất định.

3. Khái niệm về tội phạm

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

4. Phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù.

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

5.Không tố giác tội phạm

Căn cứ vào Điều 19 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định:

Điều 19. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.”

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến các quy định của luật hình sự về cấu thành tội phạm, tội phạm, hình phạt - Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh KHuê

Video liên quan

Chủ Đề